Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2)

Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2) là đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bài trắc nghiệm này giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2)

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    (1) Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động.

    [...]

    (2) Thanh niên phải có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không được phô trương, dối trá. Đó cũng là một thái độ đúng đắn của thanh niên đối với nhân dân, của cá nhân đối với tập thể.

    (3) Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình. Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được? Thanh niên cần phải biết tổ chức tốt cuộc sống gia đình hợp với những tiêu chuẩn của đạo đức mới nhằm tạo điều kiện cho mọi người trong gia đình làm tròn nghĩa vụ công dân, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

    (Lê Duẩn – Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên, trong Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa – NXB Sự thật, Hà Nội, 1966)

  • Câu 1.
    Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn (1) và các phép liên kết câu ở đoạn văn (2).
    Biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn (1): phép điệp (điệp từ ngữ và điệp cấu trúc câu). Các phép liên kết câu ở đoạn văn (2): phép lặp (từ "thanh niên") và phép thế (từ "đó"). 
  • Câu 2.
    Vì sao tác giả cho rằng: "Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa"? 
     Lí giải ý kiến: "Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa". Đây là câu hỏi "mở", do vậy, thí sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình (trên cơ sở hiểu đúng bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa và không vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật).
  • Câu 3.
    Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa "công việc gia đình" và "công tác xã hội" của thanh niên? 
    Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa "công việc gia đình" và "công tác xã hội" của thanh niên: Về cơ bản cần nêu được: Thanh niên biết làm tròn trách nhiệm của mình đối với gia đình thì mới làm tốt công tác xã hội...(Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác, miễn là đảm bảo được ý cơ bản).
  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ đúng đắn của thanh niên đối với tập thể được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.

    a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn (trong đó mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề).  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thái độ đúng đắn của thanh niên đối với tập thể.  c. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động (...)  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
  • Câu 2. (5,0 điểm)

    "Người làm thơ phải đi sâu vào hình thức dân tộc, phát triển và nâng cao tiếng nói và hình thức dân tộc để cho nhịp điệu của thơ mình gần gũi quần chúng, chứa đựng được nội dung tư tưởng tình cảm của thời đại."

    (Hoàng Trung Thông – Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ "Việt Bắc" – Báo Văn nghệ, số 81, 11-8-1955).

    Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (sách Ngữ văn 12, Tập một) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính dân tộc và nội dung tư tưởng tình cảm của thời đại trong đoạn trích bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu.  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng: * Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ "Việt Bắc". Giới thiệu và trích dẫn ý kiến nêu ở đề bài (...). * Giải thích ý kiến: "Người làm thơ đi sâu vào hình thức dân tộc, phát triển và nâng cao tiếng nói và hình thức dân tộc" có nghĩa là học tập, kế thừa và phát huy những cách diễn đạt và lời ăn tiếng nói trong quần chúng nhân dân. Cụ thể là, nhà thơ đã vận dụng một cách sáng tạo các thể thơ của dân tộc, các hình thức ngôn ngữ của văn học và văn hóa dân gian. Nhờ biết vận dụng một cách sáng tạo "hình thức dân tộc" nên sáng tác của nhà thơ vừa tạo được sự gần gũi với quần chúng, nhưng cũng vừa chứa đựng được những nội dung mới mẻ của thời đại. * Phân tích và chứng minh vấn đề nêu ở đề bài thông qua đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã "đi sâu vào hình thức dân tộc, phát triển và nâng cao tiếng nói và hình thức dân tộc": Tác giả đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống của dân tộc và sử dụng thể thơ này nhuần nhụy đến độ cổ điển. Tác giả sử dụng cấu tứ của ca dao – dân ca với lối đối đáp giữa hai nhân vật trữ tình: "mình" – "ta". (Nêu dẫn chứng) Chất liệu văn học, văn hóa dân gian trong bài thơ được vận dụng phong phú, đa dạng. Nhiều hình ảnh gần gũi với ca dao hoặc được gợi ra từ những hình ảnh của ca dao, với cách biểu đạt quen thuộc của dân gian. (Nêu dẫn chứng) Những lối nói giàu hình ảnh, cách chuyển nghĩa truyền thống (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ) được sử dụng thích hợp tạo nên phong vị dân gian giàu chất cổ điển của bài thơ. (Nêu dẫn chứng) Tác giả rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao truyền thống. (Nêu dẫn chứng) Về ngôn ngữ thơ, tác giả chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc để làm rõ hiện thực cách mạng và tình cảm cách mạng. (Nêu dẫn chứng) Đặc biệt, tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian. (Nêu dẫn chứng) Hiệu quả nghệ thuật của việc kế thừa và phát huy "hình thức dân tộc" của bài thơ Việt Bắc: Suốt mấy thập kỉ qua, quần chúng nhân dân rất yêu thích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và bài thơ này đã từng đi vào tâm tư tình cảm của quần chúng một cách nhanh chóng và sâu rộng. Bài thơ đậm đà tính dân tộc nhưng vẫn thể hiện được những nội dung mới của thời đại: Mượn ngôn ngữ của tình yêu đôi lứa trong ca dao – dân ca, Tố Hữu đã diễn tả một cách sâu sắc nghĩa tình của người cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến...Đó là những tình cảm cách mạng sâu đậm của thời đại mới trong những năm chống Pháp. Tình cảm ấy hòa nhập và tiếp nối vào mạch nguồn tình cảm yêu nước, đạo lí ân tình thủy chung, đạo lí "uống nước nhớ nguồn" vốn là truyền thống sâu bền của dân tộc ta. * Đánh giá chung về vấn đề (...)  d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 77
Sắp xếp theo

Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Văn Online

Xem thêm