Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Từ ấy siêu ngắn

Soạn bài Từ ấy siêu ngắn vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Bài soạn văn 11 siêu ngắn này là tài liệu tham khảo, mong rằng qua đây bạn đọc có thể soạn văn 11 được dễ dàng hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm Từ ấy

Phần giới thiệu tác giả tác phẩm này bạn đọc sẽ phải đi giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu như năm sinh năm mất, quê quán... Phần tác phẩm sẽ đi giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, thông tin xuất xứ bài thơ... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. Tác giả

- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

- Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản.

- Thơ ca ông luôn gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

2. Tác phẩm

- Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.

- Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng. Bài thơ là tuyên ngôn về lẽ sống cũng như tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào tháng 7 – 1938, khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản.

II. Hướng dẫn soạn bài Từ ấy

Phần hướng dẫn soạn bài bạn đọc sẽ phải trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11. Dưới đây VnDoc.com xin đưa ra những gợi ý để bạn đọc có thể trả lời các câu hỏi được dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng được biểu hiện qua những hình ảnh ẩn dụ: bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.

- Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng mới (mặt trời chân lí) bừng chiếu tâm hồn nhà thơ.

- Nguồn sáng ấy chói chang như nắng mùa hạ, đến với nhà thơ làm bừng lên nguồn sống mới. Cuộc sống củ thi nhân giờ đây đã được tắm trong bầu không khí thiêng liêng ấy.

- Hình ảnh ẩn dụ và so sánh: Hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương - rộn tiếng chim.

=>Diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những nhận thức mới về lẽ sống:

- Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội - đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.

+ Buộc: Ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng những người bị áp bức.

+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.

+ Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.

+ Khối đời: Ẩn dụ – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.

=> Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ và ở đó Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ thể hiện qua khổ thơ cuối: tình cảm giai cấp sâu sắc:

- Điệp ngữ mang tính khẳng định: “là”, các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ

- Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.

=> Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn. lí tưởng, lẽ sống lớn

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ: (nắng hạ, mặt trời chân lí, khối đời,...), các động từ mạn (bừng, chói,...),...

- Bài thơ giàu nhạc điệu.

- Các vần cuối được sử dụng phong phú, linh hoạt, chủ yếu là các âm mở (hạ - lá, người - nơi đời, nhà - pha,...).

- Nghệ thuật điệp từ (là, vạn).

III. Luyện tập tác phẩm Từ ấy

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc

Gợi ý:

Khổ 3.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

- Điệp từ: là, của, vạn…

- Đại từ nhân xưng: Con, em, anh

- Số từ ước lệ: vạn.

→ Nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt.

→ Sự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

⇒ Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những đặc điểm bản chất nhất của thơ Tố Hữu được xác định rõ ngay ở bài thơ này. Đó là hai yếu tố “làm ra anh”: một là thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ thất ngôn, một thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, sự đa dạng của bút pháp - tự sự, lãng mạn, trữ tình); hai là tuyên ngôn (thể hiện rõ ràng quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, tin tưởng vào Cách mạng, đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, vì tương lai tươi sáng của đất nước, vì thế giới tươi đẹp, chan hoà tình yêu thương của con người).

Cả hai đặc điểm nêu trên, như đã phân tích đều được thể hiện rõ nét trong Từ ấy.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Soạn bài Từ ấy siêu ngắn, mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập môn Ngữ văn lớp 11 được tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu các môn như Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 11 siêu ngắn

    Xem thêm