Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội lớp 11 siêu ngắn

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội lớp 11 siêu ngắn vừa được VnDoc.com biên soạn và xin được gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Bài soạn văn 11 siêu ngắn này là tài liệu tham khảo, mong rằng qua đây bạn đọc có thể soạn văn 11 được tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội lớp 11 siêu ngắn để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 5 đề nghị luận xã hội, VnDoc.com sẽ đưa ra những gợi ý, ý chính của đề bài để bạn đọc có thể làm bài được dễ dàng hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội đề 1

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.

1. Mở bài

Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là vô cảm

– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

b. Thực trạng của bệnh vô cảm

– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)

– Biểu hiện:

+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình

+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường

c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.

– Thị trường phát triển, thực dụng.

– Do phụ huynh nuông chiều con cái…

– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người

– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống

– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

– Thiếu tình yêu thương trái tim.

d. Hậu quả của bệnh vô cảm

– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội =>suy giảm đạo đứ.

– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.

e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.

– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.

– Mở lòng với những người xung quanh.

3. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.

- Bài học rút ra cho bản thân.

Mời bạn đọc cùng tham khảo bài nghị luận

2. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội đề 2

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” - một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

1. Mở bài

- ″Bệnh thành tích″ khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- ″Bệnh thành tích″ đ ã trở căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa, gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

2. Thân bài

- Giải thích thế nào là ″bệnh thành tích″?

+ Là nhờ sự nỗ lực để đạt được thành công.

+ Bệnh thành tích là bệnh chạy theo thành công mà không biết mình có thật sự xứng đáng với thành công đó không.

- Nguyên nhân của bệnh thành tích:

+ Nguyên nhân là do cạnh tranh nhau, ganh tị.

+ Thích chạy theo bề nổi, lối sống ảo, sống không thật luôn thích được tán dương được người khác nể trọng ngưỡng mộ, thán phục mình trong khi mình chưa thật sự đáng.

+ Tạo thành thích ảo để thăng quan tiến chức hoặc đạt được mục đích nào đó mưu lợi cho cá nhân.

- Biểu hiện của "bệnh thành tích".

+ Trong giáo dục.

+ Ở từng cá nhân.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp

+ Trong lĩnh vực xây dựng

- Tác hại của “bệnh thành tích”

+ ″Bệnh thành tích″ dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ..

+ ″Bệnh thành tích″ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

+ Gây ra nhiều bệnh gian dối ăn không nói có trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

- Biện pháp

+ Cần có biện pháp giáo dục tuyên truyền để tránh bệnh thành tích, đặc biệt là thành tích trong học tập. Chỉ rõ cho các bạn học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của bệnh thành tích sẽ chỉ mang lại những hậu quả xấu mà thôi.

+ Tuyên truyền cho lãnh đạo các địa phương tránh xa bệnh thành tích nếu phạm lỗi nên bị xử lý nghiêm minh làm gương.

3. Kết bài

- Một đất nước phát triển được cần phải có những nhân tài thật sự, vì vậy bệnh thành tích cần được đẩy lùi vĩnh viễn để chúng ta có thể xây dựng được một đất nước giàu mạnh thật sự.

-Thế hệ trẻ là mầm non, là trụ cột tương lai đất nước. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy giáo dục cho các em những đức tính tốt để sống sao có xứng đáng không nên chạy theo thói giả sống thành tích ảo.

Mời bạn đọc cùng tham khảo:

3. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội đề 3

Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).

2. Thân bài

- Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

+ Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

+ Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).

- Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

+ Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

+ Không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

+ Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực.

+ Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

- Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử:

+ Suy thoái đạo đức, nhân cách con người: không biết tự cố gắng, vươn lên...

+ Không có kiến thức khi bước vào đời.

+ Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

+ Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

+ Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

- Biện pháp khắc phục

+ Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.

+ Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.

+ Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

Kết bài: Trung thực là một đức tính cần thiết cho người học trong xu thế hội nhập và hiện đại hóa như ngày nay. Với một thái độ học tập và thi cử thực sự nghiêm túc, mỗi chúng ta sẽ tự trang bị cho mình hành trang tri thức để có thể tự tin bước ra thế giới.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

4. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội đề 4

Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

1. Mở bài

- Giới thiệu: đảm bảo an toàn giao thông

2. Thân bài

a. An toàn giao thông là gì?

- An toàn là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.

- Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông …

b. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay ra sao?

- Thực trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp và những biểu hiện mất an toàn giao thông ngày càng tăng (Dẫn chứng số liệu).

- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày.

Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

c. Nguyên hân gây tai nạn giao thông

- Trước hết đó là ý thức kém của người tham gia giao thông.

- Hơn nữa luật giao thông chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân.

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).

- Biện pháp an toàn giao thông được thực hiện như thế nào?

- Không an toàn giao thông gây ra những thiệt hại gì? Không an toàn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

3. Kết bài

- Đánh giá chung: đảm bảo an toàn giao thông.

- Gửi gắm thông điệp, lời kêu gọi mọi người hãy chấp hành an toàn giao thông.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

5. Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội để 5

Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp?

1. Mở bài: giới thiệu môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh- sạch-đẹp

2. Thân bài:

a. Giải thích về môi trường:

- Môi trường sống của chúng ta là một môi trường rộng lớn, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố xã hội xung quanh chúng ta.

+ Môi trường tự nhiên: gồm các thành phần tự nhiên như cây cối, đá, đất, không khí, nước,…

+ Môi trường xã hội gồm là thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, các quan hệ khác trong xã hội…

a. Thực trạng môi trường hiện nay:

- Nguồn nước bị ô nhiễm, không khí ô nhiễm, ô nhiễm môi trường nặng nề,….

- Rừng trên thế giới bị phá hủy nặng nề

- Rác thải môi trường đang ở độ báo động

- Ô nhiễm đất...

- Trái đất nóng lên...

c. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường:

- Suy giảm chất lượng sống con người

- Làm suy giảm sự phát triển kinh tế xã hội

d. Biện pháp

- Nâng cao ý thức người dân, cộng đồng.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, rừng hợp lí.

- Không xả rác bừa bãi.

- Có những hành động yêu quý môi trường.

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về môi trường.

- Kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội lớp 11 siêu ngắn, mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập môn Ngữ văn lớp 11 được dễ dàng hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 11 siêu ngắn

    Xem thêm