Sinh học 11 Cánh diều bài 15

Sinh học 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Sinh 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Mở đầu

Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật:

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Hạt nảy mầm

?

?

Cây cao lên

?

?

Gà trống bắt đầu biết gáy

?

?

Cây ra hoa

?

?

Diện tích phiến lá tăng lên

?

?

Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4kg??

Bài làm

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Hạt nảy mầm

x

Cây cao lên

x

Gà trống bắt đầu biết gáy

x

Cây ra hoa

x

Diện tích phiến lá tăng lên

x

Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4kgx

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

Quan sát hình 15.1, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?

Sinh học 11 Cánh diều bài 15

Bài làm

Hạt nảy mầm --> Hình thành lá và bộ rễ --> Rễ cây lá cây phát triển to hơn, rộng hơn --> Cây ra hoa --> Hình thành củ lạc ở rễ

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển

Câu hỏi: Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.

Bài làm

Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

Ví dụ: Đối với thực vật, giai đoạn đầu có thể cao từ 1 - 10 cm, giai đoạn trưởng thành cây cao hơn, lá rộng hơn, thân to hơn, ...

III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Câu hỏi: Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.

Bài làm

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật : Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thaí mới.

Ví dụ : hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.

IV. Vòng đời và tuổi thọ

Câu hỏi 1: Quan sát hình 15.2, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b).

Sinh học 11 Cánh diều bài 15

Bài làm

Bọ rùa có thể trải qua nhiều giai đoạn: trứng nỏ thành con non, đến một độ tuổi nhất định con non sẽ tồn tại dưới dạng nhộng trong một thời gian. Khi lột xác và chui ra khỏi hang là lúc bọ rùa đã trưởng để giao phối và đẻ trứng

Đối với cây đậu, hạt nảy mầm thành cây non, cây non sinh trưởng và phát triển thành cây trưởng thành, cây trưởng thành sẽ đơm hoa và tạo quả đậu.

Câu hỏi 2: Nêu các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn

Bài làm

Có thể ứng dụng rộng rãi hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn. Trong trồng trọt, chăn nuôi, vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất

Câu hỏi 3: Nêu có yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người

Bài làm

Tuổi thọ của con người phụ thuộc rất lớn vào yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống. Những yếu tố môi trường là chế độ ăn uống, tập luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật, ...Ví dụ: việc lạm dụng rượu, bia, chất kích thích ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tật và giảm tuổi thọ con người

Luyện tập

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến tuổi thọ của con người. Cho ví dụ.

Bài làm

Hút thuốc lá: Là yếu tố nguy hại nhất làm tăng nguy cơ ung thư phổi, gây ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận, đẩy nhanh tốc độ giảm khối lượng xương và chức năng hô hấp. Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của người cao tuổi có liên quan tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ hút thuốc.

Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất.

Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn giảm chất bột, chất béo sẽ làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên, mỗi bữa trước đây ăn 3-4 bát cơm, nay chỉ nên ăn 1-2 bát. Chú ý theo dõi cân nặng hằng tháng. Cân nặng người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ, người cao tuổi cao 165cm, cân nặng không nên vượt quá 60 kg. Người cao tuổi không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính, cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già.

Không tuân thủ chế độ chăm sóc, điều trị: Sự tuân thủ điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục, không hút thuốc... Việc tuân thủ kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, đến chất lượng sống. Lúc đó, những tiến bộ của y dược học cũng không làm gì được để giảm gánh nặng của bệnh mãn tính.

Nước không sạch và môi trường vệ sinh kém: Nếu triển khai rộng khắp toàn cầu việc cung cấp đủ nước và điều kiện vệ sinh cho bệnh nhân, ta sẽ tránh được 1,8 tỷ trường hợp tử vong do tiêu chảy (giảm 17% so với hiện nay). Nếu đạt được việc cung cấp nước máy, sẽ tránh được 7,6 tỷ trường hợp tiêu chảy hằng năm.

Trầm cảm và sa sút trí tuệ: Nhìn chung trong cuộc đời của mình, có từ 15 đến 40% người cao tuổi từng có một thời kỳ trầm cảm rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ người cao tuổi mắc "hội chứng chán nản cao độ" này khá cao, ước tính khoảng 20-30%, nhưng rất ít bệnh nhân được quan tâm đầy đủ. Hơn 90% ca trầm cảm và sa sút trí tuệ không được phát hiện và ngay cả khi đã biết cũng không được điều trị đúng.

Vận dụng

Câu hỏi 1: Tìm hiểu vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương.

Bài làm

Môi trường sống: Nước ngọt.

Cá chép thuộc lớp cá xương, đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng (cá con mới nở).

Đến mùa sinh sản. cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi. Ấu trùng cá con nở ra bắt đầu quá trình kiếm ăn, Cá trưởng thành là khi đã hoàn thiện và cấu tạo và kích thước, chúng sẽ bắt đầu một chu kì sinh sản mới.

Câu hỏi 2: Giải thích vì sao để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,...), tránh ứ đọng nước lâu ngày.

Bài làm

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Vì vậy, để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,...), tránh ứ đọng nước lâu ngày.

-----------------------------------------

Bài tiếp theo: Sinh học 11 Cánh diều bài 16

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Sinh học 11 Cánh diều, Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều.

Đánh giá bài viết
1 126
Sắp xếp theo

    Sinh học 11 Cánh diều

    Xem thêm