Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 3)

100 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 3), với bộ câu hỏi gồm 100 câu trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả môn Ngữ văn 11. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 3)

201. Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?

a. Dụ Am văn tập.

b. Nam trung tạp ngâm.

c. Bắc hành tạp lục

d. Thanh Hiên thi tập.

202. Giá trị nào sau đây không phải của Truyện Kiều?

a. Là bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến tàn bạo, xấu xa.

b. Biểu hiện lòng yêu thương bao la đối với nỗi khổ đau của người phụ nữ.

c. Thể hiện nỗi niềm oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

d. Thẩm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu lứa đôi.

203. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn?

a. Thế kỷ X đến XV.

b. Nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

c. Nửa cuối thế kỷ XIX.

d. Thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII.

204. Theo em, ý nghĩa của Hồi trống do Trương Phi đánh trong hồi thứ 28 là?

a. Hồi trống đánh thức.

c. Hồi trống đoàn tụ

b. Hồi trống minh oan

d. Tất cả đều đúng.

205. Nhân vật “hàng Hán không hàng Tào” là nhân vật nào sau đây?

a. Trương Phi

c. Lưu Bị

b. Quan Công

d. Tôn Càn

206. “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm, lời than trách chiến tranh phong kiến “huynh đệ tương tàn” của ai?

a. Người phụ nữ quí tộc có chồng đi chinh chiến.

b. Người phụ nữ nông dân có chồng đi chinh chiến.

c. Cha mẹ già có con đi chinh chiến.

d. Người con gái có người yêu đi chinh chiến.

207. Hãy cho biết những đặc điểm cuộc đời góp phần lí giải thành công sang tác của nhà thơ Nguyễn Du?

a. Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc.

b. Cuộc sống gian nan, khổ cực hơn 10 năm loạn lạc tới khi ra làm quan lần 2

c. Được đi sứ Trung Quốc.

d. Tất cả đều đúng.

208. Đặc điểm khác biệt trong nội dung sáng tác văn chương của Nguyễn Du so với các nhà thơ đương thời là gì?

a. Đề cao nội dung chữ “tình”.

b. Đề cao lí tưởng trung quân.

c. Nói về cái tâm, cái chí, cái đạo của người quân tử.

d. Đề cao định mệnh, số phận.

209. Theo em nội dung chữ “tình” trong các sáng tác văn chương Nguyễn Du là gì?

a. Tình đối với con người, với cuộc sống; trân trọng những giá trị nhân bản; căm ghét những thế lực chà đạp con người.

b. Tình yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.

c. Tình yêu quê hương làng xóm.

d. Lòng yêu nước căm thù giặc ngoại xâm.

210. Đâu là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

a. Tính hình tượng

c. Tính cá thể hoá

b. Tính truyền cảm

d. Tình cảm xúc

211. Đoạn trích “Nỗi thương mình” dày đặc các kiểu đối xứng, hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ này?

a. Diễn tả những sinh hoạt vui chơi giữa Kiều và khách làng chơi.

b. Diễn tả tâm trạng dửng dưng của Thuý Kiều.

c. Diễn tả tâm trạng cô đơn của Thuý Kiều.

d. Nhấn mạnh nỗi niềm thương mình, đề cao nhân cách Thuý Kiều.

212. “Hồn còn mang nặng lời thề / Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”. Câu Kiều này có ý nghĩa là gì?

a. Thể hiện nổi nhớ Kim Trọng

b. Quyết chung tình với Kim Trọng

c. Quyết đền ơn sinh thành của cha mẹ

d. Luôn nhớ về cha mẹ

213. Sau khi đọc xong bài “Tôi yêu em” của Pus-kin, ấn tượng đọng lại trong lòng người đọc là tình yêu cao thượng chân thành của tác giả.

Nhận định này:

a. Đúng

b. Sai

214: Tác phẩm nào sau đây không phải của La Quán Trung?

a. Tam quốc diễn nghĩa

b. Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa

c. Phong Thần diễn nghĩa

d. Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện.

215. Tác giả của Chinh Phụ ngâm là?

a. Đoàn Thị Điểm

b. Đặng Trần Côn

c. Phan Huy Ích

d. Nguyễn Gia Thiều

216. Hãy điền từ thích hợp cho đúng với văn bản gốc.

“ Lòng này gửi gió đông có tiện

……… xin gửi đến non Yên”

(“Chinh phụ ngâm”)

a. Nghìn trùng

b. Nghìn lời

c. Nghìn dặm

d. Nghìn vàng

217. Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng trước tình duyên tan vỡ giữa Thuý Kiều Thúc Sinh?

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

a. Thúc Sinh

b. Từ Hải

c. Kim Trọng

d. Mã Giám Sinh

218. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

A. Tính hình tượng

B. Tính truyền cảm

C. Tính cá thể hoá

D. Cả ba đặc trưng trên

219. Lập luận trong văn nghị luận là?

a. Đưa ra các lý lẽ và bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

b. Kể lại sự việc và diễn biến để thuyết phục người nghe (đọc)

c. Đưa ra các bằng chứng để dẫn dắt người nghe (đọc) tin vào vấn đề mà người viết muốn khẳng định.

d. Cả ba nhận định trên.

220. Đoạn trích sau đây:

“Ở rừng rú, chỉ tiếng chim lạc lõng trong cái nền âm u, rì rào như một cơn giông lớn đang ào tới, mà hoa mua nở tím cả thung lũng - Hoa mua cánh mềm, cánh mỏng như nếp áo cô gái Việt Nam chung thuỷ đợi chờ - Ừ, hoa mua, ở rừng thế, làm gì có hò hẹn mà cũng nở ra hoa tím, mà cũng chờ đợi và chung thuỷ”.

(Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc)

a. Thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

b. Thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học

c. Thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

d. Thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

221. Câu thơ sau

“Biết bao bướm lả, ong lơi

Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Được sử dụng phép tu từ để tạo ra tính hình tượng:

A. Ẩn dụ

B. Nhân hoá

C. So sánh

D. Hoán dụ

222. Chữ bằng trong câu thơ

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi.”

a. Chỉ trời yên bể lặng

b. Một loài chim lớn

c. Phụ từ

d. Chỉ con đường ra biên ải.

223. Câu thơ sau nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ nào?

“Trải bao gió dập sóng dồi

Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”

(Tố Hữu)

a. Nguyễn Trãi

b. Nguyễn Du

c. Hồ Xuân Hương

d. Đặng Trần Côn

224. Cái ngông trong “Hầu trời” là cái “ngông” của kiểu nhà nho tài tử.

Nhận xét này đúng hay sai?

a. Đúng

b.Sai

225. Trong những câu sau, câu nào sai?

a. Hắn bèn lấy ngay chiếc kéo ở gầm bàn và nhanh tay cắt đứt sợi dây.

b. Hắn định lấy chiếc kéo ở gầm bàn cắt đứt sợi dây nhưng lại thôi.

c. Hắn bèn lấy chiếc kéo ở gầm bàn để cắt sợi dây nhưng nghĩ thế nào lại thôi

d. Hắn quyết định dung chiếc kéo để cắt đứt sợi dây nhưng rồi lại thôi.

226. Cho hai ngữ liệu sau:

- Trời mưa mất!

- Trời mưa chắc?

Trong hai ngữ liệu trên… phỏng đóan về một việc mà người nói còn nửa tin nửa ngờ,… phỏng đoán về một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra.

Từ còn thiếu trong dấu ba chấm trên lần lượt sẽ là:

a. Chắc…mất…

b. Mất…chắc…

227. Tình thái từ nào dưới đây hàm ý phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nửa tin nửa ngờ?

a. Mất

b. Chắ

c. Nhỉ

d. Mà

228. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ luôn dạt dào sự sống và nồng nàn tình yêu đối với cuộc sống của Xuân Diệu.

Nhận đinh trên:

a. Đúng

b.Sai

229. Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ đâu?

a. Từ hoàn cảnh đáng buồn của đất nước trong thời đại đó

b. Từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người

c. Từ lối sống chung của các thi sĩ trong phong trào Thơ Mới lúc đó

d. Gồm a,b

230. Trong những bài thơ sau của Xuân Diệu, bài thơ nào vừa giàu cảm xúc, vừa đạm chất chính luận?

a. Đây mùa thu tới

b. Thơ Duyên

c. Vội vàng

d. Nguyệt cầm

231. “Cả bài thơ được tổ chức thành một lời bộc bạch khá trực tiếp, giống như đang có đối tượng giao tiếp ngay trước mặt, còn chủ đề thì đang nhiệt thành phơi trải long mình say sưa nhất, phấn chất nhất”

Nhận định trên về bài thơ “Vội vàng”:

a. Đúng

b.Sai

232. Thủ pháp nghệ thuật nào đã tạo được hiệu quả biểu đạt trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu?

a. Biện pháp tu từ nhân hóa b. Biện pháp trùng điệp

c. Biện pháp tu từ ẩn dụ d. Tất cả các biện pháp trên

233. Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hòai Thanh) vì:

a. Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên khai sang ra phong trào thơ Mới những năm 30

b. Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này

c. Xuân Diệu là tiếng thơ thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi Thơ Mới đồng thời vẫn mang đậm bản sắc riêng

d. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.

234. Quan niệm về thời gian mà Xuân Diệu muốn chống đối trong bài thơ “Vội vàng” là gì?

a. Thời gian tuần hoàn

b. Thời gian tuyến tính

c. Thời gian đời người

d. Thời gian vũ trụ

235. Thơ Mới thường đem cái tôi đối lập với đời và tìm cách thóat ly cuộc sống này. Đối với Xuân Diệu, đời được hiểu theo nghĩa nào?

a. Đời là một nơi đầy nhơ nhuốc.

b. Đời là nơi chỉ dành cho cuộc sống tạm bợ

c. Đời được hiểu theo nghĩa trần thế nhất, là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở ngay quanh ta.

236. Xuân Diệu không từng làm công việc nào dưới đây?

a. Làm một nhà văn

b. Làm một người dich thuật

c. Làm một nhà viết kịch

d. Làm một nhà nghiên cứu phê bình văn học

237. Người ta thường tặng Xuân Diệu là nhà thơ tình số một của Việt Nam. Đó là bởi vì:

a. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết về thơ tình

b. Ông là người đầu tiên có ý thức đưa vào thơ ca Việt Nam, tình yêu thực sự là tình yêu

c. Trong thơ Xuân Diệu, tình yêu là sự giao cảm hết mình từ linh hồn đến thể xác

d. Gồm b,c

238. Quan niệm về nghệ thuật nào của Xuân Diệu đã tạo nên trong thế giới nghệ thuật của ông những hình tượng giàu sức sống và đầy xuân tình, xuân sắc?

a. Quan niệm cuộc đời không phải là một cõi mộng, nó phải trần thế nhất

b. Quan niệm thời gian luôn đối nghịch với đời người

c. Quan niệm con người là chuẩn mực của cái đẹp và không gì hoàn mĩ bằng con người giữ tuổi trẻ và tình yêu

d. Quan niệm khác

239.Sau cách mạng Tháng Tám, tài năng của Xuân Diệu đã được phát triển mạnh về:

a. Thơ

b. Truyện

c. Tùy bút

d. Nghiên cứu, phê bình văn học

240. Bác bỏ… tức là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong…của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình…

a. Luận cứ

b. Luận điểm

c. Lập luận

d. Cả a,b,c đều sai

241. Hình ảnh điển hình nhất của cái tôi cá nhân trong “Lửa thiêng” là:

a. Kẻ tha hương

b. Người tri thức mất phương hướng trước cuộc đời

c. Kẻ lữ thứ bơ vơ trong không gian vô cùng, vô tận, trôi dạt trong thời gian vô thủy vô chung.

d. Cả a,b,c

242. Trong “Tràng giang”, cảm xúc của cái tôi lãng mạn trước thiên nhiên tạo vật chỉ là bình diện thứ hai.Bình diện thứ nhất của bài thơ là lòng yêu nước của một người tri thức tiểu tư sản, của một người công dân.

Nhận định trên:

a. Đúng

b. Sai

243. Khuôn nhịp phổ biến và cơ bản của “Tràng giang” là:

a. 4/3 và 1/3/3

b. ¾

c.2/2/3

d.2/2/3 và 4/3

244. Bức tranh thiên nhiên tạo vật trong bài thơ “Tràng giang” được khắc sâu ở bình diện nào?

a. Sự mênh mông vô biên

b. Sự hoang sơ hiu quạnh

C .Sự tê tái

d. Gồm a,b

245. Cảm hứng xuyên suốt trong bài “Tràng giang” là gì?

a. Nỗi đau than phận của một người dân mất nước

b. Nỗi buồn triền mien, nỗi sầu nhân thế

c. Nỗi buồn của kẻ tha hương

d. Gồm a,b,c

246. Ý thơ trong hai câu cuối của bài “Tràng giang” có lien hệ gần gũi đến một bài thơ của tác giả nào?

a. Bạch Cư Dị

b. Đỗ Phủ

c. Vương Duy

d. Thôi Hiệu

247. Huy Cận tỏ ra rất nhạy cảm với không gian rộng lớn và thời gian vĩnh hằng. Trong “Tràng giang” điều đó được thể hiện nỗi bật ở:

a. Nhan đề bài thơ

b. Câu thơ đề từ

c. Hệ thống hình ảnh thơ

d. Gồm a,b,c

248. Biện pháp tu từ nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì?

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên song một tiếng hò”

a. Nhân hóa

b. Hoán dụ

c. Thậm xưng

d. Biện pháp khác

249. Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” có 3 câu hỏi, chia đều cho 3 khổ thơ.Các câu hỏi này thuộc dạng nào?

a. Câu hỏi vấn đáp

b. Hỏi chỉ để bày tỏ nỗi niềm tâm trạng

c. Câu hỏi vừa để vấn-đáp, vừa để bày tỏ tâm trạng

d. Cả a,b,c đều sai

250. Cảnh Vĩ Dạ trong bài thơ là cảnh:

a. Hàn Mạc Tử tưởng tượng ra vì nhà thơ chưa từng đặt chân đến đó

b. Chỉ được miêu tả qua bức bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi

c. Rất thực, rất đặc trưng của xứ Huế vì nhà thơ đã từng sống ở đấy

d. Gồm a,b

251. Diễn biến tâm trạng của người thi sĩ qua 3 khổ thơ của bài thơ là gì?

a. Ao ước đắm say-hoài vọng phấp phỏng-mơ tưởng hoài nghi

b. Ao ước-hoài nghi

c. Ao ước-hoài nghi-ao ước

d. Rất xáo trộn, không rõ rang

252. Hình ảnh “nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” gián tiếp gợi lên vẻ tinh khôi của thứ nắng ấy. Sở dĩ có suy luận như vậy là vì:

a. Cau là thứ cây cao nhất ở Vĩ Dạ

b. Cau là thứ cây đầu tiên trong vườn nhận được tia nắng đầu tiên của một ngày

c. Cau là thứ cây tượng trưng cho sự thanh khiết

d. Cả a,b,c

253. Trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?”, chữ “ai” thứ nhất chỉ chủ thể thi sĩ, chữ “ai” còn lại được hiểu là:

a. Chỉ khách “đường xa” kia

b. Chỉ tình người trong cõi trần ai này

c. Cả a,b

d. Chỉ dung với hàm nghĩa mang ý trách móc

254. Câu thơ cuối bài “Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện rất rõ cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Trong thơ này, thi sĩ đã:

a. Không còn tin vào tình người, tình đời

b. Không dám tin vào tình đời, tình người

c. Trở lại với những khát khao mơ ước và niềm tin chắc chắn vào tình đời, tình người.

d. Gồm a,c

255. Khi bị bắt ở Quảng Tây, Bác đã bị quân đội của Tưởng Giới Thạch ghép vào tội gì?

a. Người Hán làm tay sai cho Nhật

b. Người Việt làm tay sai cho Nhật

c. Gían điệp của đồng minh

d.Gián điệp của Pháp xít

256. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả tự do, Hồ Chí Minh làm thơ để:

a. Giải trí

b. Tỏ ý chí và trang trải nỗi long

c. Cả a,b đều đúng

d. Cả a,b, đều sai

256. Không kể bài thơ đề từ, “Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ?

a.131 bài

b.132 bài

c.133 bài

d.134 bài

257. Đa số các bài thơ trong “Nhật kí trong tù” được viết theo thể lọai nào?

a. Ngũ ngôn tứ tuyệt

b. Thất ngôn tứ tuyệt

c. Thất ngôn bát cú

d. Thể thơ khác

258. “Nhật kí trong tù” là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh với những phẩm chất của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Trong những phẩm chất này, có thể thấy cái gốc, cái cơ sở là:

a. Đại nhân

b. Đại trí

c. Đại dũng

259. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ:

a. Đa dạng và linh họat về bút pháp

b. Đa dạng về sắc thái trào lộng

c. Phong phú về thế giới tinh thần

d. Cả a,b,c

260. Hình ảnh trung tâm của bức tranh “Chiều tối” là gì?

a. Cô gái xóm núi trong lao động

b. Cánh chim chiều

c. Người tù

d. Lò than hồng

261. Chất cổ điển trong bài “Chiều tối” không được thể hiện ở những đặc điểm nào dưới đây?

a. Cách sử dụng các hình ảnh ước lệ

b. Bút pháp chấm phá

c. Sự vận động của tư tưởng thơ dưới cái nhìn của nhân vật trữ tình

d. Không có đặc điểm nào trong những đặc điểm trên

262.Câu thơ nào dưới đây nói đúng nhất về nội dung của bài “Chiều tối”:

a.Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

b.Nâng niu tất cả chỉ quên mình

d. Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

c. Vần thơ của Bác vần thơ thép

263. Bài thơ “Từ ấy” rút ra từ phần nào của tập thơ cùng tên?

a. Máu lửa

b. Xiềng xích

c. Giải phóng

264. Giác ngộ lí tưởng cộng sản đối với Tố Hữu có nghĩa là gì?

a. Giác ngộ lập trường giai cấp

b. Từ bỏ cái tôi cá nhân tiểu tư sản để nhập vào khối đời chung của nhân dân lao khổ

c. Thóat khỏi cái tôi cô đơn, bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao

d. Cả a,b,c

265. Nhận định nào dưới đây không chính xác:

a. Tố Hữu vốn là một thanh niên học sinh chủ yếu sống ở thành phố, trong môi trường tiểu tư sản

b. Khi sang tác các bài thơ trong phần “Máu lửa”, Tố Hữu đã có điều kiện thâm nhập vào đời sống của nhân dân lao khổ, nhất là thợ thuyền và nông dân

266. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” không thể hiện ý nghĩa gì?

a. Là hình ảnh soi sang trí tuệ của Tố Hữu

b. Đem đến cho nhà thơ nguồn tình cảm mới

c. Thúc giục người chiến sĩ hành động, chiến đấu

d. Cả a,b,c đều sai

267. Sở dĩ “mặt trời chân lí” có tác động mạnh tới tình cảm của Tố Hữu vì:

a. Nó đánh dấu bước chuyển về tư tưởng của Tố Hữi

b. Nó mở ra con đường cách mạng cho người tri thứ tiểu tư sản

c. Lí tưởng cộng sán là con đường đi tất yếu của thời đại mới

d.Lí tưởng cộng sản bao gồm trong nội dung của nó chủ nghĩa nhân đạo hướng về nhân lọai cần lao bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ

268. Xét về mặt nghệ thuật thì “Lai tân” thành công nhất ở:

a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

c. Nghệ thuật miêu tả

d. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ

269. Điểm nút chí chính của bài “Lai tân” ở câu thứ mấy?

a. Câu thứ nhất

b. Câu thứ hai

c. Câu thứ ba

d. Câu thứ tư

270. Dòng nào dưới đây không phải là nội dung của bài “ Nhớ đồng”?

a. Bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù thực dân

b. Ở trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi hướng ra bên ngoài bằng tình yêu thương vô bờ đối với quê hương, với cuộc đời

c. Tâm trạng đó thể hiện nỗi khát khao tự do của người tù trẻ tuổi

d. Nỗi khát khao tự do của người tù thể hiện rõ nhất ở sự bức bối trước sự giam hãm đầy tù túng

271.Trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì sao?

a. Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới

b. Vì thơ ông viết nhiều về làng quê Việt Nam

c. Vì ông rẩt am hiểu thói quen, phong tục của người Việt

d. Vì ông đã tích hợp và phát huy một chách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sang tạo thơ mới

272. Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của:

a. Cảnh quê b. Đời quê c. Hồn quê d. Nếp quê

273. Sự nghiệp văn chương của Anh Thơ gồm:

a. Chỉ có thơ

b. Truyện và thơ, trong đó chủ yếu là thơ

b. Kịch và thơ, trong đó thơ là chính

d. Gồm cả kịch, thơ, truyện

274. Không khí và nhịp sống nông thôn nơi miền quê miền Bắc nước ta được gợi tả như thế nào trong “Chiều xuân”?

a. Thong thả, chậm chập, man mác buồn

b. Rộn rã

c. Tĩnh mịch, đượm buồn

d. Chậm chập ở vẻ bên ngoài nhưng sôi động ở bên trong

275. Ngôn ngữ có thể được phân lọai theo những đặc điểm nội tại của chúng hoặc phân lọai theo quan hệ họ hàng.Cách thứ hai được gọi là phân lọai theo lọai hình.

Nhận định trên:

a. Đúng

b.Sai

276. Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt là gì?

a. Tiếng

b. Từ

c. Cụm từ

d. Câu

277. Thuật ngữ nào dưới đây không đồng nghĩa với cụm từ “ngôn ngữ đơn lập”?

a. Ngôn ngữ không có hình thái

b. Ngôn ngữ biến hình

c. Ngôn ngữ không biến hình

278. Đặc điểm ngữ âm nào sau đây của tiếng Việt là không đúng?

a. Trong cách phát âm tiếng Việt, chỉ có mổt số trường hợp đặc biệt mới có hiện tượng nối âm từ âm tiết nọ sang âm tiết kia

b. Âm tiết tiếng Việt nào cũng mang thanh điệu

c. Âm chính của một âm tiết là nguyên âm và là hạt nhân của phần vần

d. Âm chính bao giờ cũng phải có mặt trong âm tiết

279. Trong tiếng Việt, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo là gì?

a. Âm vị

b. Tiếng

c .Cụm từ

d. Câu

280. Tiếng nào trong những tiếng sau không thể dùng riêng để gọi tên sự vật, hiện tượng, hàh động, trạng thái, tính chất,…mà nghĩa của chúng chỉ có thể được nhận biết qua sự đối chiếu các tổ hợp chứa chúng?

a. Uống

b. Mệt

c. Thảo

d. Mẹ

281. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu “Trò chơi trời cho” vận dụng đặc điểm nào của tiếng Việt?

a. Đặc điểm về ngữ âm

b. Đặc điểm về ngữ nghĩa

c. Đặc điểm về ngữ pháp

d.Cả a,b,c

282. Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, tiếng Việt sử dụng phương tiện gì?

a. Dùng sự biến đổi hình thái

b. Chia các thể động từ

c. Sử dụng việc sắp đặt trật tự các từ

d. Sử dụng các mô hình cấu tạo ngữ pháp ổn định

283. Cho câu văn: “ Trong thi ca, có thể nói tình yêu là một chủ đề vĩnh hằng” Hư từ được sử dụng trong câu văn trên có vai trò gì?

a.. Đánh dấu quan hệ chính phụ

b. Đánh dấu quan hệ chủ vị

c. Đánh dấu quan hệ đẳng lập

d. Giúp nhận diện kiểu câu

284. Trong tiếng Việt, có mấy phương tiện ngữ pháp chính để tổ chức câu?

a. Một

b. Hai

c. Ba

d. Bốn

285. Nói một cách tổng quát, hư từ là những từ như thế nào?

a. Không có ý nghĩa từ vựng chân thực

b.Không có sắc thái biểu cảm

c. Không có nghĩa từ vựng và nghĩa biểu cảm

d. Không thực sự tồn tại

286. Pus-kin được coi là đại diện xuất sắc của văn học Nga … Phần còn thiếu trong nhận xét nêu trên là gì?

a. Thế kỉ XIX

b. Nhất là trong mảng thơ tình

c. Nửa đầu thế kỉ XIX

d. Cả a,b,c đều sai

287. Tìm ra dòng khái quát không đúng những thể lọai mà Pus-kin đã thành công?

a. Thơ trữ tình, tiểu thuyết bằng thơ, tiểu thuyết lịch sử, kịch

b. Thơ trữ tình, truyện cổ tích, truyện ngắn

c. Thơ trữ tình, truyện ngắn, kịch, tùy bút

d . Trường ca, kịch, tiểu thuyết lịch sử

288.Thơ Pus-kin thể hiện rõ nhất nội dung nào dưới đây?

a. Thể hiện tình yêu trắng trong, cao thượng

b. Thể hiện khát vọng tự do của thời đại, khát vọng giải phóng của nhân dân

c. Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc

d. Ngợi ca thiên nhiên Nga

289. Pus-kin không từng được coi là tiêu biểu cho khuynh hướng văn học nào dưới đây?

a. Lãng mạn tích cực

b. Văn học hiện thực

c. Chủ nghĩa hình thức

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về file doc hoặc pdf để xem đầy đủ nội dung

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11

201

A

221

A

241

D

261

C

281

C

202

C

222

B

242

A

262

C

282

B

203

D

223

B

243

B

263

D

283

A

204

B

224

A

244

B

264

A

284

B

205

B

225

C

245

A

265

A

285

A

206

A

226

A

246

D

266

B

286

D

207

D

227

B

247

A

267

D

287

A

208

D

228

A

248

D

268

D

288

B

209

A

229

B

249

A

269

A

289

C

210

A

230

C

250

B

270

B

290

C

211

D

231

A

251

A

271

A

291

A

212

A

232

D

252

D

272

D

292

D

213

A

233

D

253

C

273

B

293

B

214

D

234

A

254

B

274

A

294

A

215

B

235

C

255

A

275

C

295

C

216

D

236

A

256

A

276

C

296

D

217

C

237

C

257

B

277

B

297

A

218

D

238

C

258

D

278

D

298

B

219

A

239

A

259

A

279

A

299

A

220

A

240

A

260

B

280

B

300

C

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 3), mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm