Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Liêu Kiên Lịch Sử

Nêu các chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam

. Ảnh hưởng của các chính sách đó đến xã hội Việt Nam như thế nào?

3
3 Câu trả lời
  • Chít
    Chít

    Trong thời kỳ thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1945), chính sách khai thác thuộc địa của Pháp tập trung vào việc khai thác tài nguyên và lợi dụng lao động của người Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của Pháp. Dưới đây là một số chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam:

    Chính sách thuế: Áp đặt thuế cao đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là thuế đất. Thu thuế từ việc khai thác tài nguyên, như khai thác gỗ, mỏ, đánh bắt cá, v.v.

    Chính sách khai thác tài nguyên: Khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên, như gỗ, cao su, than, quặng sắt, v.v. để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Pháp. Khai thác các loại tài nguyên biển, như hải sản, ngọc trai, v.v.

    Chính sách lao động: Bắt buộc người dân Việt Nam phải lao động trong các dự án công trình của Pháp, như xây dựng đường sắt, đường bộ, cầu đường, v.v. Lợi dụng lao động của người Việt Nam để khai thác tài nguyên và sản xuất hàng hóa cho Pháp.

    Chính sách giáo dục: Thực hiện chính sách giáo dục để kiểm soát và thay đổi tư tưởng của người dân Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác thuộc địa của Pháp. Xây dựng các trường học để đào tạo nhân lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Pháp.

    Tổng thể, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam tập trung vào việc khai thác tài nguyên và lợi dụng lao động của người Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của Pháp. Chính sách này đã gây ra nhiều tổn thất cho người dân Việt Nam và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 25/04/23
    • Sếp trong nhà
      Sếp trong nhà

      Chính sách kinh tế: vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương


      - Nông nghiệp


      + Cướp đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng địa tô.


      + Bóc lột sức lao động của nhân dân.


      - Công nghiệp


      + Khai thác mỏ (than, kim loại,…) để xuất khẩu.


      + Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa,…


      + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam về nguyên liệu và thu thuế.


      + Giao thông vận tải: được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.


      + Đặt nhiều loại thuế, bắt phu.


      - Chính sách văn hóa, giáo dục


      + Giai đoạn đầu, duy trì nền Hán học cũ.


      + 1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.


      + Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ.


      + Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.


      + Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp bắt buộc.

      0 Trả lời 26/04/23
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        Ảnh hưởng của các chính sách đó đến xã hội Việt Nam:

        - Ở nông thôn có hai giai cấp cũ


        + Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông.


        + Giai cấp nông dân cực khổ, làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân; có ý thức dân tộc, tham gia các cuộc đấu tranh.


        - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển, nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị, tư sản và công nhân


        + Tầng lớp tư sản: chủ hãng buôn bán nhỏ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng.


        + Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức, sinh viên; có ý thức dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.


        + Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột, có tinh thần đấu tranh.


        - Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc


        + Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật Bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc.

        0 Trả lời 26/04/23

        Lịch Sử

        Xem thêm