Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 1)
Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 có đáp án
Với mong muốn cung cấp đến quý thầy cô và các bạn học sinh những tài liệu hay và chất lượng nhằm phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11, chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 1)
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11: Chí Phèo - Nam Cao
- Bài tập ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 phần đọc - hiểu
1. Dòng nào dưới đây là phương châm sống của Lê Hữu Trác
a. ''Luyện cho câu văn thật hay và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’
b. ''Mài lưỡi gươm cho sắc và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’
c. ''Gác lại chuyện văn chương mà đem hết tâm lực chữa bệnh cho mọi người’’
d. ''Ngoài việc luyện câu văn thật hay, mài lưỡi gươm cho thật sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’.
2. “Thượng kinh kí sự” là tập sách được viết bằng:
a. Chữ Hán
b. Chữ Nôm
c. Viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm
d. Viết bằng chữ Nôm rồi dịch ra chữ Hán
3. Dòng nào dưới đây không phải là nội dung của “Thượng kinh kí sự”?
a. Ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc.
b. Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa và đầy quyền lực nơi phủ chúa
c. Tỏ tháo độ xem thường danh lợi
d. Thể hiện mong ước được cuộc sống tự do
4. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả kí sự đã giới thiệu như thế nào về xuất thân của mình?
a. Xuất thân nông dân, con nhà nghèo hèn
b. Xuất thân nơi phủ chúa, nay đã về nơi điền dã
c. Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa
d. Cả a, b, c đều sai
5. Tác giả tự hào “chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết”, duy chỉ có:
a. Việc xử án ở chốn công đường là chưa từng được làm qua
b. Cảnh giàu sang nơi phủ chúa là chưa được hưởng thụ
c. Những việc trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi
d. Cả a, b
6. Trước cảnh giàu sang và uy quyền nơi phủ chúa, thái độ của tác giả ra sao?
a. Ngạc nhiên và thán phục
b. Thích thú
c. Coi thường và thờ ơ
d. Gồm a,c
7. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”thể hiện nổi bật nhất giá trị gì?
a. Giá trị hiện thực
b. Giá trị nhân đạo
c. Cả a, b đều đúng
d. Cả a, b đều sai
8. Sự băn khoăn, trăn trở của Lê Hữu Trác khi kê đơn thuốc cho thế tử thể hiện rõ nhất điều gì ở vị danh y?
a. Sự coi thường danh lợi
b. Sự kín đáo
c. Cái tâm của người thầy thuốc
d. Sự khao khát một cuộc sống tự do, phóng túng
9. Dấu ấn cá nhân không được thể hiện ở những phương diện nào dưới đây?
a. Việc chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, phong cách kết hợp từ.
b. Việc tạo ra những quy tắc chung của ngôn ngữ
c. Việc tạo ra các từ mới
d. Cả a, c và b đều đúng.
10. Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ?
a. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học
b. Tôi muốn tắt nắng đi
c. Công ty đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy
d. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió
11. Trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, cụm từ “học nói” có nghĩa là gì?
a. Học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp với người xung quanh
b. Tạo ra những nét riêng trong lời nói cá nhân.
12. Nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là gì?
a. Phê phán giai cấp phong kiến
b. Châm biếm những hiện tượng lố bịch trong xã hội
c. Đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc lứa đôi
d. Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên
13. Thể thơ Nôm xuất hiện ở nước ta vào thời gian nào?
a. Đầu thế kỉ X
b. Cuối thế kỉ XIII
c. Đầu thế kỉ XIV
d. Đầu thế kỉ XV
14. Thơ Nôm đưòng luật là một thể lọai văn học sử dụng hầu như nguyên vẹn hình thức, niêm luật thơ Đường, nhưng được viết bằng chữ Nôm. Nhân định này:
a. Đúng
b. Sai
15. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương?
a. Viết nhiều về đề tài phụ nữ
b. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình
c. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất, giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán
16. Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây?
a. “Tự tình” thể hiện bi kịch của nhân vật trữ tình
b. “Tự tình” thể hiện khát vọng sống của nhân vật trữ tình
c. “Tự tình” thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
d. Cả a, b, c đều đúng
17. Bi kịch của nhân vật trữ tình trong “Tự tình” là bi kịch gì?
a. Bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận
b. Bi kịch của người làm lẽ
c. Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ nam quyền
d. Cả a, b, c đều đúng
18. Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Tự tình” là gì?
a. Sử dụng thủ pháp đảo ngữ
b. Sử dụng các thành ngữ
c. Sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh
d. Sử dụng thủ pháp đối lập
19. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình:
a. Có nhiều người đỗ đạt, làm quan
b. Nông dân nghèo
c. Quan lại sa sút
d. Thương nhân
20. Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng cười mang âm hưởng?
a. Sâu sắc, thâm trầm
b. Mạnh mẽ, quyết liệt
c. Chua chát
d. Hóm hỉnh
21. Điểm khác biệt của thơ văn Nguyễn Khuyến với thơ văn ở ẩn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
a. Tính chất “tải đạo” rất sâu sắc
b. Buông mình theo thói tục
c. Coi trọng khí tiết
d. Mặc cảm về sự bất lực
22. Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ”?
a. Thu điếu
b. Thu ẩm
c. Thu vịnh
d. Vịnh núi An Lão
23. Cảnh thu trong bài “Thu điếu” không được miêu tả bằng dấu hiệu nào dưới đây?
a. Làn nước trong veo
b. Làn sương thu
c. Những đám mây lơ lửng
d. Bầu trời xanh ngắt
24. Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến?
a. Cảnh thu trong bài gợi nỗi buồn tiếc nuối
b. Cảnh thu trong bài đẹp, xôn xao lòng người
c. Cảnh thu trong bài đẹp nhưng tỉnh lặng và đượm buồn
d. Cảnh thu trong bài nhuốm trọn nỗi buồn mất nước
25. Câu “cá đâu đớp động dưới chân bèo” thể hiện điều gì?
a. Gợi cái tĩnh lặng của không gian
b. Người đi câu không chú trọng vào việc câu cá
c. Gợi hình ảnh về cái đẹp của làng quê
d. Gồm a, b
26. Thao tác nào dưới đây không thuộc khâu phân tích đề?
a. Xác định các từ ngữ then chốt trong đề bài
b. Xác định các ý lớn của bài viết
c. Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức
d. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng
27. Hình ảnh bà Tú trong bài “Thương vợ” được khắc họa bằng bút pháp:
a. Tả thực
b. Tượng trưng
c. Lãng mạn
28. “Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tú Xương vì:
a. Cảm xúc thơ chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc
b. Lời thơ, ý thơ vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ
c. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, hài hước
d. Cả a,b,c
29. Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười:
a.Châm biếm sâu cay
b.Đả kích quyết kiệt
c.Tự trào mang sắc thái ân hận, ngậm ngùi pha giọng tâm tình tha thiết
d.Cả a,b,c
30. Nhận định nào dưới đây về Nguyễn Khuyến không chính xác:
a.Ông là người có tài năng và cốt cách thanh cao
b.Ông có tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết
c.Khi từ quan, ông dùng ngòi bút tấn công trực diện và mạnh mẽ vào bọn bán nước và cướp nước
d.Ông sống trọn đời giản dị và thanh bạch
31. Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam ở thể loại nào?
a.Thất ngôn bát cú Đường luật
b.Hát nói
c.Câu đối
d.Song thất lục bát
32. Thi cử là một đề tài rất đậm nét trong thơ Tú Xương, được viết bằng cả thơ và phú với một thái độ mỉa mai, phẫn uất cao độ của tác giả. Nhận định trên:
a.Đúng
b.Sai
33. Hiện thực được phản ánh trong “Vịnh khoa thi Hương” là:
a.Một hiện thực đầy hài hước.
b.Một hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu
c.Một hiện thực rất chua xót
d.Gồm a, c
34. Việc miêu tả cảnh trường thi nhốn nháo, thể hiện điều gì?
a.Sự căm uất của Tú Xương về chuyện thi cử bất công
b.Sự phản kháng mạnh mẽ về lối học hành khoa cử cũ
c.Yêu cầu cần phải thay đổi cách học, cách thi cử
d.Sự chua chát về tình cảnh đất nước mất chủ quyền
35. Người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó là:
a.Nguyễn Du
b.Phan Huy Vịnh
c.Nguyễn Công Trứ
d.Đào Tấn
36. Hát nói là một loại hình ca nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc:
a.Cung đình
b.Từ ca vũ Chàm
c.Dân gian
d.Trung Quốc
37.Hát nói hấp dẫn người nghe chủ yếu là ở:
a.Các hình ảnh thơ
b.Cách gieo vần
c. Giọng điệu
d.Sự phá cách trong việc sử dụng các câu thơ
38.Cao Bá Quát có thời từng bị biếm chức. Nguyên nhân của lần biếm chức đó là gì?
a.Do ông quá tài giỏi nên bị bọn hoạn quan xu nịnh, gièm pha
b.Do tính tình ông quá phóng khoáng, luôn coi thường danh lợi
c.Ông bị phát hiện vì sửa bài thi cho thí sinh
d.Cả a,b,c
39.Hình ảnh nào trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Qúat mang ý nghĩa tượng trưng?
a.Bãi cát dài và người đi trên cát
b.Mặt trời
c.Quán rượu trên đường
d.Phường danh lợi
40. “Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tá trên cơ sở nào?
a.Các mô típ của văn học dân gian
b.Một số truyện trung đại
c.Một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả
d.Cả a,b,c
41. “Truyện Lục Vân Tiên” thể hiện nổi bật nội dung nào trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
a.Lòng yêu nước thương dân sâu sắc
b.Tư tưởng đạo đức nhân nghĩa
c.Khát vọng lí tưởng và ước mơ về một xã hội tốt đẹp
d.Gồm b,c
42. “Truyện Lục Vân Tiên” thuộc loại gì?
a.Truyện truyền kì
b.Truyện Nôm bác học
c.Truyện dân gian
d.Cả a,b,c đều sai
43.Các triều đại được nhắc đến trong lời của Qúan ông có đặc điểm gì giống nhau?
a.Đều ở vào giai đoạn suy tàn
b.Đều gây nhiều phiền nhiễu cho dân
c.Có nhiều chính sách giúp cho dân an lạc
d.Gồm a,b
44. Ông Qúan đứng trên quan điểm lập trường nào để bình luận về các triều đại và con người trong quá khứ?
a.Lập trường giai cấp
b.Lập trường dân tộc
c.Lập trường nhân dân
d.Cả a, b,c
45.Ông Qúan chính là hình ảnh của:
a.Nhân dân nói chung
b.Người nông dân
c.Nhà nho mai danh ẩn tích
d.Ông tiên trong truyện cổ tích xưa
46.Đặc điểm nào dưới đây không phải là thành công nghệ thuật tiêu biể của đoạn trích?
a.Lối dùng điệp ngữ dồn dập
b.Sử dụng đa dạng lối nói ẩn dụ
c.Sử dụng nhiều tiểu đối
d.Cả b,c
47.Xét về ý có thể chia bài thơ “Chạy giặc” thành mấy phần?
a.Bốn phần
b.Hai phần (6 câu đầu-2 câu cuối)
c.Hai phần ( 4 câu đầu – 4 câu cuối)
d.Không nên chia bài thơ thành các phần
48.Trong hai câu thơ cuối bài “ Chạy giặc”, Nguyễn Đình Chiểu đã phê phán hạng người nào trong xã hội?
a.Những nho sing chỉ biết ôm sách vở cũ
b.Bọn xâm lược
c.Những người không dám đứng lên chống Pháp
d.Những người có trách nhiệm với dân, với nước
49. Cụm từ “lơ xơ chạy” được hiểu là:
a.Chạy một cách thất thần, không định hướng, không ai dẫn dắt
b.Chạy tất tả ngược xuôi
c.Xoay sở một cách vất vả để lo liệu việc gì
d.Chạy vạy vất vả chỗ này chỗ khác để lo việc gì
50. “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” cùng thể lọai với tác phẩm nào?
a. “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến
b. “Tự tình” của Hồ Xuân Hương
c. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát
d. “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
51.Thể loại của “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” là:
a.Thơ tự do
b.Thơ thất ngôn biến thể
c.Hát nói
d. cả a,b,c đều sai
52.Cảm hứng trong bài “ Hương Sơn phong cảnh ca” là:
a.Cảm hứng tôn giáo
b.Cảm hứng yêu thiên nhiên
c.Hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo với tình yêu giang sơn đất nước tươi đẹp
d.Hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên với cảm hứng nhân vân
53.Giọng điệu chung của một bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?
a.Giọng trầm hùng
b.Giọng lâm li, thống thiết
c.Giọng bi tráng
d.Giọng ủy mị,đau thương
54.Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuẩt?
a.Lung khởi
b.Thích thực
c.Ai vãn
d.Kết
55.Nguyễn Đình Chiểu đã từng đậu:
a.Cử nhân
c.Bảng nhãn
b.Tú tài
d.Thám hoa
56.Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung vào mấy nội dung lớn?
a.Hai
b.Bốn
c.Ba
d.Năm
57.Trong mỗi cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
a.Nước đỗ lá khoai
b.Chuột chạy cùng sào
c.Cờ đến tay ai, người đó khuất
d.Đẽo cày giữa đường
58.Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của thành ngữ?
a.Mang tính khát quát cao về nghĩa
b.Xuất phát từ một sự kiện cụ thể trong quá khứ
c.Có tính cân đối, hài hòa
d.Gìau tính hình tượng
59.Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không được thể hiện nổi bật ở điểm nào dưới đây?
a.Những rung động tình cảm luôn mình liệt sâu xa
b.Những nhân vật rất bộc trực, khoáng đạt, hồn nhiên
c.Ngôn ngữ, lời thơ mộc mạc, bình dị
d.Kiểu kể chuyện mang dấu ấn của tính diễn xướng
60.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có đóng góp tích cực nhất đối với văn chương Việt Nam là ở mảng:
a.Thơ ca yêu nước
b.Văn chính luận
c.Văn chương trữ tình đạo đức
d.Cả a,b,c
61. “Chiếu cầu hiền” của Quang Trung hướng lên những đối tượng nào?
a.Các trí thức Bắc Hà
b.Các tri thức Nam Bộ
c.Các trí thức ở Phú Xuân
d.Tất cả các đối tượng trên
62.Trong bài chiếu, Ngô Thì Nhậm cho rằng sứ mệnh của người hiền là phải làm gì?
a.Làm ngôi sao sáng trên trời cao
b.Làm quân sư đắc lực cho thiên tử
c.Làm sứ giả cho thiên tử
d.Làm viên ngọc sáng trong không giấu đi vẻ đẹp
63.Bi kịch của nhân vật trong “ Tự tình” là”:
a.Bi kịch của tuổi xuân, của duyên
b.Bi kịch của người làm lẽ
c.Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ nam quyền
d.Cả a, b,c đều đúng
64.Đặc sắc nghệ thuật của bài “ Tự tình” là:
a.Sử dụng thủ pháp đảo ngữ
b.Sử dụng các thành ngữ
c.Sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh
d.Sử dụng thủ pháp đối lập
65.Cảnh thu trong bài “Thu điếu” khá đặc trưng cho mùa thu của làng quê Việt Nam.Làm nên cái nét đặc trưng đó là do:
a.Cảnh thu trong bài thơ vừa trong vừa đẹp
b.Cảnh thu trong bài thơ vừa trong, vừa tĩnh
c.Cảnh thu trong bài thơ vừa tĩnh vừa se lạnh
d.Cảnh thu trong bài thơ vừa tĩnh, se lạnh và đượm buồn
66.Có thể coi giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là giai đoạn văn học nở rộ nhất của văn học trung đại.Nhận định này :
a.Đúng
b.Sai
67.Trong những giai đoạn dưới đây, cảm hứng yêu nước ở giai đoạn nào trội nhất?
a.Thế kỉ X - thế kỉ XV
b.Thế kỉ XVI - thế kỉ XVII
c.Thế kỉ XVIII
d.Nửa đầu thế kỉ XIX
68.Cảm hứng nhân văn trong văn học giai đoạn thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có điểm gì mới?
a.Tình yêu thương và sự trân trọng con người.
b.Đề cao ý thức cá nhân
c.Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương tha thiết
d.Đề cao quyền sống và khát vọng sống của con người
69.Tác phẩm nào dưới đây đề cao truyền thống đạo lí của con người?
a. “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du
b. “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn ( bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm)
c. “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến
d. “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
70.Giá trị nổi bật của “ Vào phủ chúa Trịnh” là:
a.Giá trị hiện thực
b.Giá trị nhân đạo
c.Cả a,b đều đúng
71.Quan niệm thẩm mĩ của các nhà thơ, nhà văn trung đại là:
a.Hướng về cái đẹp trong quá khứ
b.Thiên về cái cao cả, tao nhã.
c.Thích sử dụng điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học
d.Cả a,b,c
72. “Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp”. Đặc điểm đó là của thể loại văn nào?
a.Cáo
b.Hịch
c.Chiếu, biểu
d.Tấu, sớ
73.Tác phẩm nào dưới đây thể hiện tư tưởng canh tân đất nước?
a.Chiếu cầu hiền
b.Xin lập khoa luật
c.Chạy giặc
d.Bài ca ngắn đi trên bãi cát
74.Liên hệ, so sánh thường đi đôi với điều gì thì liên hệ so sánh mới trở nên sâu sắc?
a.Khái quát
b.Liên tưởng, tưởng tượng
c.Nhận xét, đánh giá
d.Dẫn chứng
75.Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng với:
a.Văn hóa Trung Hoa
b.Văn hóa Pháp
c.Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Pháp
d.Văn hóa phương Tây nói chung
76.Luồng văn hóa mới chủ yếu du nhập vào nước ta chủ yếu là qua tầng lớp nào?
a.Tầng lớp nho sĩ
b.Tầng lớp no sĩ có tư tưởng tiến bộ
c.Những người được đi du học ở Phương Tây
d.Tầng lớp trí thức Tây học nói chung
77.Trong những năm đầu thế kỉ XX, ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính ở nước ta?
a.Chữ Hán
b.Chữ Nôm
c.Chữ quốc ngữ
d.Chữ Pháp
78. Quá trình hiện đại hóa nền văn học thực sự diễn ra đầu tiên là từ trong lĩnh vực báo chí. Nhận định trên:
a.Đúng
b.Sai
79.Tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ có tính chất mở đầu là tác phẩm nào?
a.Thầy La-ra-rô Phiền
b.Hoàng Tố Oanh hàm oan
c.Tố Tâm
d.Chén thuốc độc
80.Mầm mống của văn học lãng mạn được nảy sinh từ:
a.Thơ Tản Đà
b.Tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách
c.Cả a,b đều đúng
d.Cả a,b đều sai
81.Trong nhóm các tác giả sau, ai là người không cùng nhóm với các tác giả còn lại?
a.Thạch Lam
b.Nguyễn Công Hoan
c.Hồ DZếnh
d.Thanh Tịnh
82.Thể loại thích hợp nhất với xu hướng văn học lãng mạn là gì?
a.Thơ và các thể kịch
b.Thơ và tùy bút
c.Các thể văn trữ tình và kịch
d.Thơ và các thể văn trữ tình
83.Thạch Lam sở trường về thể lọai nào?
a.Truyện ngắn trữ tình
b.Tiểu thuyết tình cảm
c.Tùy bút
d.Ông là một tài năng đa dạng
84.Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của tác giả nào sau đây?
A. Nguyễn Khuyến
B. Nguyễn Trãi
C. Trần Tế Xương
D. Phan Bội Châu
85.Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” thuộc đề tài nào?
A. Chiến tranh
B. Thiên nhiên
C. Tình bằng hữu
D. Thi cử
86.Hai câu thơ cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” mang giọng điệu gì?
A. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
B. Giọng điệu trữ tình: buồn tủi thống thiết
C. Giọng điệu trữ tình xen lẫn trào phúng.
D. Giọng điệu đả kích sâu cay.
87.Khoa thi mà tác giả đề cập trong bài “Vịnh khoa thi Hương” là khoa nào và năm nào?
A. Khoa Tân Mùi (1871)
B. Khoa Mậu Tí (1888)
C. Khoa Đinh Dậu (1897)
D. Khoa Tân Sửu (1909)
88. Trần Tế Xương viết bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” với dụng ý gì?
A. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kỳ thi này khoa Đinh Dậu (1897).
B. Ca ngợi tính ưu việt trong cách chọn nhân tài của triều đình nhà Nguyễn.
C. Vẽ nên một bức tranh bát nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình trước hiện thực đảo điên.
D. Cảm thương cho buổi “chợ chiều” của nền Nho học Việt Nam.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 11
1, D 2, A 3, A 4, C 5, C 6, C 7, A 8, C 9, B 10, B | 11, A 12, C 13, B 14, A 15, C 16, D 17, A 18, C 19, A 20, A | 21, D 22, A 23, B 24, C 25, D 26, B 27, A 28, A 29, D 30, C | 31, C 32, A 33, B 34, D 35, C 36, A 37, C 38, C 39, A 40, D | 41, D 42, B 43, D 44, C 45, C 46, B 47, C 48, D 49, A 50, D | 51, C 52, C 53, B 54, B 55, B 56, A 57, D 58, B 59, A 60, C | 61, A 62, C 63, C 64, A 65, A 66, A 67, C 68, A 69, A 70, B | 71, C 72, A 73, A 74, B 75, B 76, D 77, D 78, C 79, D 80, D | 81, C 82, D 83, A 84, C 85, B 86, D 87, C 88, D 89, A 90, B | 91, C 92, B 93, D 94, C 95, A 96, A 97, C 98, B 99, D 100, A |
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 1), mong rằng qua bài viết này các bạn có thể hoc tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...