Câu 1: Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm
A. Xương cứng, màng xương và khoang xương
B. Màng xương, khoang xương và xương cứng
C. Màng xương, xương cứng và khoang xươngD. Khoang xương, xương cứng và màng xương
Câu 2: Chức năng của hai đầu xương là
A. Giảm ma sát trong khớp xương
B. Phân tán lực tác động
C. Tạo các ô chứa tủy đỏ
D. Tất cả các đáp án trênCâu 3: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?
A. Mô xương xốp và khoang xươngB. Mô xương cứng và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
Câu 4: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốpC. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Câu 5: Chức năng của thân xương là
A. Giúp xương phát triển to bề ngang
B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn
D. Tất cả các đáp án trênCâu 6: Thành phần cấu tạo của xương
A. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao)
B. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng)
C. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao không đổi
D. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổiCâu 7: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Khoang xươngD. Tất cả đều đúng
Câu 8: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang.D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 9: Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?
A. Nước
B. Chất khoáng
C. Chất cốt giaoD. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 10: Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp?
A. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ
B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏC. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng
D. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ
Câu 11: Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
A. Máu B. Mỡ C. Tủy đỏ D. Nước mô
Câu 12: Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?
A. Vì xương không dài ra được
B. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi
C. VÌ hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được
D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra đượcCâu 13: Ở người lớn, chất canxi nhiều hơn chất cốt giao nên xương
A. Cứng chắc, khó gãy
B. Khó gãy và dễ lành
C. Dễ gãy nhưng dễ lành
D. Dễ gãy, khó lànhCâu 14: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì
A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoángB. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng
C. Chưa có thành phần khoáng
D. Chưa có thành phần cốt giao
Câu 15: Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng
A. Mô xương xốp
B. Đĩa sụn phát triểnC. Chất tủy vàng trong khoang xương
D. Chất tủy đỏ có trong đầu xương
----------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về cấu tạo, tác dụng và tính chất của xương đối với cơ thể...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải VBT Sinh 8, Tài liệu học tập lớp 8