Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 21
Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Hoạt động mở đầu
- I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật
- II. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
- III. Các hình thức phát triển ở động vật
- IV. Sinh trưởng và phát triển ở người
- V. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- VI. Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh 11 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Hoạt động mở đầu
Câu hỏi: Trải qua các giai đoạn trong vòng đời, những con kiến có nhiều đặc điểm khác nhau, đặc biệt là từ giai đoạn ấu trùng tới kiến trưởng thành. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
Bài làm
Vì quá trình sinh trưởng và phát triển ở mỗi giai đoạn khác nhau thì khác nhau
I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật
Câu hỏi 1: Hãy liệt kê các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài làm
- Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đềum có giai đoạn diễn ra nhanh, có giai đoạn diễn ra chậm
- Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau
- Sinh trưởng đạt mức tối đa khi cơ thể trưởng thành tùy thuộc vào giống, loài động vật. Các loài khác nhau có tốc độ và giới hạn sinh trưởng khác nhau
- Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau
II. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 21.2 và cho biết quá trình phát triển ở gà được chia thành những giai đoạn nào?
Bài làm
Gà mẹ đẻ ra trứng - Giai đoạn phôi - Phát triển hợp tử, hậu phôi - gà con - gà trưởng thành
III. Các hình thức phát triển ở động vật
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 21.3 và cho biết hình thái của vịt con mới nở có những điểm gì giống với vịt trưởng thành.
Bài làm
Vịt con mới nở có hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự như ở con trưởng thành
Câu hỏi 4: Sự khác biệt giữa nòng nọc và ếch có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của ếch?
Bài làm
Sự khác biệt giữa nòng nọc và ếch mang tính thích nghi để duy trì tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống
- Nòng nọc sống trong nước không có chi, có mang để hô hấp và đuôi để bơi
- Ếch sống trên cạn hô hấp bằng phổi và da, có bốn chi để di chuyển
Câu hỏi 5: Quan sát Hình 21.5, nhận xét sự khác biệt về hình thái của con non qua mỗi lần lột xác kế tiếp nhau
Bài làm
- Ấu trùng trông giống những con châu chấu trưởng thành, nhưng chúng không có cánh và thiếu các cơ quan sinh sản.
- Châu chấu trưởng thành linh hoạt hơn ấu trùng. Ở giai đoạn cuối cùng này, các cơ quan sinh sản được phát triển đầy đủ vì vậy con cái có thể đẻ trứng và con đực có thể thụ tinh.
IV. Sinh trưởng và phát triển ở người
Câu hỏi 6: Quan sát các Hình 21.6, 21.7 và mô tả các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành
Bài làm
- Sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia và di chuyển vào tử cung, chuyển thành túi phôi
- Qua các giai đoạn phân hóa, hình thành và phát triển thành cơ quan
- Phôi 2 tháng tuổi đã có hầu hết cấu trúc cơ bản của cơ thể sẽ di chuyển qua giai đoạn tăng trưởng các cơ quan và hoàn thiện dần cấu trúc
- Giai đoạn sau sinh gồm: Sơ sinh, thiếu nhi, thiếu niên, vị thành niên và trưởng thành
Hoạt động luyện tập
Câu hỏi: Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống như thế nào để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi?
Bài làm
Phụ nữ mang thai được khuyên nên uống viên sắt hàng ngày, liều 27 mg. Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc đỏ, thịt gà, vịt, cá, đậu đỗ phơi khô, ngũ cốc được tăng cường sắt, nước quả mận. Để hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn, hãy kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua.
Câu hỏi 7: Vì sao chúng ta cần tìm hiểu kiến thức về giáo dục giới tính?
Bài làm
Giáo dục giới tính mang lại cho những người trẻ tuổi kiến thức và kỹ năng cần thiết để có sức khỏe tình dục tốt. Việc hiểu rõ những kiến thức này giúp họ có những mối quan hệ lành mạnh, đưa ra quyết định sáng suốt về tình dục và yêu bản thân hơn.
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Câu hỏi 8: Nêu vai trò của một số loại hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài làm
- Hormone sinh trưởng: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích phát triển xương.
- Hormone thyroxine: kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Hormone estrogen(ở nữ) và testosterone (ở nam): kích thích phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì, testosterone làm tăng tổng hợp prôtêin giúp phát triển cơ bắp.
Câu hỏi 9: Các nhân tố bên trong có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
Bài làm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:
- Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
- Giới tính: ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.
- Hoocmôn sinh trưởng phát triển.
Câu hỏi 10: Nếu lượng hormone được cơ thể tiết ra quá nhiều hoặc quá ít thì sẽ gây hậu quả như thế nào cho động vật?
Bài làm
- Nếu thiếu hormone GH, con non ngừng lớn, ở trẻ em thì gây ra bệnh lùn tuyến yên.
- Nếu tăng tiết GH sẽ gây ra bệnh to đầu xương chi
- Sự phát triển qua biến thái ở sâu bọ thường được điều hòa bởi hai loại hormone là ecdysone và juvenile
- Sản sinh thytoxine bị rối loạn dẫn đến các bệnh như nhược giáp, còn nếu quá nhiều thytoxine gây ra bệnh cường giáp
Câu hỏi 11: Quan sát Hình 21.8, hãy cho biết vai trò của các hormone trong sự phát triển của sâu bướm
Bài làm
- Tác dụng sinh lí của ecdysone: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Tác dụng sinh lí của juvenile: phối hợp với ecdysone gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm.
Câu hỏi 12: Quan sát Hình 21.9, kể tên và nêu vai trò của các phân tử sinh học có nhiều trong các loại thức ăn được khuyến cáo mức tiêu thụ thực phẩm trung bình cho một người trong một ngày
Bài làm
- Protein là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ cơ thể. Protein tham gia xây dựng các cấu trúc của cơ thể, không chỉ riêng cơ bắp. Khoảng 16% trọng lượng cơ thể của một người bình thường chính là protein. Protein là chất dinh dưỡng đóng vai trò trong việc tăng trưởng và duy trì sức khỏe, vóc dáng của cơ thể.
- Carbohydrate là một trong các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp cung cấp năng lượng, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và não bộ, đồng thời bảo vệ chống lại bệnh tật.
- Chất béo hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể như hấp thụ vitamin, khoáng chất, đông máu, xây dựng tế bào và vận động cơ bắp.
- Vitamin là một trong các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể quan trọng, giúp phòng ngừa bệnh và duy trì sức khỏe. Các vi chất dinh dưỡng này hỗ trợ các chức năng hoạt động của cơ thể. Có 13 loại vitamin thiết yếu, như vitamin A, C, B, D… Mỗi vitamin đóng một vai trò không thể thay thế.
- Khoáng chất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể như giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và duy trì lượng nước. Một số khoáng chất phổ biến nhất là canxi, sắt và kẽm. Ngoài làm chắc xương, canxi giúp truyền tín hiệu thần kinh, duy trì huyết áp khỏe mạnh và điều chỉnh co giãn cơ. Sắt hỗ trợ tạo các tế bào hồng cầu và tạo ra hormone. Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương.
VI. Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật
Câu hỏi 13: Phương pháp lai giống kết hợp thụ tinh nhân tạo và công nghệ tế bào có ưu điểm và hạn chế gì trong cải tạo giống vật nuôi?
Bài làm
Ưu điểm: Tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao trong thời gian ngắn
Hạn chế: Chi phí cao, tốn kém
Hoạt động luyện tập
Câu hỏi: Liệt kê những biện pháp có thể thực hiện được để cải tạo chuồng trại tương ứng với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một loài vật nuôi ở gia đình em
Bài làm
Ví dụ: Nuôi gà
- Nhiệt độ chuồng:
+ Tuần 1: Nhiệt độ thích hợp cho gà từ 33-35oC.
+ Tuần 2: Nhiệt độ trong chuồng nuôi gà duy trì ở mức 31-33oC.
+ Từ tuần 3-8: Mỗi tuần giảm 2-3oC (tùy thuộc thời tiết bên ngoài) sao cho đến tuần 8 nhiệt độ chuồng nuôi rơi vào khoảng 15-20oC là tốt nhất.
- Ánh sáng: Gà hậu bị sau 14 ngày không được chiếu sáng quá 10h/ngày. Còn gà để, thời gian chiếu sáng phù hợp nhất là 16h/ngày. Ánh sáng phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi với các đèn chiếu cùng loại công suất nhằm tránh gà con thường tụm lại ở những vị trí có ánh sáng mạnh.
- Mật độ chuồng:
+ Nuôi chăn thả (thông khí tự nhiên): 3-4 con/m2
+ Nuôi trên lớp độn chuồng: 3-4 con/m2 ( thông khí nhân tạo)
+ Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí tốt): 5-7 con/m2
+ Nuôi trên sàn gỗ: 5-7 con/m2
Hoạt động vận dụng:
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: "Giai đoạn sâu bướm trong vòng đời của sâu bướm phá hoại mùa màng mạnh nhất nên chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhằm giảm chi phí sản xuất". Em có đồng ý với ý kiến này hay không? Giải thích?
Bài làm
Em không đồng ý với ý kiến này. Vì:
- Bướm không phá hoại mùa màng nhưng lại sinh ra sâu non
- Sâu non có tốc độ phá hoại ghê gớm vì chúng cần tích lũy năng lượng cho giai đoạn sau
- Mỗi con bướm có thể sinh ra rất nhiều sâu non
- Tiêu diệt bướm để giảm số lượng sâu nở ở thời gian tiếp theo
-----------------------------------------
Bài tiếp theo: Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 22
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Sinh học 11 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo.