Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm bài Vợ chồng A Phủ

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án

Trắc nghiệm bài Vợ chồng A Phủ Ngữ văn 12 với các câu hỏi được xây dựng theo chương trình học môn Văn lớp 12 nhằm hỗ trợ thầy cô cùng các em trong quá trình củng cố kiến thức và ôn luyện nâng cao kết quả học tập.

Để giúp các em học tốt Ngữ văn 12, VnDoc giới thiệu chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 với các câu hỏi đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm, giúp các em ghi nhớ bài học dễ dàng hơn. Nội dung trắc nghiệm được chia theo từng đơn vị bài học, là tài liệu hay cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra Ngữ văn sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.

Trắc nghiệm Vợ chồng A Phủ

Câu 1. Tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xuân?

A. Cảnh A Phủ bị trói đứng

B. Giọt nước mắt của A Phủ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Câu 2. Vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?

A. Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí Pá Tra

B. Vì A phủ đánh con quan. Bị phạt vạ

C. Vì A Phủ làm mất bò của nhà thống lí

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Câu 3. Điểm giống nhau giữa nhân vật Mị và A Phủ mà tác giả muốn đề cao là:

A. Cả hai nhân vật đều có tinh thần yêu tự do

B. Cả hai nhân vật đều có sức phản kháng mãnh liệt

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Câu 4. Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là?

A. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.

B. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.

C. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.

D. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.

Đáp án: C

Câu 5. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được rút từ tập truyện nào sau đây?

A. Đồng bạc trắng hoa xòe

B. Rẻo cao

C. Truyện Tây Bắc

D. Miền Tây

Đáp án: C

Câu 6. Khi đuổi kịp A Phủ, Mị có nói với A Phủ hai câu liên tiếp là gì?

A. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì khổ lắm.

B. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì khổ lắm.

C. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì chết mất.

D. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì chết mất.

Đáp án: D

Câu 7. Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện

A. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.

B. Mị ở Phiềng Sa.

C. Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

D. Mị ở Hồng Ngài.

Đáp án: C

Câu 8. Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại nhiều lần và có tác động đặc biệt tới Mị, đó là

A. Tiếng khèn.

B. Tiếng hát.

C. Tiếng chiêng.

D. Tiếng sáo gọi bạn tình.

Đáp án: D

Câu 9. Quê ngoại nhà văn Tô Hoài ở đâu?

A. Hà Giang.

B. Hà Nội.

C. Hà Tây.

D. Hà Nam.

Đáp án: B

Câu 10. Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?

A. Phủ không có cha mẹ, không có ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ.

B. A Phủ là thanh niên khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa.

C. A Phủ là người yêu trước kia của Mị.

D. A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

Đáp án: C

Câu 11. Đặc điểm phong cách nào dưới đây không phải là nét nổi bật của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ?

A. Ngôn ngữ và lời văn giàu chất tạo hình.

B. Thể hiện trong trang viết những tư liệu quý giá cùng những nhận xét, đánh giá sắc sảo về con người.

C. Có nhiều trang viết thấm đượm chất thơ, chất trữ tình.

D. Thể hiện được màu sắc dân tộc theo (bao hàm cả các dân tộc thiểu số) đậm đà.

Đáp án: B

Câu 12. "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh khát vọng sống, đó là khi

A. thấy A Phủ bị trói chờ chết.

B. Mị ngồi một mình trong căn buồng kín mít của mình.

C. Tết đến và "những đêm tình mùa xuân đã tới".

D. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi Tết.

Đáp án: C

Câu 13. Chi tiết nào sau đây không có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp trong cuộc sống quá khứ?

A. Mị thổi sáo, thổi (kèn) lá rất hay.

B. Mùa xuân, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.

C. Mị có giọng hát rất hay, được nhiều người mê thích.

D. Có biết bao chàng trai say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

Đáp án: C

Câu 14. Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật theo kiểu nào

A. Nhân vật số phận và tâm trạng.

B. Nhân vật số phận và tính cách.

C. Nhân vật tâm trạng.

D. Nhân vật tâm lí, tính cách và số phận.

Đáp án: A

Câu 15. Dòng nào sau đây không phải là phẩm chất của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)?

A. Chăm chỉ.

B. Hiếu thảo.

C. Thổi sáo giỏi.

D. Hát hay.

Đáp án: D

Câu 16. Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào không phải của Tô Hoài?

A. O Chuột.

B. Cát bụi chân ai.

C. Miền Tây.

D. Trăng sáng.

Đáp án: D

Câu 17. Sự kiện nào dưới đây không có trong cốt truyện Vợ chồng A Phủ?

A. Cha mẹ Mị phải vay nặng lãi của nhà thống lí Pá Tra để làm đám cưới.

B. Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài.

C. Vì món nợ, Mị đã phải khước từ lời cầu hôn của A Phủ.

D. Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, trở thành du kích và thành vợ thành chồng.

Đáp án: C

Câu 18. Ý nào dưới đây nhận xét chưa thỏa đáng về ý nghĩa bức tranh mùa xuân mở đầu cho những đêm tình mùa xuân của Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ?

A. Đó là một phần nằm ngoài cốt truyện để nhà văn thể hiện những hiểu biết nhiều mặt của hiện thực cuộc sống.

B. Là một bức tranh thiên nhiên, phong tục, đời sống để nhà văn gửi vào đó lòng mến yêu đất nước và con người Tây Bắc.

C. Là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn Mị đang bừng lên một sức sống thanh xuân.

D. Một không gian nghệ thuật thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả: về sự kì diệu của mùa xuân, về sức mạnh của khát vọng sống.

Đáp án: C

Câu 19. Ý kiến nào sau đây là chính xác khi nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?

A. Mị là con người giàu nghị lực vươn lên.

B. Mị là con người ủy mị, yếu đuối.

C. Mị là con người tiềm ẩn sức sống mãnh liệt.

D. Mị là con người luôn cam chịu, nhẫn nhục.

Đáp án: C

Câu 20. Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì lí do nào sau đây?

A. Cả (1), (2), (3)

B. A Phủ khóc.(2)

C. Mị muốn trốn cùng A Phủ.(3)

D. A Phủ van xin.(1)

Đáp án: B

Câu 21. Giá trị nổi bật của truyện “Vợ chồng A Phủ” là:

A. Giá trị hiện thực.

B. Giá trị nhân đạo.

C. Giá trị yêu nước.

D. Điểm a, b.

Đáp án: D

Câu 22. Cảnh nào sau đây được miêu tả trong “Vợ chồng A Phủ” chứng tỏ sự am hiểu của Tô Hoài đối với con người và cuộc sống Tây Bắc.

A. Cảnh rừng núi mùa xuân.

B. Cảnh sinh hoạt ngày tết, những đêm tình mùa xuân.

C. Cảnh xử kiện.

D. Tất cả các cảnh trên.

E. Điểm a, b.

Đáp án: D

Câu 23. Mị là nhân vật thành công của Tô Hoài và của văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp. Nghệ thuật đặc sắc nhất của Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị là:

A. Miêu tả ngoại hình.

B. Kể hành động.

C. Miêu tả, phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế.

Đáp án: C

Câu 24. Nội dung sau về tác phẩm Vợ chồng A Phủ đúng hay sai?

“Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 25: Dòng nào nói đúng về đặc điểm của nhân vật Mị?

A. Xinh đẹp. có tài chơi pao, hiếu thảo, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt và sức phản kháng táo bạo.

B. Xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt và sức phản kháng táo bạo.

C. Xinh đẹp. có tài tước đay, hiếu thảo, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt và sức phàn kháng táo bạo.

D. Xinh đẹp, có tài làm nương, hiếu thảo, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt và sức phàn kháng táo bạo.

Đáp án: B

Câu 26: Dòng nào dưới đây nêu không đúng những điểm chung trong số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ?

A. Sinh ra và lớn lên trong nghèo khổ nhưng vốn là những người lao động lương thiện, tự do.

B. Bị trói buộc vào cuộc sống nặng nề, tăm tối tại nhà thống lí Pá Tra bởi một món nợ không bao giờ trả hết.

C. Phải làm việc và bị đối xử nhưng những kẻ nô lệ thấp hèn đến mức mấy lần định tự tử.

D. Mang trong mình sức sống mãnh liệt và niềm khát khao được giải phóng.

Đáp án: C

Câu 27: Cách giới thiệu nhân vật Mị của Tô Hoài ngay mở đầu tác phẩm đạt được hiệu quả nghệ thuật gì?

A. Gợi ra số phân âm thầm, lặng lẽ đầy đau khổ của Mị.

B. Khắc sâu ấn tượng về sự âm thầm, lặng lẽ đầy đau khổ của Mị.

C. Tạo ra những đối nghịch về hoàn cảnh sống éo le của nhân vật cuốn hút người đọc theo dõi, tìm hiểu.

D. Để giới thiệu Mị là con dâu nhà thống lí.

Đáp án: C

Câu 28: Dòng nào nói đúng nhất nỗi khổ của kiếp sống "con dâu gạt nợ" của Mị?

A. Phải làm quần quật cho đủ số nợ.

B. Là con nợ, cũng là con dâu, phải kéo lẽ thân phận khốn khổ cho đến hết đời.

C. Khi chưa hết nợ không được hưởng quyền của một người con dâu.

D. Cả đời phải đi theo sau đuôi ngựa của chồng.

Đáp án: B

Câu 29: Các nội dung, sự kiện nào dưới đây được xem là biểu hiện tập trung nhất của sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị?

A. Ý định liều chết bằng lá ngón; sự chiến thắng của tình thương và hành động cứu A Phủ

B. Ý định liều chết bằng lá ngón; ý thức về quyền sống và ý định đi chơi xuân

C. Ý định liều chết bằng lá ngón; hành động trốn khỏi Hồng Ngài cùng A Phủ

D. Ý thức về quyền sống và ý định đi chơi xuân; sự chiến thắng của tình thương và hành động cứu A Phủ

Đáp án: D

Câu 30: Tại sao Mị ném nắm lá ngón xuống đất, đành trở lại nhà thống lí?

A. Vì “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”.

B. Vì sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi nên không muốn chết nữ

C. Vì A Sử không cho Mị chết, bắt Mị phải phục dịch nó.

D. Vì Mị luyến tiếc cuộc sống, vì Mị thấy mình còn trẻ.

Đáp án: A

Câu 31: Dẫn chứng nào chứng tỏ Mị là nạn nhân của sự áp chế thần quyền?

A. Bây giờ Mị tường mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa

B. Nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chi còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi,

C. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa

D. Mị cúi mặt không nghĩ ngợi gì nữa

Đáp án: B

Câu 32:Dòng nào dưới đây miêu tả âm thanh tiếng sáo nghe xa xôi nhất trong những lần tiếng sáo được trực tiếp miêu tả?

A. Ngoài đầu núi lấp ló, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.

B. Tai Mi văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

C. Mà tiếng sáo gọi hạn yêu vẫn lơ lửng hay ngoài đường.

D. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.

Đáp án: A

Câu 33: “Mị thấy phơi phới trở lại....Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi" nói lên điều gì?

A. Mị biết mùa xuân đã về và ai cũng thích đi chơi vào mùa xuân.

B. Mị đã nhớ lại những kỉ niệm đẹp của mùa xuân trước.

C. Mị hiểu ra: đã lâu rồi mình không được đi chơi vào mùa xuân.

D. Mị ý thức rõ về sự tồn tại, khát vọng sống hạnh phúc của mình.

Đáp án: D

Câu 34: Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn đã tác động như thế nào tới tâm hồn Mị?

A. Mị nhớ lại mình đã từng thổi sáo rất hay, biết bao người mê.

B. Mình hiểu nỗi khổ khi phải sống với người mà mình không yêu.

C. Làm sống dậy cái sức sống tiềm ẩn trong cơ thể trẻ trung và tâm hồn ham sống của Mị.

D. Làm Mị nhớ lại tiếng hát thiết tha, bồi hồi trong hội chơi xuân.

Đáp án: C

Câu 35: Phẩm chất nào dưới đây không có trong lời giới thiệu về A Phủ của nhà văn Tô Hoài?

A. Ngang bướng, khoẻ mạnh, khéo tay

B. Cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo, là niềm mơ ước của nhiều cô gái

C. Thổi sáo hay và rất đa tình

D. Mồ côi cha mẹ, nghèo đói, lưu lạc

Đáp án: C

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Trắc nghiệm bài Vợ chồng A Phủ Ngữ văn 12, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm