Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 27

Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 27: Sinh sản ở động vật được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu

Sinh sản ở động vật khác với sinh sản ở thực vật như thế nào?

Bài làm

Động vật có nhiều hình thức sinh sản hơn thực vật.

I. Sinh sản vô tính ở động vật

Câu hỏi 1: Phân biệt hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh

Bài làm

Phân đôi: dựa trên phân chia đơn giản chất tế bào và nhân (tạo ra các eo thắt để chia đều nhân và chất tế bào).

Trinh sinh: dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Nảy chồi: dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con lách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

Phân mảnh: dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.

Câu hỏi 2: Tại sao trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền?

Bài làm

Trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền bởi vì các cá thể con được tạo ra từ một phần của cơ thể mẹ:

  • Phân đôi: Cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau
  • Nảy chồi: Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới
  • Phân mảnh: Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ
  • Trinh sinh: con được phát triển từ trứng không được thụ tinh

II. Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu hỏi 1: Trình bày quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Bài làm

Quá trình sinh tinh: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo ra hai tinh nguyên bào, tinh bào bậc 1 từ tuổi dậy thì bắt đầu giảm phân tạo ra tinh bào bậc hai, tinh bào bậc 2 thực hiện giảm phân 2 tạo ra 4 tinh tử (tinh trùng)

Quá trình sinh trứng: tế bào mầm sinh dục nguyên phân tạo ra noãn nguyên bào, đến tuổi dậy thì, noãn bào bậc 1 giảm phân tạo thành 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực. Sau đó chúng tiếp tục quá trình giảm phân 2, 1 thể cực giảm phân thành 2 thể cực, noãn bào bậc 2 giảm phân thành 1 thể cực và 1 trứng.

Câu hỏi 2: Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

Bài làm

Khi tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất của tế bào trứng thì gây ra phản ứng vỏ, ngăn không cho các tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng. Vì vậy, chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một tế bào trứng để tạo thành hợp tử

  • Tinh trùng đi qua lớp tế bào
  • Đầu tinh trùng giải phóng enzyme giúp tinh trùng đi qua màng sáng
  • Tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất, màng tinh trùng hoà nhập với màng trứng
  • Nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng và kết hợp với nhân của tế bào trứng

Câu hỏi 3: Cho biết ưu điểm và nhược điểm của mang thai và sinh con ở Thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.

Bài làm

Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác: Phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.

Câu hỏi 1: So sánh vai trò của các hormone trong điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng.

Bài làm

Điểm giống:

  • Đều do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra đi theo đường máu đến cơ quan sinh sản;
  • Cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng đều được kiểm soát nhờ liên hệ ngược
  • Vùng dưới đồi đều tiết ra GnRH kích tích tuyến yên tiết ra FSH và LH

Điểm khác:

  • Ở quá trình sinh tinh, FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng LH kích thích tế bào kẽ tiết ra hormone testosterone
  • Ở quá trình sinh trứng, FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra estrogen, LH làm nang trứng chín và trứng rụng, hình thành thể vàng, thể vàng tiết ra progesterone và estrogen

Câu hỏi 2: Liên hệ ngược có vai trò như thế nào trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng?

Bài làm

  • Ở quá trình sinh tinh: nồng độ testosterone trong máu tăng lên sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm GnRH, FSH và LH
  • Ở quá trình sinh trứng: nồng độ progesterone và estrogen trong máu tăng lên sẽ gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm GnRH, FSH và LH

III. Ứng dụng

Câu hỏi 1: Những biện pháp nào có thể điều khiển số con, điều khiển giới tính ở động vật? Thay đổi số con và thay đổi giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

Bài làm

Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật:

  • Thụ tinh nhân tạo
  • Thay đổi yếu tố môi trường
  • Nuôi cấy phôi

Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

  • Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại NST giới tính. Tùy theo mục đích và nhu cầu cần con đực hay con cái để chọn ra loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng
  • Nuôi cá rô phu bột bằng 17 - methyltestosterone phối hợp vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực
  • Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế do tằm đực cho nhiều tơ hơn so với tằm cái

Trong chăn nuôi, khi áp dụng được các biện pháp điều khiển số lượng con và giới tính sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, chủ động hơn để tăng năng suất chăn nuôi.

Câu hỏi 2: Thụ tinh trong ống nghiệm giải quyết vấn đề gì trong sinh sản ở người và động vật?

Bài làm

Thụ tinh trong ống nghiệm giải quyết vấn đề hiếm muộn trong sinh sản ở người và động vật?

Câu hỏi 1: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

Bài làm

Với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta hiện nay, mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con. Đông con gây ra nhiều bất lợi cho các cặp vợ chồng như tăng chi phí ăn mặc, học tập, nhà ở, thuốc chữa bệnh; tốn nhiều sức lực và thời gian cho chăm sóc, dạy dỗ con, giảm thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe của người mẹ, ... Thống kê cho thấy phụ nữ đẻ nhiều con thường có cơ tử cung chùng nhão, dễ bị sa tử cung, dễ mắc bệnh phụ khoa, tỉ lệ tử vong ở mẹ tăng theo tuổi và số lần đẻ.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế, ... về tên và cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai, sau đó kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Tên biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng

1. Tính vòng kinh

................................

?

Bài làm

Tên biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng

1. Tính vòng kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường nằm trong khoảng 28 - 32 ngày, tương đương thời gian 1 tháng. Ngày 14 - 15 sau ngày đầu tiên xuống máu là ngày rụng trứng. Theo chu kỳ kinh nguyệt, có 3 khoảng thời gian chia ra để tính xác suất của việc thụ thai: thời điểm xác suất tương đối (lúc hành kinh), thời điểm có xác suất mang thai cao nhất (khoảng ngày 10 - 20 của chu kỳ kinh nguyệt), và thời điểm tránh thai cao nhất ( khoảng 10 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt).

2. Đặt vòng tránh thai

Loại vòng này cũng có hình chữ T nhưng thay vì chứa đồng, chúng sẽ chứa hormone nội tiết, thường dùng loại Mirena và Liletta.

Lượng hormone nội tiết sẽ được giải phòng từ từ trong tử cung nhằm ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm chất nhầy ở tử cung dày, đặc quánh tạo nên rào cản ngăn sự xâm nhập của tinh trùng; đồng thời làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi ngăn cản quá trình thụ thai.

3. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai kết hợp hoạt động theo 2 cách. Đầu tiên, nó ngăn không để xảy ra hiện tượng rụng trứng, nghĩa là khiến buồng trứng không còn giải phóng trứng hàng tháng. Bên cạnh đó, nó cũng làm dày thêm chất nhầy ở cổ tử cung - chất này có tác dụng giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng đến tử cung và thụ tinh với trứng. Việc làm dày chất nhầy sẽ ngăn cản tinh trùng vào tử cung.

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin làm dày nhất nhầy tử cung để tinh trùng không thể gặp trứng; làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để dù trứng có được thụ tinh thì cũng ít có khả năng làm tổ trong tử cung.Loại thuốc này chỉ có hiệu lực khi bạn uống đều đặn mỗi ngày vào cùng một khung giờ, nếu uống muộn hơn 3 giờ thì phải dùng thêm biện pháp ngừa thai khác.

4. Thắt ống dẫn trứng

Thắt ống dẫn trứng là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn ở phụ nữ hay còn được gọi là triệt sản nữ. Mục đích của quá trình này là ngăn trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung qua ống dẫn trứng hoặc ngăn không cho tinh trùng di chuyển lên ống trứng để thụ tinh. Phương pháp này không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

5. Thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh chỉ là một phương pháp nhằm ngăn chặn sự di chuyển của tinh trùng khiến cho tinh trùng không có trong tinh dịch khi nam giới xuất tinh. Tinh trùng sẽ tồn tại ở mào tinh, ống sinh tinh. Sau một thời gian, tinh trùng sẽ tự “chết”. Vì thế, đây là phương pháp ngừa thai cho hiệu quả lên đến 99 %

6. Sử dụng bao cao su

Bao cao su nam làm bằng nhựa latex mỏng để lồng vào dương vật cương cứng trước khi giao hợp. Khi lồng bao cao su vào dương vật sẽ còn một khoảng trống 1cm ở đầu bao. Tinh dịch sẽ được chứa trong khoảng trống đó mà không vào trong âm đạo để gây thụ thai.

Câu hỏi 3: Những biện pháp tránh thai nào vừa tránh được mang thai và sinh con ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục?

Bài làm

Tránh thai bằng bao cao su là biện pháp duy nhất vừa giúp tránh thai, vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và gần như không có tác dụng phụ. Hiệu quả tránh thai của bao cao su: Hiệu quả tránh thai của bao cao su khi sử dụng đúng cách được đánh giá là 95% (đối với nữ) đến 98% (đối với nam).

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: Cho biết sự khác nhau giữa hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Bài làm

Sinh sản vô tínhSinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của các cá thế khácSinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cáo tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới
Cơ sở tế bào họcNguyên phânNguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Đặc điểm di truyền
  • Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh
  • Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ
  • Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu
  • Không đa dạng di truyền
  • Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau
  • Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
  • Có sự đa dạng di truyền
Ý nghĩaTạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn địnhTạo ra các cá thể thích nghi tốt với điều kiện sống thay đổi
Ví dụTừ một lá của cây sen đá có thể phát triển thành một cây hoặc nhiều cây sen đá mới có đặc điểm giống hệt cây sen đá cung cấp láỞ con người, sinh sản là quá trình tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành phôi, nhờ quá trình nguyên phân phát triển thành một thai nhi

Câu hỏi 2: Vai trò của việc hình thành thể cực trong quá trình sinh trứng là gì?

Bài làm

Thể cực có tác dụng dự trữ dinh dưỡng cần thiết để nuôi trứng trog khoảng thời gian đầu.

Câu hỏi 3: Tuyến yên giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Bài làm

Ở quá trình sinh tinh: giảm hormone FSH và LH ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng và quá trình tiết ra hormone testosterone.

Ở quá trình sinh trứng: giảm hormone FSH và LH ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng, quá trình tiết estrogen, progesterone và quá trình rụng trứng.

Câu hỏi 4: Tại sao những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh?

Bài làm

Nồng độ hormone testosterone cao dẫn đến gây ức chế tiết hormone GnRH, FSH và LH ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Hormone FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng nên khi ức chế tiết hormone FSH sẽ làm ức chế quá trình sản xuất tinh trùng. Vì vậy, những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp có nguy cơ bị vô sinh.

Câu hỏi 5: Tại sao cần phải có hiểu biết về biện pháp tránh thai?

Bài làm

Sử dụng biện pháp tránh thai giúp phụ nữ tránh được việc phá thai hoặc sinh con ngoài ý muốn, đồng thời giúp giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

---------------------------------------------

Bài tiếp theo: Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 28

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 27: Sinh sản ở động vật. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Sinh học 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 73
Sắp xếp theo

    Sinh học 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm