Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Minh Ngọc Vật Lý Lớp 6

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng

. Vật lý 6, giúp mình với

6
6 Câu trả lời
  • Người Sắt
    Người Sắt

    Bởi vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh sẽ có hiện tượng nở ra vì nhiệt. Với những cốc thủy tinh dày, khi rót nước nóng vào thì mặt trong của cốc sẽ nóng lên. Thủy tinh là vật liệu dẫn nhiệt kém. Do đó, với thành dày, mặt ngoài của cốc vẫn chưa kịp nóng lên theo.

    Sự nở nhiệt diễn ra không đều giữa hai thành nên cốc sẽ dễ vỡ hơn. Vì cốc thành mỏng thì hai thành của cốc sẽ nóng lên gần như là cùng lúc. Để khắc phục, trước khi mua cốc về ta nên luộc cốc khoảng 7 -10 phút. Và trước khi rót nước nóng nên tráng đều 2 mặt thành cốc.

    Trả lời hay
    16 Trả lời 25/08/21
    • Mỡ
      Mỡ

      Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ

      Trả lời hay
      8 Trả lời 25/08/21
      • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
        ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

        Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng và nở ra nên làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì nhiệt độ lớp thủy tinh bên trong tăng lên và kịp thời dẫn nhiệt ra ngoài nên cốc nóng lên đều ở cả trong và ngoài, do đó sẽ khó bị vỡ cốc.

        Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước hoặc tráng ít nước ấm bên ngoài cốc rồi mới rót nước sôi vào để cốc nóng đều và không bị vỡ.

        Trả lời hay
        3 Trả lời 17/04/23
        • Bờm
          Bờm

          Cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn. Vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì bên trong cốc nóng nở ra, bên ngoài cốc chưa kịp nóng nên chưa nở ra. Do đó, bên trong cốc nở ra bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn làm vỡ cốc.

          Trả lời hay
          3 Trả lời 25/08/21
          • Sói
            Sói

            Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

            Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ

            Trả lời hay
            1 Trả lời 17/04/23
            • Đội Trưởng Mỹ
              Đội Trưởng Mỹ

              Các chất đều giãn nở vì nhiệt. Ly thủy tinh dày dễ vỡ nứt hơn khi ly thủy tinh mỏng khi đổ nước là do: khi đổ nước vào ly thủy tinh dày, phần thành ly bên trong tiếp xúc và giãn nở nhiệt và truyền nhiệt ra thành ly bên ngoài, do ly dày nên sự truyền nhiệt này chậm, dẫn đến sự giãn nỡ của thành bên ngoài ly chậm hơn bên trong nên làm cho ly nứt, vỡ. Còn ly thủy tinh mỏng giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn nên ít bị nứt vỡ hơn.

              Trả lời hay
              1 Trả lời 25/08/21

              Vật Lý

              Xem thêm