Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh” là đề số 1 trong bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều. Để giúp các em triển khai bài văn này, VnDoc gửi tới các bạn dàn ý và một số bài văn mẫu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng làm bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”.

Tham khảo: Trình bày ý kiến của em về hiện tượng Hay đổ lỗi cho người khác lớp 8

Dàn ý Suy nghĩ về Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

I. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu về nhận định "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính".

II. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Thói hư tật xấu ban đầu chỉ là những người khách qua đường, nghĩa là nó đến một cách ngẫu nhiên, vô tình, không có quan hệ quen biết gì với ta nên gặp rồi quên ngay

- Khi đã gắn bó thì không thể sống xa nhau và khó mà quên được nhau.

- Đến một lúc nào đó, thói xấu sẽ trở thành ông chủ nhà khó tính và biến ta thành kẻ phụ thuộc.

- Câu nói khẳng định lại: Thói quen xấu rất dễ dàng chi phối chúng ta, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Do vậy, cần tỉnh táo và tránh xa các tật xấu đó.

* Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:

- Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.

- Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp thì sẽ bị những thói xấu làm chủ.

Ví dụ: Nói tục, chửi bậy... lúc đầu các bạn nói chỉ theo phong trào, cho vui nhưng lâu dần những câu nói bậy, chửi thề được thốt ra vô ý thức gây phản cảm cho người xung quanh.

- Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp thì họ sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện mình hơn.

Ví dụ: Nhiều bạn thanh niên dù bị bạn bè lôi kéo nhưng cũng không tham gia, các bạn ấy sống lành mạnh nên có sức khỏe tốt, được mọi người yêu mến...

* Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung:

- Cần phải tỏ rõ một thái độ vững vàng, tránh xa các thói hư tật xấu, dù là nhỏ hay lớn.

- Không nên tò mò và làm quen với thói hư tật xấu.

- Thói hư tật xấu có sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt nên cần đề phòng và cảnh giác.

III. Kết bài:

Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến đã nêu ra ở đề bài.

Suy nghĩ về Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh mẫu 1

Thói quen xấu là những hành vi, cách ứng xử tiêu cực được nảy sinh trong cuộc sống con người. Những thói quen không tốt này nếu như không kịp thời nhận thức và khắc phục nó sẽ ăn sâu bám rễ và có thể chi phối đến những hành vi, tính cách của con người. Bàn về tác hại và khả năng lây lan của những thói quen xấu, có ý kiến cho rằng “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

Thói quen là những hành vi, cách ứng xử quen thuộc được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh những thói quen tốt vẫn tồn tại rất nhiều những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Thói quen xấu có khả năng tác động mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng để từ một thói quen lạ dần trở thành thói quen cố hữu và cuối cùng bám rễ trong đời sống của con người.

“Thói xấu ban đầu là người khách qua đường” những thói quen xấu ban đầu được thực hiện một cách vô tình, nó là những hành vi, lời nói hoàn toàn xa lạ mà chúng ta chưa từng thực hiện, bởi vậy mà thói xấu là người khách qua đường, người dưng không quen biết và không có bất cứ mối quan hệ nào với con người. “Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà” những thói quen xấu khi được thực hiện thường xuyên sẽ trở nên thân thuộc, dần trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự việc và trong chính cuộc sống của con người. Khi ấy những thói quen xấu đã trở thành thói quen cố hữu, thân thiết như người bạn thân thiết.

“Kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Khi đã quá quen thuộc với những thói quen xấu, con người khó có thể từ bỏ, thậm chí những thói quen xấu ấy còn có khả năng tác động, chi phối đến cuộc sống của con người, buộc con người phải phụ thuộc vào những thói quen xấu ấy. Chẳng hạn, một người không có thói quen xả rác bừa bãi nhưng vì nhìn thấy có nhiều người có hành vi ấy nên cũng bắt chước, thực hiện theo. Nếu không ý thức được hậu quả của hành vi thiếu trách nhiệm ấy, con người sẽ xả rác thường xuyên, quen thuộc và trở thành quen tay. Lâu dài hành vi xả rác bừa bãi ấy sẽ trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí nó còn chi phối đến tính cách hàng ngày khiến chúng ta trở nên bừa bãi, vô kỉ luật.

Trong mỗi người đều có những mặt tốt và xấu, chính sự dễ dãi, buông thả, thiếu bản lĩnh là môi trường lí tưởng cho những thói quen xấu hình thành và phát triển. Nếu như không nhận thức được sự nguy hiểm của những thói quen xấu ấy, con người sẽ dần quen với thói quen xấu ấy và bị nó chi phối. Để loại bỏ những thói quen xấu, con người cần tỉnh táo để nhận thức những hành động, lời nói của mình, có ý thức duy trì những thói quen tốt. Cần có sự nghiêm khắc với bản thân trong việc lựa chọn lối sống trong sạch, tốt đẹp; đừng buông xuôi, dễ dãi để sa vào những lối sống tiêu cực.

Câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” đã chỉ ra bản chất của những thói quen xấu, từ đó giúp con người nhận thức hậu quả của những thói quen xấu để nhận thức và thay đổi.

Suy nghĩ về Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh mẫu 2

Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”.

Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được.

“Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường”. Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma túy, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ “người khách lạ” nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: “Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà”. Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành “người bạn thân”. Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa.

Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác oai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã “kết cục là thành ông chủ khó tính”.

Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính. Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu. Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỷ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt. Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập. Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó. Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu. Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính. Ấy là khi thói xấu trở thành “ông chủ khó tính” – kẻ sai khiến tàn nhẫn.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”.

Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái đê tiện, một thứ virut có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu. Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu. Ông cha ta từng nói: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Giữa những bỉ ổi, đê tiện của quân địch, những chiến sĩ của ta vẫn kiên trung sống trong lòng địch và khẳng định sáng ngời phẩm chất trung thành, tốt đẹp, hướng đến nhân dân, Tổ quốc.

Tố Hữu từng ngợi ca những chiến sĩ giải phóng sáng ngời tâm hồn:

Chúng muốn ta hóa thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm

Một con người biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường. Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà.

Suy nghĩ Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh mẫu 3

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.

Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

..............................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Suy nghĩ về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn bài lớp 8, Ngữ Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Cánh diều

    Xem thêm