Nhà em có một chiếc đồng hồ báo thức để bàn đã cũ, từ mấy năm nay nó vẫn đứng ngay ngắn ở một góc bàn uống nước và đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với gia đình em từ nhiều năm qua.
Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, đây là vật kỉ niệm của bố em được một người bạn thân tặng cách đây vài năm nên ai trong gia đình em cũng trân quý nó. Đồng hồ dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài được mạ vàng. Phần nhựa ít bị trầy xước nhưng phần mạ vàng đôi chỗ đã bị hoen ố và tróc lớp mạ rồi.
Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng còn chân sau bằng nhựa. Phía bên trong tấm kính trắng trong là hộp số với các con số từ 1 đến 12 màu đen, sắp xếp đều nhau thành một vòng tròn, ở giữa là trục số. Bên cạnh trục số, ở phía bên phải có một ô vuông nho nhỏ mạ vàng có bảng số chỉ ngày, xung quanh viền ô vuông là đường mảnh trang trí ô vuông màu vàng rất đẹp.
Ba chiếc kim đồng hồ có độ dài ngắn khác nhau và tốc độ di chuyển cũng không giống nhau: Kim giờ dài nhất, được khoác trên mình bộ áo màu xanh đen, thỉnh thoảng mới nặng nề nhích từng bước một. Kim phút to hơn, ngắn hơn và cũng bước đi rất chậm chạp, chỉ có chú kim giây mảnh dẻ và nhỏ nhất nhưng lại quay nhanh nhất, dường như lúc nào chú cũng quay liên tục không ngừng nghỉ. Phía sau là hộp nhỏ đựng pin rất gọn gàng và các nút đen nhỏ để chỉnh giờ, hẹn giờ báo thức.
Chiếc đồng hồ lúc nào cũng đứng đó lặng im theo dõi, ngắm nhìn mọi người, mọi vật trong nhà. Tiếng tích tắc đều đặn lúc vắng lặng vang lên nghe rất rõ ràng, vui tai. Đồng hồ luôn làm việc chăm chỉ, cần mẫn không lúc nào nghỉ ngơi. Mỗi sáng, vào lúc 6 giờ, bác kêu reng reng một hồi dài gọi cả nhà thức giấc. Tiếng gọi của bác ta đanh gọn, dứt khoát, hối hả, thúc giục nên chẳng bao giờ nhà em dậy trễ và luôn làm việc khoa học, giờ giấc quy củ.
Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.
Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trọng nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: “Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”.
Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.
Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọn trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.