Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn khấn khi đốt vàng mã cúng ông Công ông Táo

Văn khấn khi đốt vàng mã cúng ông Công ông Táo - là bài văn khấn khi đốt vàng mã ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Một bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm có:

  • 2 chiếc mũ ông Công ông Táo (có thêm 2 cánh chuồn chuồn)
  • 1 chiếc mũ cho Táo bà (không có cánh chuồn chuồn)
  • 3 cặp hài
  • 3 chú cá chép vàng
  • 3 bộ quần áo ông Công ông Táo

Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền, từng địa phương sẽ có phong tục chuẩn bị bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo khác nhau. Ví dụ như ở miền Bắc thì sẽ chuẩn bị những đồ lễ như chúng tôi chia sẻ phía trên, miền Trung - các gia đình sẽ chuẩn bị ngựa bằng giấy với yên và cương đầy đủ, còn ở miền Nam thì chỉ đơn giản với đôi hia, mũ, quần áo bằng giấy. Vì thế, bạn cần lưu ý để chọn mua cho đúng nhé.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

Lưu ý:

1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.

2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên

3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.

4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.

5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.

6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.

7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.

8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.

Cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo chuẩn nhất

Theo phong tục cổ truyền của người Việt vào dịp lễ Tết Nguyên Đán, lễ cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ quan trọng, lễ thường sẽ được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, tức ngày 23/12 theo lịch Âm. Khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo xong thì việc hóa vàng mã cúng ông Công ông Táo cũng là một phần rất quan trọng để tiễn các ông về trời.

Cách hóa vàng ngày ông Công ông Táo như thế nào? Vàng mã cúng ông Công ông Táo thường gồm hia, tiền âm phủ, quần áo của các ông sẽ được hạ lễ cùng mâm cúng, sau đó đều được đốt đi sau khi thực hiện xong lễ cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ của các ông. Sau khi hóa vàng xong, mọi người sẽ lập bài vị mới cho ông Công ông Táo.

Trên mỗi mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường sẽ có cá chép, chúng sẽ được phóng sinh để hóa rồng nhằm tiễn các vị Táo Quân về trời chầu Ngọc Hoàng. Tuy nhiên, nếu gia đình nào không có điều kiện mua về cá sống thì có thể sử dụng cá chép giấy cũng được, sau đó hóa cùng vàng mã.

Thời điểm các Táo cưỡi cá chép lên trời là 12 giờ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, các bạn có thể cúng lễ và hóa vàng vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp trước 12h trưa cũng được. Tuy nhiên, các bạn không nên hóa vàng sau 12 giờ vì theo quan niệm của người xưa, cổng thiên đình sẽ bị đóng nếu qua khỏi 12 giờ ngày 23/12 Âm lịch nhé.

Trên thực tế, hiện nay một số gia đình có chuẩn bị nhiều đồ vàng mã lớn và phức tạp hơn, tuy nhiên điều này thực sự không cần thiết. Bên cạnh đó, những loại vàng mã này sẽ rất khó hóa và mất nhiều thời gian để đốt. Do vậy, các bạn nên chuẩn bị đồ vàng mã cần thiết nhất để cúng ông Công ông Táo, không nên bày vẽ, chủ yếu là lòng thành và sự kính cẩn của mình là được nhé.

Văn khấn hóa vàng ông Táo

Gia chủ viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Kính cẩn thưa trình: nhang hương đã mãn, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, tiễn Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân về trời.

Kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới ..., đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.

Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.

Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Những gia đình có điều kiện thì làm được như trên. Ai không có điều kiện thì không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được. Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Ông Công Ông Táo là nghi lễ của Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật Giáo.

Đánh giá bài viết
4 18.050
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm