Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Nam Định

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Mời các bạn tham khảo bài test Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Nam Định trên trang VnDoc.com để tìm hiểu về cấu trúc đề và các dạng câu hỏi trong đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn. Bài test có đi kèm với phần đáp án để các bạn tham khảo và đối chiếu kết quả. Chúc các bạn thi tốt!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Phần I: Tiếng Việt
    Câu 1:
    Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
  • Câu 2:
    Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
  • Câu 3:
    Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu "Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy." (Kim Lân) thuộc kiểu:
  • Câu 4:
    Từ in đậm trong câu thơ: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" (Viễn Phương) thuộc thành phần:
  • Câu 5:
    Câu văn "Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào." (Kim Lân) thuộc loại câu:
  • Câu 6:
    Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
  • Câu 7:
    Các câu "Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống" (Nguyễn Đình Thi) đã sử dụng phép liên kết gì?
  • Câu 8:
    Trong câu thơ "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng", Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng biện pháp tu từ:
  • Phần II: Đọc - hiểu văn bản (Em hãy đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới)
    Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
         Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
         Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
         Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
        Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
    (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2016, tr.160)
  • Câu 1:
    Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản.
    Trả lời:
    Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là: ............
    Phương thức tự sự
  • Câu 2:
    Hãy cho biết yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của văn bản.
    * Yếu tố nghị luận thể hiện ở các câu văn sau:+ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.+ Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau, thù hận lên cát và khắc ghi những điều ân nghĩa lên đá.* Vai trò của yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung văn bản:- Yếu tố nghị luận có vai trò quan trọng:+ Câu thứ nhất: nêu lên ý nghĩa việc làm của người bạn thứ hai.+ Câu thứ hai: nêu lên bài học từ câu chuyện là nên học cách xóa bỏ hận thù, chỉ giữ lại những yêu thương, những tình cảm tốt đẹp, chúng ta sễ thấy cuộc đời ý nghĩa hơn, đáng sống hơn.
  • Câu 3:
    "Tha thứ là một món quà vô giá". Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về "món quà vô giá" ấy.
    Học sinh viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt logic, mạch lạc, đảm bảo sự liên kết giữa các câu.Những ý chính cần đảm bảo:a. Giải thích:Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác.Ý cả câu: nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng của thái độ bao dung, độ lượng trong mỗi con người.b. Phân tích, bình luận vấn đề - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Điều quan trọng là phải có thái độ muốn sửa mình và có cơ hội sửa mình hay không. Cơ hội đó đến từ thái độ bao dung, độ lượng của những người xung quanh.- Biểu hiện của sự tha thứ: chấp nhận lời xin lỗi, ghi nhận sự cố gắng sửa sai của người có lỗi, động viên, khích lệ họ sửa chữa lỗi lầm, không gây khó dễ, không khiến họ mặc cảm....- Tại sạo nói "Tha thứ là tài sản vô giá của mỗi con người"?+ Sự tha thứ có thể dung hòa mâu thuẫn, gìn giữ mối quan hệ.+ Sư tha thứ có thể cứu giúp một cuộc đời, cảm hóa một con người.+ Xã hội sẽ yên bình, có tình người hơn, tốt đẹp hơn.(Lấy ví dụ minh họa)- Trái ngược với tha thứ là ích kỉ, hẹp hòi và thù hận. Nó có thể đẩy đối phương vào mặc cảm tội lỗi đến ám ảnh, đẩy họ vào bước đường cùng. Nó cũng có thể dẫn đến những hành động sai trái, thậm chí là vi phạm pháp luật. Cuộc sống của cả hai bên sẽ rất đau khổ và ngột ngạt => không thể dung túng cho lòng hận thù.c. Bài học nhận thức và hành động:- Nhận thức: Sống cần có lòng vị tha, nhân hậu, cần biết tha thứ.- Hành động: + Khi có lỗi: phải nói lời xin lỗi và chân thành, tích cực sửa lỗi.+ Với người có lỗi với mình: phân tích đúng sai, hướng họ vào việc làm đúng, tạo điều kiện để họ khắc phục.
  • Phần III: Làm văn
    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    "Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn-đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn

    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng là bể
    như là sông là rừng

    Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình
    ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình."
                        (Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016, tr.156)
    1. Giới thiệu chung:+ Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội, là gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1972 - 1973.+ Tập thơ Ánh trăng của ông được tăng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triêt lí như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.2. Cảm nhận về đoạn thơ:a. Vị trí đoạn thơ:+ Đoạn thơ là các khổ 4, 5, 6 của bài, kể lại "cuộc gặp gỡ" đầy bất ngờ giữa người với trăng ở thành phố, sau nhiều năm không "gặp".b. Nội dung:* Trăng và con người đã gặp lại nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt "thình lình đèn điện tắt".- Đây là một sự cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị. Cái lâp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt. Sự cố ấy ddã xóa đi những tiện nghi, vật chất mà vì nó con người xa lạ với vầng trăng.- Con người "vội bật tung cửa sổ": hành động rất thực khi con người phải đối diện với căn phòng ngột ngạt, đầy bóng tối, gợi giây phút tâm hồn con người khao khát được thoát khỏi không gian tù túng, chật hẹp.* Đó là cuộc gặp bất ngờ: "Đột ngột vầng trăng tròn":+ Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng trăng.+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất, trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.=> Khổ thơ đã tạo tình huống thức tỉnh tâm hồn tâm lính.* Sự thức tỉnh của con người:- Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:+ Điệp từ "mặt", lối chuyển nghĩa độc đáo: Diễn tả giấy phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng. Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự thay đổi của mình.+ "Rưng rưng": là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình => để rồi thức tỉnh.+ Các hình ảnh "đồng, bể, sông, rừng" đã xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ, kéo trăng và người xích lai gần nhau, để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ, để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.- Con người càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:+ "Trăng cứ tròn vành vạnh": ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. Trăng vẫn "im phăng phắc": bao dung, độ lượng và nghiêm khắc => cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tinh con người.+ Con người "giật mình" thức tỉnh: Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp dẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. Nhận ra bài học không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng. Từ đó, biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ, biết sống ân nghĩa, thủy chung.=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đoc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.c. Nghệ thuật:+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi, biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng hiệu quả.+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.3. Đánh giá:+ Đoạn thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, truyền thống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.+ Thể hiện đặc trưng phong cách của Nguyễn Duy - rất giản dị nhưng mang tính triết lí sâu xa.
  • .
  • .
  • .
  • Chúc các bạn làm bài tốt!
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm