Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nt K. Trang Lịch Sử

Trình bày tác động của chính khai thác thuộc địa đến xã hội Việt Nam như thế nào?

3
3 Câu trả lời
  • Ỉn
    Ỉn

    * Về xã hội:

    - Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

    + Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

    + Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

    + Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

    + Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

    + Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

    - Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

    0 Trả lời 06/05/23
    • Bé Cún
      Bé Cún

      Hoàn cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam:

      - Năm 1897, thực dân Pháp đã cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương nhằm hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam (1897 - 1914).

      Trong thời kỳ này, thực dân Pháp đã áp đặt một bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả ba nước Đông Dương, với Toàn quyền Đông Dương đứng đầu.

      Chính quyền Pháp đã chia Đông Dương thành 5 kỳ, trong đó Bắc Kỳ (Thống sứ), Trung Kỳ (Khâm sứ), Nam Kỳ (Thống Đốc), Lào (Khâm sứ) và Campuchia (Khâm sứ) được quản lý bởi người Pháp. Dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh do người Pháp cai quản, tiếp đến là bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu và xã (bản xứ).

      0 Trả lời 06/05/23
      • Gấu Đi Bộ
        Gấu Đi Bộ

        Bạn tham khảo bài: https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-lop-8-bai-29-160858

        0 Trả lời 06/05/23

        Lịch Sử

        Xem thêm