Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Mời các bạn học sinh lớp 7 tham gia làm bài thi Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017 trên trang VnDoc. Đừng quên tham khảo phần đáp án và gợi ý làm bài sau khi hoàn thành bài thi nhé! Chúc các bạn ôn tập tốt!

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 Phòng GD&ĐT Thái Thụy, Thái Bình năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    1.

    a) Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời kể của ai?

    b) Có mấy cuộc chia tay được kể lại trong văn bản? Đó là những sự việc (cuộc chia tay) nào?

    c) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắc gởi đến mỗi người điều gì?

    2.

    a) Chép thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya".

    b) Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì?

    1. a) Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài: Được kể theo ngôi thứ nhất, xưng "tôi". Đó là lời kể của Thành (anh trai của Thủy) b) Có ba sự việc (cuộc chia tay) được kể trong văn bản. Đó là: Chia tay búp bê. Chia tay lớp học. Chia tay anh em. c) Qua câu chuyện, tác giả muốn gởi đến người đọc: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất kỳ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng trong tâm hồn con trẻ. 2. a) Chép thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya": Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. b) Tác giả bài thơ là Hồ Chí Minh. Sáng tác năm 1947. Ở chiến khu Việt Bắc. Thể thơ (thất ngôn) tứ tuyệt Đường luật (hoặc tuyệt cú Đường luật)
  • Câu 2:

    a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya".

    b) Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó.

    a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya": So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. b) Tác dụng: (gợi ý) So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh vắng của đêm khuya. Hai từ "lồng" được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa làm cho cảnh trở nên huyền ảo hơn. Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Từ "chưa ngủ" được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người.
  • Câu 3:

    Từ các văn bản "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà" trong sách Ngữ văn 7, tập một, em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.

    1. Yêu cầu chung: Dạng đề: Văn biểu cảm. Nội dung trọng tâm: Tình cảm giữa những người thân được thể hiện trong các văn bản bản: "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà" trong sách Ngữ văn 7, tập một. Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Kỹ năng: Kết hợp biểu cảm gián tiếp (qua kể, tả...) và biểu cảm trực tiếp (trực tiếp nói lên những suy nghĩ, tình cảm của mình) về những người ấy. Biết cách trình bày một bài văn biểu cảm, biết sử dụng nguồn tư liệu từ các văn bản và từ cuộc sống của chính mình hoặc của mọi người 2. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý) a) Mở bài: Giới thiệu về đề tài của các văn bản: "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà": tình cảm gia đình - đặc biệt là tình mẹ, tình bạn bè cảm động sâu sắc. Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người: niềm hạnh phúc thiêng liêng, cần biết trân trọng. b) Thân bài: b.1. Tình cảm giữa những người thân được thể hiện qua các văn bản "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà": Tình cảm gia đình ruột thịt - đặc biệt là tình mẹ con thiêng liêng, tha thiết. Tình bạn chân thành, cảm động. b.2. Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người: Những kỷ niệm sâu sắc nhất của mình thể hiện tình cảm thiết tha, cảm động giữa những người thân; đó là niềm vui hạnh phúc rất lớn lao, không thể phai mờ... Tình yêu thương của mọi người dành cho mình, những tình cảm cần được nâng niu, gìn giữ... Niềm hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người sẽ trở thành động lực giúp mỗi con người vượt qua khó khăn, gian khổ để vươn lên phía trước... c) Kết bài: Bài học của em về việc phải biết yêu thương, trân trọng những người thân của mình.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 249
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Online

    Xem thêm