Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 2)

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 có đáp án

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 2) là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho cả thầy cô cùng các em học sinh, với nhiều câu hỏi ngữ văn bổ ích được xây dựng khoa học, bám sát nội dung chương trình học trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11.

101.Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập sách nào của Thạch Lam?

a.Gió đầu mùa

b.Nắng trong vườn

c.Theo dòng

d.Hà Nội băm sáu phố phường

102.Xét về phong cách nghệ thuật, Thạch Lam được xếp nhóm các tác giả thuộc dòng văn học nào?

a.Văn học lãng mạn

b.Văn học hiện thực

c.Văn học cách mạng

d.Không thuộc dòng văn học nào cố đinh

103.Thạch Lam không dùng âm thanh nào dưới đây để miêu tả cảnh chiều muộn nơi phố huyện?

a.Tiếng trống thu không

b.Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng

c.Tiếng chó cắn ma

d.Tiếng muỗi vo ve

104.Sáng tác của ai cùng với Tản Đà được coi là cầu nói giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại?

a.Phan Bội Châu

b.Phan Châu Trinh

c.Trần Tuấn Khải

d.Hoàng Ngọc Phách

105.Cảnh vât được chọn để miêu tả lúc chiều xuống ở phố huyện (đoạn văn đầu tiên của truyện) đều có chung điểm gì?

a.Cảnh đều rất yên lặng

b.Cảnh đều gợi buồn

c.Cảnh đều gợi sự lụi tàn tương ứng với những kiếp người nơi phố huyện

d.Cả a,b,c

106. Truyện ngắn “chí phèo” của Nam Cao, xoay quanh:

a. Làng Đại Hoàng

b. Làng Vũ Đại

c. Cái lò gạch cũ

d. Làng Đại Vũ

107. Trước cảnh chiều muộn đang chuyển vào đêm nơi phố huyện, tâm trạng của chị em Liên được miêu tả như thế nào?

a.Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Lòng nao nao buồn.

b.Liên thấy động lòng thương

c.Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo

d.Liên thấy vui vui vì lại sắp được đón đoàn tàu đêm.

108.Chi tiết nào trong truyện cho thấy Liên là người con gái lớn và đảm đang” ?

a.Ngày nào Liên cũng thay mẹ bán hàng

b.Liên hay lo lắng cho An

c. “ Chiếc khoá chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng”

d.Cách ứng xử của chị với những người xung quanh

109.Những con người được miêu tả trong “Hai đứa trẻ” gợi cho người đọc cảm giác gì?

a.Gợi sự cảm thương về những kiếp người nghèo khổ

b.Gợi nỗi buồn về cuộc sống như đang tàn lụi

c.Cả a,b đều đúng

d.Cả a,b đều sai

110.Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. Định nghĩa trên về ngữ cảnh:

a.Đúng

b.Sai

111.Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp trong một cuộc hội thoại quyết định điều gì?

a.Việc lựa chọn chủ đề cuộc hội thoại

b.Địa điểm và thời gian giao tiếp

c.Từ xưng hô và cách dùng từ ngữ mang màu sắc biểu cảm

d.Cả a,b,c

112.Nguyễn Tuân xuất thân trong một gia đình:

a.Một gia đình quan lại Nho học

b.Một gia đình nhà Nho

c.Một gia đình công chức nhỏ

d.Một gia đình nông dân

113.Trước khi bước vào sự nghiệp viết văn, làm báo, Nguyễn Tuân đã từng làm qua công việc gì?

a.Giáo viên

b.Nhân viên sở tài chính

c.Diễn viên

d.Không từng làm qua công việc gì

114.Kiểu nhân vật nào dưới đây không phải là kiểu nhân vật thường xuất hiện trong “Vang bóng một thời”?

a.Những con người tài hoa

b.Những nhà nho cuối mùa bất đắc chí

c.Những bậc đại khoa từ quan ở ẩn, không màng danh lợi

d.Những con người quyết tâm giữ lấy cái “thiên lương cho lành vững”

115.Tại sao viên quản ngục trong truyện lại đối đãi với Huấn Cao một cách rất tử tế?

a.Vì khí phách của Huấn Cao rất hiên ngang

b.Vì ông mong muốn được Huấn Cao thuận lòng cho chữ

c.Vì ông nể phục cái tài và khí phách của kẻ tử tù

d.Cả a, b, c

116.Việc thay đổi cách ứng xử của Huấn Cao đối với viên quản ngục đã cho thấy kẻ tử tù là người như thế nào?

a.Rất giàu tình thương

b.Rất giàu lòng vị tha

c.Rất trọng những con người có tấm lòng tốt đẹp

d.Cả a,b,c

117. Thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là?

a.Thủ pháp so sánh

b.Thủ pháp đối lập

c.Thủ pháp trùng điệp

d.Tất cả các thủ pháp trên

118.Phẩm chất của viên quản ngục đã khiến Huấn Cao cảm kích mà coi rằng:

a. Đó thực là “ một tấm lòng trong thiên hạ”

b.Đó là “một thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lọan xô bồ”

c.Cả hai câu nói trên

d.Huấn Cao chỉ thể hiện bằng hành động mà không có đánh giá gì

119. Ai là người đã đưa Chí Phèo vào tù

a. Bà Ba

b. Bà Tư

c. Bá Kiến

d. Lý Cường

120. sau khi đi tù trở về Chí Phèo sống bằng nghề

a. Rạch mặt ăn vạ

b. Bán rượu

c. Canh điền

d. Thợ làm gạch

121. Thị Nở là:

a. Một cô gái trẻ

b. Một bà góa

c. Một cô gái xấu ”ma chê quỷ hờn”

d. Người bán cháo hành

122. Ai là người đã đưa Chí Phèo trở về cuộc sống hoàn lương:

a. Chính bản than Chí Phèo

b. Thị Nở

c. Mẹ Chí Phèo

d. Bà Ba

123. Bát cháo hành là:

a. Liều thuốc giúp Chí Phèo lấy lại nhân tính

b. Như liều thuốc giải rượu

c. Giải oan của Chí Phèo bấy lâu

d. Một loại thuốc ăn ngon bổ

124. “ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” là lời của ai?

a. Chí Phèo nói với Thị Nở

b. Bà Ba nói với Chí Phèo

c. Bá Kiến nói với Chí Phèo

d. Thị Nở nói với Chí Phèo

125. Ý định đầu tiên của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt:

a. Dự định đến nhà Bá Kiến

b. Dự định đến nhà Thị Nở

c. Tự sát

d. Cả 3 đều đúng

126. Tác phẩm “Chí Phèo”

a. Đậm chất trữ tình

b. Mang chất hiện thực và tinh thần nhân đạo

c. Mang triết lý cuộc sống, tình cảm đời thường một cách sâu sắc

d. Chứa đựng tình cảm yêu mến các nhân vật của Nam Cao

127. Hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật có tác dụng bộc lộ tính cách số phận nhân vật là:

a. Cốt truyện

b. Chi tiết

c. Hoàn cảnh

d. Kết cấu

128. Toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng khách quan của đời sống nhân vật là:

a. Cốt truyện

b. Chi tiết

c. Hoàn cảnh

d. Kết cấu

129. Tiểu thuyết là thể loại

a. Cỡ lớn

b. Cỡ trung bình

c. Cỡ nhỏ

d. Tất cả sai

130. Truyện ngắn là thể loại

a. Cỡ lớn

b. Cỡ trung bình

c. Cỡ nhỏ

d. Tất cả sai

131. “Đời thừa” xoay quanh

a. Bi kịch đau đớn của người nghệ sĩ có hoài bão lớn trong xã hội cũ

b. Sự tha hóa biến chất của một số tri thức trong xã hội cũ vì danh vọng

c. Thái độ cảm thương trân trọng của Nam Cao đối với những người tri thức

d. Câu a, c đúng

132. Trong truyện ngắn “Đời thừa” nhân vật Hộ có mấy bi kịch

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

133. “Đời thừa” có các giá trị

a. giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo

b. giá trị hiện thực, giá trị về tư tưởng dân chủ tư sản

c. giá trị nhân đạo, giá trị về tư tưởng dân chủ tư sản

d. Câu A&B đúng

134. Nghệ thuật đặc sắc nhất trong tác phẩm “Đời thừa”

a. nghệ thuật tu từ kết hợp triết lí sâu sắc

b. nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật kết hợp biểu cảm

c. miêu tả tâm lí nhân vật

d. Câu A&B đúng

135. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài …….. đưa cho”

a. khuôn mẫu

b. kiểu mẫu

c. khuôn sáo

d. khuôn hình

136. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho ………..”

a. loài người
b. cả thế giới
c. cả nhân loại
d. cả loài người

137. Ước mơ của nhân vật Hộ là

a. sang tác ra thật nhiều tác phẩm nổi tiếng
b. sáng tác ra thật nhiều tác phẩm giá trị cho nhân loại
c. viết một quyển ăn giải Noben và dịch ra mọi thứ tiếng
d. viết một quyền có giá trị cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là nông dân

138. Quan điểm về văn chương trong tác phẩm “Đời thừa”:”Tác phẩm thật giá trị, làm người gần người hơn” xuất phát trên tinh thần

a. nhân đạo
b. nhân đạo chủ nghĩa
c. nhân đạo dân chủ
d. chủ nghĩa dân tộc

139. Các đề tài chính của Nam Cao gồm mấy đề tài

a. Duy nhất một
b. 2
c. 3
d. nhiều đề tài

140. Nam Cao theo quan điểm nghệ thuật gì

a. Nghệ thuật vị nghệ thuật
b. Nghệ thuật vị nhân sinh
c. câu A&B đúng
d. Câu A&B sai

142. Sau cách mạng tác phẩm tiêu biểu nhất của Nam Cao là

a. Nước mắt
b. Đôi Mắt

143. “Sống mòn” (Nam Cao) thuộc thể loại

a. Truyện ngắn
b. tiểu thuyết
c. kịch
d. tuỳ bút

144. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao

a. biệt tài trong việc phân tích và diễn biến tâm lí nhân vật
b. tính triết lí sâu sắc
c. luôn thay đổi giọng điệu
d. câu A, B&C đúng

145. Nam Cao có đóng góp lớn cho sự phát triển của

a. ngôn ngữ văn xuôi
b. ngôn ngữ văn vần
c. ngôn ngữ Hán tự
d. ngôn ngữ báo chí

146. Nam cao có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện

a. thể truyện dài và tiểu thuyết
b. thể truỵện ngắn và tiểu thuyết
c. báo chí và văn chương
d. câu A, B&C đúng

147. Quan điểm của Nam Cao về vai trò và trách nhiệm của nhà văn được trình bày rất rõ trong tác phẩm

a. Đời thừa, Chí phèo, Cười
b. Đôi mắt, Sống mòn
c. Trăng sáng, Đời thừa
d. Đôi mắt, Chí phèo, Đời thừa

148. Tác phẩm “Đời thừa” là một tuyên ngôn nghệ thuật

a. đúng
b. sai

149. Câu “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ; và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ”. (Nam Cao)
Được trích trong tác phẩm nào

a. Đôi mắt
b. Nước mắt
c. Trăng sáng
d. Truyện người hàng xóm

150. Chi tiết “cái lò gạch cũ bỏ không…..” (Chi tiết được nói đến ở đầu truyện Chí Phèo), được nhắc đến mấy lần trong tác phẩm

a. 1
b. 2
c. 3
d. 4

151. Phan Châu Trinh chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để thực hiện cải cách xã hội toàn diện theo con đường của?

a.Nhật Bản
b.Trung Quốc
c.Hoa Kì
d.Các nước dân chủ phương Tây

152. Xuân Diệu không viết về thể loại nào trong các thể loại sau:

a.Phê bình 
b.Tiểu thuyết
c.Truyện ngắn
d.Thơ

153. Trong những sáng tác của Tố Hữu, tập thơ liền kề ngay tập “Từ ấy” là?

a.Gío lộng
b.Ra trận
c.Việt Bắc
d.Máu và hoa

154. Sáng tác nào của Tố Hữu chủ yếu theo:

a.Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi
b.Cảm hứng hiện thực
c.Khuynh hướng sử thi
d.Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực

155. Tập thơ nào của Tố Hữu được coi là đã bắc được chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới và thơ ca cách mạng:

a.Từ ấy
b.Việt Bắc
c.Gió lộng

156. Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc phần nào của tập thơ “Từ ấy”?

a.Xiềng xích
b.Máu lửa
c.Giải phóng

157. Theo Phan Châu Trinh, luân lí phương Tây phát triển qua ba giai đoạn, đó là gì?

a.Từ mỗi người, lên gia đình, đến xã hội
b. Từ mỗi người, lên quốc gia, đến xã hội
c.Từ mỗi người, lên xã hội, đến quốc tế

158. Cặp đôi nào dưới đây không có trong bài thơ “ Tương tư” của Nguyễn Bính?

a.Bên ấy-bên này
b.Trong bến-ngoài làng
c.Gìan giầu-giàn cau
d.Một người-một người

159. Trong thời gian bị giam giữ ở các nhà tù Trung Quốc, Bác chỉ bị tình nghi là Hán gian trong bốn bức tháng đầu, Người bị đày đọa rất cực khổ.Bốn tháng sau, Người không bị gong, không bị xích.

Thông tin nêu trên:

a. Đúng
b.Sai

160. “Nhật kí trong tù” bao gồm mấy nội dung cơ bản:

a.Hai
b.Ba
c.Bốn

161. Cảnh trong bài “Chiều tối” thống nhất giữa ước lệ và sự chân thật tự nhiên, đúng hay sai?

a. Đúng
b.Sai

162. Bài thơ “Lai tân” của Hồ Chí Minh có kết cấu như thế nào?

a.Bốn phần (khai-thừa-chuyển-hợp)
b.Hai phần (2 câu đầu/2 câu cuối)
c.Hai phần (3 câu đầu/1 câu cuối)

163. Tiếng cười trong “Lai tân” là tiếng cười:

a.Phê phán
b. Đả kích
c.Vui thoải mái
d.Cười khẩy, mỉa mai, châm biếm

164. Đặc điểm nào dưới đây không phải là sự đổi mới của hình thức thơ:

a.Việc chia bài thơ thành nhiều khổ
b.Những hình tượng quen thuộc của thơ cổ điển được sử dụng nguyên gốc
c.Ngữ điệu thơ mang dáng dấp của ngữ điệu nói
d.Hình thức kể chuyện được sử dụng khá phổ biến

165. “…tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng”

Cho biết đây là cách bác bỏ nào?

a.Bác bỏ luận điểm
b.Bác bỏ luận cứ
c.Bác bỏ lập luận

166. Mục đích của bác bỏ là bảo vệ chân lí, xác nhận sự thật. Nếu xa rời…thì sự bác bỏ trở thành ngụy biện, vô bổ và có hại

a.Lí lẽ
b.Dẫn chứng
c.Mục đích chân lí
d.Thực tiễn

167. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường được thong báo trực tiếp đầy đủ qua lời thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng. Đúng hay sai?

a. Đúng
b,Sai

168. Chất đường thi trong bài “ Trang giang” được thể hiển nổi bật ở điểm nào?

a. Đề tài
b.Thi liệu
c.Các thủ pháp nghệ thuật
d.Cả a,b,c

169. Thi đề của “Tràng giang” là gì?

a.Thi đề “đăng sơn, ức hữu”
b.Thi đề “ cao sơn, lưu thủy”
c.Thi đề “giai thì, mĩ cảnh”

170. Tại sao nói, trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính là tiếng thơ “ quen nhất”?

a.Vì thơ ông sử dụng nhiều thi liệu của ca dao
b.Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới
c.Vì thơ ông kết hợp được giữa thi pháp ca dao với thi pháp thơ tượng trưng Pháp
d.Vì thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại mới vừa như đã có sẵn trong dân gian

171. Trong bốn nhà thơ thuộc dòng “thơ quê” sau, nhà thơ nào được coi là thạo về cảnh quê?

a.Anh Thơ
b.Bàng Bá Lân
c.Đòan Văn Cừ d.Nguyễn Bính

172. Đối với Xuân Diệu, cái hoàn mĩ nhất là gì?

a.Tuổi xuân
b.Thiên nhiên
c.Tình yêu
d.Con người, nhất là người phụ nữ ở giữa tuổi xuân

173. Bài thơ ‘Vội vàng” của Xuân Diệu được kết cấu thành hai phần, trong đó:

a.Phần đầu nghiêng về “lập thuyết”
b.Phần đầu nghiêng về “thực hành”

174. Bài thơ “Vội vàng” được tổ chức thành:

a.Dạng một câu chuyện
b.Một đoạn đối thọai
c.Một lời bộc bạch
d.Một đoạn độc thọai nội tâm

175. Nhịp thơ bài “Vội vàng” là nhịp:

a.Vội vã
b.Sôi nổi, gấp gáp
c.Mạnh mẽ, quyết liệt
d.Vừa giục giã, vừa trầm lắng suy tư

176. Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là tâp gì?

a.Thơ thơ
b.Gửi hương cho gió

177. “Vội vàng” là một thi phẩm giàu cảm xúc nhưng lại in đậm những dấu ấn triết lí, chính điều này đã tạo nên sự không toàn vẹn của tác phẩm, đúng hay sai?

a. Đúng
b.Sai

178. “Đây thôn Vĩ Dạ” mới đầu có tên là:

a.Thôn Vĩ Dạ
b. Ở đây thôn Vĩ Dạ
c.Nhớ thương Vĩ Dạ
d.Nhớ Vĩ Dạ

179. Thơ Huy Cận là sự hòa hợp khá nhuần nhuyễn giữa:

a.Thi pháp thơ Đường với thi pháp thơ lãng mạn
b.Thi pháp thơ trung đại của dân tộc với thi pháp thơ lãng mạn Pháp
c.Thi pháp thơ Đường với thi pháp thơ tượng trưng Pháp
d.Thi pháp ca dao với thi pháp thơ tượng trưng Pháp

180. Theo quan niệm và cách phân chia của Tản Đà, thì tác phẩm nào của ông được gọi là văn chơi?

a.Khối tình con
b.Gíâc mộng lớn
c.Chú giải “Truyện Kiều”
d.Tuồng Thiên Thai

181. Trong “Hầu trời”, Tản Đà không nhắc đến lọai văn này:

a.Văn lí thuyết
b.Văn chơi
c.Văn vị đời
d.Văn nghị luận

182. Hội đồng hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới vào năm nào?

a. 1960
b. 1962
c. 1965
d. 1968

183. Nội dung quan trọng hàng đầu trong tác phẩm của Nguyễn Du là:

a. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
b. Lên án bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến thối nát
c. ước mơ về một cuộc sống hòa bình, tự do, công lý.
d. Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội

184. Tản Đà từng ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dung…làm phương tiện.

a.Thơ văn
b.Vũ trang
c.Sự ủng hộ của bên ngoài
d.Báo chí

185. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn:

a. Thế kỷ X – XV
b. Thế kỷ XVI – XVIII
c. Nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
d. Cuối thế kỷ XIX

186. Qua đoạn trích “Nỗi thương mình”, nhận xét nào sau đây là đúng nhất về nhân vật Thúy Kiều?

a. Giàu lòng vị tha
b. Giàu đức hy sinh
c. Giàu tình cảm
d. Nhân cách cao đẹp

187. Điền từ nào cho đúng vào câu sau: “Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được……… chính xác, minh bạch”.

a. Luận cứ
b.Luận chứng
b. Luận điểm
c.Luận đề

188. “Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non”. Đoạn thơ trên tác giả sử dụng phương tiện biểu đạt nào là chính?

a. Miêu tả
b.Tự sự
c.Biểu cảm
d.Thuyết minh

188. Ý nghĩa nổi bật của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn là:

a. Chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa
b. Đề cao quyền sống, sự trân trọng những khát vọng về hạnh phúc lứa đôi
c. Ca ngợi sự thủy chung của người chinh phụ
d. Chống chiến tranh phong kiến và khẳng định tấm lòng thủy chung của người chinh phụ

189. Trong bài làm văn, học sinh thường rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” là do những nguyên nhân nào sau đây?

a. Không hiểu đề
b.Không có dàn ý
c. Không xác định được luận điểm
d.Không biết cách chọn dẫn chứng

190. Nội dung nào sau đây không có trong tác phẩm Chinh phụ ngâm:

a. Sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa
b. Nỗi ước mong được sống trong hòa bình
c. Sự hi sinh vì lý tưởng cao đẹp
d. Tâm trạng khao khát được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi

191. Các bước tìm ý cho bài văn:

a. Xác định luận đề, xác định các luận điểm, tìm luận cứ cho luận điểm
b. Xác định luận đề, tìm luận cứ, xác định luận điểm
c. Xác định các luận điểm, xác định luận đề, tìm luận cứ
d. Tìm luận cứ, xác định luận điểm, xác định luận đề

192. Ý nghĩa của trích đoạn “Hồi trống Cổ Thành”:

a. Biểu dương tính cương trực của Trương Phi
b. Khẳngđđịnh lòng trung nghĩa của Quan Công
c. Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu - Quan - Trương
d. Cả 3 ý trên

193. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Chiều mộng hòa thơ trên……duyên
Cây me ríu rít………chim chuyền
Đỗ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.

Dòng 1: Cây, trái, nhánh, cành, lá.

Dòng 2: Con, lũ, bầy, cặp, đôi.

194. Nhân vật tượng trưng cho chữ “trí” trong “ Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung:

a. Lưu Bị.
b. Trương Phi.
c. Tào Tháo.
d. Gia Cát Lượng.

195. Người ta gọi bà là “ Hồng Hà nữ sĩ”, bà là ai?

a. Đoàn Thị Điểm.
b. Bà Huyện Thanh Quan.
c. Hồ Xuân Hương.
d. Ngọc Hân Công chúa.

196. “Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”.

“gió đông” ở đây là gió mùa nào?

a. Mùa Xuân.
b. Mùa Hè.
c. Mùa Thu.
d. Mùa Đông.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 11

101

B

121

C

141

B

161

A

181

D

102

A

122

B

142

B

162

B

182

C

103

C

123

A

143

B

163

D

183

D

104

C

124

A

144

A

164

B

184

A

105

D

125

B

145

A

165

A

185

D

106

B

126

B

146

B

166

B

186

B

107

A

127

A

147

C

167

A

187

B

108

C

128

C

147

A

168

B

188

B

109

B

129

A

149

A

169

A

189

B

110

A

130

B

150

B

170

A

190

A

111

D

131

A

151

A

171

D

191

A

112

A

132

A

152

A

172

C

192

D

113

B

133

A

153

B

173

A

193

A

114

C

134

C

154

A

174

B

194

D

115

D

135

B

155

A

175

B

195

A

116

C

136

C

156

B

176

A

196

A

117

B

137

C

157

B

177

A

197

C

118

C

138

A

158

B

178

D

198

C

119

C

139

B

159

B

179

A

199

B

120

A

140

B

160

C

180

B

200

D

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 2), mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 7.425
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm