Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lẽ ghét thương siêu ngắn

Soạn bài Lẽ ghét thương siêu ngắn được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới các bạn cùng tham khảo. Bài soạn văn 11 siêu ngắn này là tài liệu tham khảo nằm trong chương trình học Ngữ văn lớp 11. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Soạn bài Lẽ ghét thương siêu ngắn. Bài soạn dưới đây gồm có bố cục bài soạn và những gợi ý để các bạn có thể trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Bố cục

Phần 1 (từ câu 1 đến câu 6): Lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực và Vân Tiên.

Phần 2 (từ câu 7 đến câu 16): Lẽ ghét.

Phần 3 (các câu còn lại): Lẽ thương.

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Những đời vua mà ông Quán ghét: đều là những đời vua không anh minh, không hiền minh, khiến đời sống của nhân dân trăm bề khốn khổ.

- Những người mà ông Quán thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc → đều là những người học rộng, có lòng nhân, thương người, thương đời.

⇒ Cơ sở lẽ ghét thương: ghét những kẻ bất nhân, ích kỉ, bạo tàn; thương những người tài giỏi mà phận bạc, phải chịu khổ ải.

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Ghét và thương được dùng trong phạm trù đối lập với nhau.

- Ghét và thương được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần gắn với một nhân vật cụ thể trong lịch sử.

⇒ Thể hiện, làm rõ quan điểm ghét, thương của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương: chính vì lòng thương những điều tốt đẹp, những người học rộng tài cao mà bất hạnh nên mới sinh ra sự thù ghét đối với những bạo ngược, bất công khiến người tài không có chỗ dụng tài, khiến nhân dân muôn bề lao khổ.

Luyện tập

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa, tư tưởng của đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

⇒Câu thơ như một lời giãi bày, giải thích về lẽ ghét thương. Câu thơ mang tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc. Ghét không phải vì muốn ghét, vì căm tức mà lẽ ghét sinh ra từ lẽ thương. Càng thương cái tốt đẹp, nhân nghĩa bao nhiêu thì càng ghét cái bạo lực, hung tàn, ích kỷ bấy nhiêu.

Ý nghĩa

Đoạn trích đã nói lên những tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Lời tho mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Soạn bài Lẽ ghét thương siêu ngắn, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể soạn văn 11 được tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 11 siêu ngắn

    Xem thêm