Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử đại học môn Ngữ văn

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài ôn thi với Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh sau đây để tổng hợp và kiểm tra kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt thành tích cao nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

    Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới.

    Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

    (Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)

  • Câu 1:
    Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai?
    Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh niên
  • Câu 2.
    Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
    - Phép liên kết: (0,5đ) Phép lặp – lặp cấu trúc "Điều gì... thì phải... dù là một điều nhỏ", lặp từ ngữ "phải...cần". Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực. - Tác dụng của phép liên kết: nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần thiết và gây tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành động của người làm cách mạng đặc biệt với thế hệ thanh niên. (0,5đ)
  • Câu 3.
    Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích?
    Qua đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm những lời dạy sâu sắc: Tránh điều xấu, thực hiện điều tốt, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, có tinh thần dân tộc và tinh thần quốc tế, yêu và trọng lao động, giữ gìn kỷ luật, bảo vệ của công, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới, có tinh thần gan dạ và sáng tạo, có chí khí hăng hái, trung thành, thật thà, chính trực.
  • Câu 4.
    Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
    - Có thể lựa chọn một trong những nếp sống đạo đức như: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu và trọng lao động... - HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao nếp sống đạo đức đó có ý nghĩa với em nhất?
  • II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ."

    1. Giải thích: (0,25đ) Điều phải: điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội, với mọi người, với Tổ quốc, với dân tộc. Điều trái: việc làm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và bị đánh giá tiêu cực. Nhỏ: mang tầm vóc nhỏ, diễn ra hàng ngày, xung quanh, có thể ít ai để ý. Lời dạy của Bác có ý nghĩa: đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố hết sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng khuyên đối với điều trái nhỏ phải hết sức tránh, tuyệt đối không làm. 2. Phân tích: (1,0đ) Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn. Vì sao việc trái lại phải tránh, dù là nhỏ? Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen. 3. Bàn luận, mở rộng: (0,25đ) Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường đặc biệt cho thế hệ trẻ. Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. 4. Bài học và liên hệ bản thân: (0,25đ) Lời dạy định hướng cho chúng ta thái độ đúng đắn trong hành động để làm chủ cuộc sống, để thành công và đạt ước vọng. Liên hệ bản thân.
  • Câu 2 (4,0 điểm)

    Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình. Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5đ) Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bàikết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5đ) Vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình của sông Hương. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (0,25đ) * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: (0,25đ) Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí... Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình * Giải thích ý kiến: (0,25đ) Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dịu dàng, mềm mại, kín đáo...) Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm. Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường. * Phân tích vẻ đẹp sông Hương Vẻ đẹp nữ tính Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ. (0,25đ) Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng. (0,25đ) => Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt... (0,25đ) Rất mực đa tình Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ...Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời. (0,25đ) Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. (0,25đ) Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở như những vấn vương của một nỗi lòng. (0,25đ) Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố một lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó... (0,25đ) Vài nét về nghệ thuật (0,25đ) Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận. * Đánh giá (0,25đ) Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng. Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước. d. Sáng tạo (0,5đ) Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5đ) Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 110
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Văn Online

    Xem thêm