Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh giới thiệu về khu du lịch mộ ông Nguyễn Đức Cảnh

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh giới thiệu về khu du lịch mộ ông Nguyễn Đức Cảnh gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Thuyết minh giới thiệu về khu du lịch mộ ông Nguyễn Đức Cảnh

Khu di tích lăng Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng tại khu 3 thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình là khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia của tỉnh Thái Bình. Đây là nơi lưu giữ bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn liền với thân thế và sự nghiệp vinh quang của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Toàn bộ khu lăng Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng trên mảnh đất mà đồng chí đã sinh ra, lớn lên, gắn liền với truyền thống của một gia đình hiếu học, đức độ, yêu nước, thương dân. Đây cũng chính là cái nôi đầu tiên đã hun đúc, chắp cánh cho nhân cách tâm hồn, ý chí và hành động của người chiến sĩ kiên trung Nguyễn Đức Cảnh.

Khu lăng Nguyễn Đức Cảnh được chia thành 3 phần: toàn bộ khu nhà cổ làm bằng gỗ, lợp mái cói, nhà bếp từ thời đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ra và lớn lên. Khu lăng mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gồm cả lăng và mộ đồng chí, hài cốt được chuyển từ Hải Phòng về năm 2008. Khu cây xanh bao quanh khu lăng bao gồm cả núi non bộ, giếng ngọc (nơi đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đẻ rơi tại đây).

Khu nhà cổ: Đây là ngôi nhà làm bằng gỗ, lớp cói, đã được huyện Thái Thụy chuộc lại từ năm 1980 (thời trước gia đình đã bán đi sang Thái Thượng huyện Thái Ninh cũ), nhà rộng khoảng 30m2 được lắp ghép lại nguyên mẫu, nơi đây bố đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là cụ Nguyễn Đức Tiết sống và dạy học ở đó. Toàn bộ ban thờ, bàn ghế, giường còn nguyên như thời đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sống, lớn lên và đi hoạt động cách mạng. Hiện nay nhà thờ tượng cụ Nguyễn Đức Tiết, ảnh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, bàn ghế dạy học của cụ Nguyễn Đức Tiết. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu cổ, cột gỗ, vì kèo gỗ cổ, xung quanh là cửa bức bàn và tường bằng các tấm gỗ là đặc trưng các ngôi nhà cổ ở đồng bằng Bắc Bộ. Ban thờ, lư hương, đỉnh đồng, bức đại tự, câu đối nguyên cũ như ngày xưa. Trong nhà có thêm câu đối bằng chữ nho:

“Địa linh phủ Thái sinh hào kiệt

Đức rộng tài cao lịch sử tồn”

Bên cạnh nhà cổ là khu bếp được phục dựng lại như ngày xưa theo kiểu “nhà tranh vách đất”. Bên trong còn lưu giữ được những giường, chõng bằng tre, cối xay thóc và gian nhà để đồ.

Xung quanh khu nhà cổ và nhà bếp có những hàng cây như cau, cây ăn quả giống như bao ngôi nhà khác ở làng quê.

Khu lăng mộ: Do công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, từ trước những năm 1980 Trung ương Đảng đã có quyết định và giao cho tỉnh Thái Bình xây dựng lăng Nguyễn Đức Cảnh. Lăng được xây dựng với quy mô hình vuông đáy là 40m theo dáng bút tháp, đỉnh lăng có mái cong, được kiến trúc theo kiểu vừa cổ kính vừa hiện đại, chiều cao của lăng khoảng 20m, trông bề thế, trang nghiêm. Lăng được xây theo kiểu đối xứng, có 3 mặt cửa ra vào, tọa trên nền cao, lên đỉnh thắp hương phải qua hơn hai chục bậc. Kiến trúc hai bên đường vào có rồng chầu, cột đá trang nghiêm. Dưới hầm lăng với diện tích khoảng 200m2 được đặt trang nghiêm hài cốt Nguyễn Đức Cảnh được chuyển từ Hải Phòng về. Hầm lăng được bài trí bàn thờ, hình mộ đắp nổi. Hai bên có đôi câu đối:

“Sinh tại đây, lăng một ại đây, quê cách mạng ấp ôm người chiến sĩ

Đời như thế, công lao như thế, gương anh hùng góp sáng Đảng quang vinh”

Vào thắp hương trong mộ mọi người đều cảm thấy ấm cúng và trang trọng.

Khu cây cảnh và các công trình phụ trợ: Toàn bộ khu lăng được xây tường bao, cổng ra vào xung quanh lăng mộ và ngôi nhà cổ được trồng những cây cảnh, cây ăn quả làm cho khu lưu niệm thêm sinh động, trong khu lưu niệm có xây ngôi nhà trưng bày những tranh ảnh, tiểu sử và kỷ vật, tài liệu về đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Phía sau có đắp một núi non bộ bằng đá, có đài phun nước tạo cho cảnh quan thêm sinh động. Trong sân lăng cạnh khu nhà cổ còn có giếng mà dân làng đặt tên là “giếng ngọc” được giữ nguyên vẹn từ thời bố đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là cụ Nguyễn Đức Tiết sử dụng, nước rất trong, ngay cạnh biển nhưng nước giếng lại là nước ngọt, thời kỳ chưa có lăng, nhân dân vẫn đến lấy nước về ăn. Tại giếng ngọc có một sự kiện quan trọng được truyền lại là sáng sớm ngày 2/2/1908 tức ngày mồng một tết âm lịch mẹ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh ra lấy nước và đẻ rơi đồng chí ngay bên bờ giếng, sau này đặt tên là giếng ngọc, dân làng Diêm Điền có bài thơ:

“Anh sinh ra bên bờ giếng nhỏ

Nước trong soi rõ mặt người

Mẹ anh gánh nước giếng khơi

Sáng một một tết, đất trời sang xuân”.

Bên bờ giếng có một tấm bia đá rộng khoảng 3m x 5m, trên có khắc bài thơ “Tạ từ ngôn”, thư của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gửi thân mẫu viết trong những ngày bị kẻ thù giam giữ trong xà lim án chém. Bài thơ nói về tấm lòng người con đối với mẹ, ý chí cách mạng của người chiến sĩ cách mạng, chỉ tiếc rằng cuộc đời đồng chí chưa hoàn thành xong nhiệm vụ cách mạng giao cho, xin tạ từ với mẹ.

Lăng Nguyễn Đức Cảnh là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia được Ban Bí thư Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo xây dựng và phục dựng. Đây là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn liền với thân thế sự nghiệp vinh quang của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên, được gắn liền với truyền thống của một gia đình hiếu học, đức độ, yêu nước, thương dân. Đây cũng chính là cái nôi đầu tiên đã hun đúc, chắp cánh cho nhân cách, tâm hồn, ý chí và hành động của người chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Đức Cảnh. Khu lưu niệm còn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, hiện vật gốc có giá trị lịch sử văn hóa gắn liền với thân thế sự nghiệp của dòng họ Nguyễn Đức và gia đình cụ Nguyễn Đức Tiết (phụ thân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh).

Di tích lịch sử lăng Nguyễn Đức Cảnh thật sự là điểm đến của cán bộ, nhân dân cả nước và du khách thập phương, là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, đồng thời là nơi tri ân của nhân dân cả nước đối với công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Được sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thái Bình và Thành ủy thành phố Hải Phòng phối hợp quy hoạch và mở rộng quy mô lăng Nguyễn Đức Cảnh để xứng tầm với công trình kiến trúc cấp Quốc gia.

---------------------

Thuyết minh giới thiệu về khu du lịch mộ ông Nguyễn Đức Cảnh vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được đôi nét về khu du lịch mộ ông Nguyễn Đức Cảnh rồi đúng không ạ. Khu di tích lăng Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng tại khu 3 thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Toàn bộ khu lăng Nguyễn Đức Cảnh được xây dựng trên mảnh đất mà đồng chí đã sinh ra, lớn lên. Khu lăng Nguyễn Đức Cảnh được chia thành 3 phần khu nhà cổ, khu lăng mộ và khu cây xanh. Lăng Nguyễn Đức Cảnh là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia được Ban Bí thư Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo xây dựng và phục dựng. Đây là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn liền với thân thế sự nghiệp vinh quang của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Di tích lịch sử lăng Nguyễn Đức Cảnh thật sự là điểm đến của cán bộ, nhân dân cả nước và du khách thập phương, là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, đồng thời là nơi tri ân của nhân dân cả nước đối với công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Mong rằng qua đây các bạn có thêm tài liệu học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh giới thiệu về khu du lịch mộ ông Nguyễn Đức Cảnh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Thuyết minh về lễ hội Đền Quả - Nghệ An

Đánh giá bài viết
4 4.025
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm