Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về câu nói: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Nêu suy nghĩ về câu nói Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Suy nghĩ về câu nói: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Suy nghĩ của bạn về câu nói: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Trong văn hóa ứng xử thường ngày nghe và nói là hai yếu tố quan trọng mang mối quan hệ mật thiết, gắn bó sâu sắc chặt chẽ. Nhằm vạch ra điều nên làm nhiều hơn có một câu nói vô cùng nổi tiếng đã được đặt ra ”Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Lời khuyên ấy là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở triết lý sâu sắc.

Mỗi bộ phận trên cơ thể con người đều gắn với một chức năng, vai trò nhất định. Và tất nhiên, tai và miệng cũng như vậy. Nếu như tai để nghe thì miệng để nói còn nghe và nói lại là hai hình thái lao động nghệ thuật trong thế giới giao tiếp của con người. Lắng nghe để tiếp thu và thấu hiểu người khác còn nói để truyền tải thông tin, mong muốn, khát vọng. Như vậy, giữa nghe và nói cần có sự hài hòa để làm nên một khối thống nhất, bền chắc.

Vậy tại sao lại cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Hiểu một cách đơn giản, con người không ai là hoàn hảo, là tuyệt mĩ. Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng với sự thay đổi đi lên liên tục của xã hội, cái quan trọng nhất vẫn là tiếp thu ý kiến của mọi người và hoàn thiện, phát triển bản thân mình. Mỗi một lần lắng nghe lại là một lần ta có thêm cho mình một vốn, nguồn tri thức đáng kể. Không chỉ dừng lại ở đó, lắng nghe còn là biểu hiện cho thái độ trân trọng mà mình dành cho người khác, tạo nên không gian nhẹ nhàng giữa người nói và người nghe bởi trong một cuộc trò chuyện phải có người nói kẻ nghe. Tuy nhiên không nên dừng lại ở sự thụ động trong việc nghe mà luôn cần có sự chọn lọc, phân tích. Lắng nghe để tích lũy điều hay lẽ phải chứ không phải chỉ nghe và gật gù tán thành trong khi không hiểu bản chất của sự việc. Đặc biệt là thái độ a dua không có cơ sở, chính kiến của riêng mình. Thế nhưng không phải cứ bất bình với những gì mình nghe được mà tuôn ra ào ào những lời nói khiếm nhã, thiếu lịch sự. Nói cũng phải đúng lúc và đúng chỗ. Chỉ khi lắng nghe và thấu hiểu thực sự những gì mà người khác truyền tải thì hãy mạnh dạn nêu lên chính kiến của cá nhân. Đưa ra quan điểm, lập luận một cách ngắn gọn nhất nhưng vẫn đảm bảo tính cơ sở và tính thuyết phục. Mặt khác, tránh nói những lời sáo rỗng, nửa vời, không có chủ đích rõ ràng, thiếu sức thuyết phục. Hoạt động nói nên diễn ra một cách đúng mực và có tính hiệu quả nhất định. Có những người tuy nói ít nhưng lại mang đến chất lượng công việc cao nhưng cũng có không ít người không kiểm soát được hành vi và lời nói của mình đã gây ra không ít sự tranh cãi, phản biện gây xáo trộn mọi thứ.

Ý kiến “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” là hoàn toàn đúng đắn. Lắng nghe để thấu hiểu và nói để bày tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân. Lắng nghe phải có chọn lọc và việc nói cũng như vậy. Nếu chỉ biết nghe mà không bày tỏ quan điểm cá nhân thì là một người nhu nhược còn nếu chỉ biết nói mà không biết tiếp thu ý kiến từ người khác thì lại trở thành một người cô lập, không bao giờ có thể phát triển được. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn để hiệu quả công việc tích cực hơn là điều đáng quý và đáng trân trọng để hoàn thiện và phát huy tối đa khả năng của bản thân.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Suy nghĩ về câu nói: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm