Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25

Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25: Sinh sản ở thực vật

Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25: Sinh sản ở thực vật được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải SGK Sinh 11 Kết nối tri thức nhé.

Mở đầu

Các loài thực vật có những chiến lược sinh sản như thế nào để đảm bảo cho chúng thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau?

Bài làm

Các loài thực vật có những hình thức sinh sản như:

Sinh sản vô tính tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.

Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng di truyền, đời con có những đặc điểm thích nghi với môi trường tốt hơn đời bố mẹ. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường thường xuyên biến đổi.

I. Sinh sản vô tính

Câu hỏi 1: Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Đặc điểm này có lợi thế trong điều kiện môi trường như thế nào?

Bài làm

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như: củ, thân, rễ, lá, ... Vì vậy, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ.

Hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này có lợi thế trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.

Câu hỏi 2: So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác.

Bài làm

Ưu điểmNhược điểm
Giâm cànhTạo được số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn.Với các cành giâm lấy từ cây mẹ lâu năm, cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi.
Chiết cànhCho tỉ lệ sống của cây con cao (có thể lên tới 100%), cây thấp, tán lá gọn, sinh trưởng nhanh và khoẻ nên thuận tiện cho quá trình chăm sócHệ số nhân giống không cao, thường chỉ ứng dụng ở quy mô sản xuất nhỏ, tuổi thọ của cây giống thấp.
Ghép
  • Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.
  • Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.
  • Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.
  • Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.
  • Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.
  • Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.
  • Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
  • Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây, ....

Nhân giống in vitro

Nhân nhanh và tạo ra số lượng lớn các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh, ...Các cây con được tạo ra đề đồng nhất về mặt di truyền (không có tính đa dạng) nên khi gặp một điều kiện bất lợi như bệnh do virus, sâu hại … thì tất cả các cây con có thể không chống chọi được và chết hết.

Câu hỏi 3: Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống nào? Tại sao?

Bài làm

Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống in vitro. Bởi vì phương pháp này được thực hiện dựa trên công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật, có hệ số nhân giống cao, có thể tiến hành quanh năm, có thể tiến hành quanh năm, cây giống tạo ra sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài.

II. Sinh sản hữu tính

Câu hỏi 1 trang 162: Hoa được cấu tạo từ những bộ phận nào và vai trò của mỗi bộ phận đó là gì?

Bài làm

Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ và bộ phận hữu thụ, hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.

Bộ phận bất thụ:

  • Lá đài: thường có màu lục, bao bọc và bảo vệ chồi hoa trước khi hoa nở
  • Cánh hoa thường có màu sắc sặc sỡ, thu hút côn trùng tham gia vào quá trình thụ phấn

Bộ phận hữu thụ:

Nhị hoa gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt phấn.

Nhuỵ cấu trúc gồm ba phần: núm nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ. Bầu nhuỵ chứa một hay nhiều noãn thuộc vào loài, noãn qua quá trình biến đổi hình thành túi phôi chứa tế bào trứng.

Câu hỏi 2 trang 162: Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhuỵ đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.

Bài làm

Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhuỵ là sai. Hoa có thể là hoa đơn tính (hoa đực chỉ có nhị hoa và hoa cái chỉ có nhuỵ) như hoa bí ngô, dưa chuột, mướp, ...

Câu hỏi 1 trang 164: Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra như thế nào (tham khảo Hình 25.10)? Tại sao gọi quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?

Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25

Bài làm

Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thái nên hợp tử. Trong quá trình thụ tinh, sau khi ống phấn sinh trưởng kéo dài theo vòi nhuỵ chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, sẽ giải phóng hai tinh tử (giao tử đực), một tinh tử kết hợp với trứng (giao tử cái) tạo nên hợp tử (2n), một tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào lớn chứa hai nhân ở trung tâm túi phôi (nhân cực) hình thành nên nhân tam bội (3n).

Gọi quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép bởi vì cả hai giao tử đều tham gia vào thụ tinh, hình thức này chỉ gặp ở thực vật hạt kín.

Câu hỏi 2 trang 164: Ở hình bên, chiều di chuyển của hạt phấn đến nhuỵ hoa được thể hiện bằng mũi tên, cho biết số (1) và số (2) tương ứng với kiểu thụ phấn nào ở thực vật?

Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25

Bài làm

Số (1) là kiểu thụ phấn chéo

Số (2) là kiểu tự thụ phấn

Câu hỏi 1 trang 165: Nội nhũ của hạt ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào? Nội nhũ có vai trò gì?

Bài làm

Cây một lá mầm có hạt có nội nhũ, cây hai lá mầm có hạt không có nội nhũ.

Nội nhũ giúp nuôi phôi và cây mầm đến khi cây non có thể tự dưỡng.

Câu hỏi 2 trang 165: Quả được hình thành như thế nào? Đặc điểm nào giúp quả thực hiện được vai trò bảo vệ và phát tán hạt.

Bài làm

Sau thụ tinh, noãn chứa hợp tử (2n) và nhân tam bội (3n) sẽ phát triển thành hạt. Hạt xuất hiện làm tăng lượng hormone (auxin, cytokinin, gibberellin) khuếch tánb vào bầu nhuỵ, thúc đẩy các tế bào tại đây phân chia và gia tăng kích thước dẫn đến hình thành quả.

Vỏ noãn cứng lại và mất nước tạo nên vỏ hạt bảo vệ hạt. Khi quả phát triển đầy đủ và đạt kích thước đặc trưng, quả bước vào giai đoạn già và chín, có mùi thơm, có vị ngọt thu hút động vật, phát tán hạt nhờ động vật, ...

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.

Bài làm

Giống nhau: Đều tạo ra các cá thể mới từ cá thể ban đầu

Khác nhau:

Sinh sản vô tínhSinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của các cá thế khácSinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cáo tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới
Cơ sở tế bào họcNguyên phânNguyên phân, giảm phân, thụ phấn
Ý nghĩaTạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn địnhTạo ra các cá thể thích nghi tốt với điều kiện sống thay đổi

Câu hỏi 2: Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tế, em hãy kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây và rút ra nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên.

Thực vậtCây chuốiCây riềngCỏ gấuSen đáTrầu không
Cơ quan, bộ phận tạo cây con?????

Bài làm

Thực vậtCây chuốiCây riềngCỏ gấuSen đáTrầu không
Cơ quan, bộ phận tạo cây conCủRễ củRễ củ

Thân

Câu hỏi 3: Vườn nhà bác Minh có một cây bưởi cho quả rất ngon, bác muốn nhân giống để trồng thêm vài cây nữa ở góc vườn, em hãy gợi ý cho bác Minh phương pháp nhân giống phù hợp và thuyết phục bác thực hiện theo lời khuyên của em.

Bài làm

Phương pháp nhân giống phù hợp cho cây bưởi là phương pháp chiết cành: hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ. Dưới tác dụng của auxin, các tế bào tại vết cắt sẽ phân hoá thành mô sẹo, mô sẹo này phân hoá để hình thành rễ bất định. Khi hệ rễ phát triển đầy đủ, cành chiết được tách khỏi cây mẹ và mang đi trồng. Đây là phương pháp phù hợp với cây ăn quả thân gỗ.

--------------------------------------

Bài tiếp theo: Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 26

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 25: Sinh sản ở thực vật. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Sinh học 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 105
Sắp xếp theo

    Sinh học 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm