Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Thị Hải Yến Lớp 9

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua các tác phẩm: "Chuyện người con gái Nam Xương", "Truyện Kiều" và "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trung đại : "Chuyện người con gái Nam Xương" của nguyễn Dữ, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu.

3
3 Câu trả lời
  • Châu Đức Tân
    Châu Đức Tân

    Các tác phẩm văn học trung đại như "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu đều tạo ra hình ảnh về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua các nhân vật nữ chính trong câu chuyện. Dưới đây là một số điểm chung về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nữ trong các tác phẩm này:

     

    1. Sự kiên trì và sự hy sinh: Những nhân vật nữ trong các tác phẩm trên thường có lòng kiên trì và sẵn sàng hy sinh vì tình yêu, gia đình hoặc sứ mệnh của mình. Họ không ngại đối mặt với khó khăn, đau khổ và luôn kiên nhẫn vượt qua mọi trở ngại.

     

    2. Trí tuệ và sắc thông minh: Những nhân vật nữ trong các tác phẩm này thường được miêu tả là thông minh, có trí tuệ sắc bén và khôn ngoan trong việc đối phó với những tình huống phức tạp và khó khăn trong cuộc sống.

     

    3. Sự đẹp trong tinh thần: Những nhân vật nữ này thường được tạo hình với sự đẹp tinh thần, sự lương thiện và tình cảm nhân đạo. Dù đối mặt với những thử thách và bi kịch, họ vẫn giữ được sự trong sáng và luôn hiển thị lòng từ bi và nhân ái.

     

    4. Sự đồng cảm và tình yêu thương: Nhân vật nữ trong các tác phẩm này thường mang trong mình sự đồng cảm sâu sắc và tình yêu thương với những người xung quanh họ. Họ luôn dành tình cảm, quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

     

    5. Tinh thần đấu tranh và sự kiên cường: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nữ trong các tác phẩm trên còn được thể hiện qua tinh thần đấu tranh và sự kiên cường. Dù phải đối mặt với số phận khắc nghiệt và những biến cố đau lòng, họ không bỏ cuộc mà luôn chiến đấu và bảo vệ những giá trị quan trọng trong cuộc sống.

     

    Những vẻ đẹp tâm hồn này, được tạo hình qua các nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học trung đại, đã mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về lòng nhân ái, lòng kiên nhẫn và lòng hy sinh của phụ nữ.

    0 Trả lời 28/05/23
    • Mỡ
      Mỡ

      "Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ nhìn thoáng qua ngỡ là những câu chuyện ma quái, hoang đường nhưng ngẫm kĩ đó lại là bức tranh đời sống của xã hội thực tại. Qua truyện ngắn ’’Chuyện người con gái Nam Xương”, đặc biệt là qua số phận của nhân vật chính trong tác phẩm - nàng Vũ Nương - ta đã phần nào hiểu thêm về số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp đẽ, tiết hạnh nhưng phải chịu một số phận khổ đau bất hạnh khiến người đọc vừa yêu mến, trân trọng lại vừa đồng cảm, xót thương.

      Nàng Vũ Nương trong tác phẩm có một nét đẹp vẹn toàn, hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn “vừa đẹp người vừa đẹp nết”. Và đó cũng chính là vẻ đẹp tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam. Điều đó khiến người đọc luôn dành cho Vũ Nương một niềm yêu mến, trân trọng lớn lao.

      Là người vợ, người mẹ hay người con dâu Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của mình. Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.”. Hai vợ chồng chia li Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng, chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng. Ngay cả khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương vẫn nói năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc. Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau. Nàng thương yêu, lo lắng chu toàn: khi mẹ chồng mất “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”- Đặc biệt, tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động: khi mất, những lời cuối cùng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu.

      Khác với Vũ Nương, Chị em Thuý Kiều sống cuộc sống của con nhà nề nếp, trướng rủ màn che kín đáo mặc cho tường đông ong bướm đi về mặc ai. Hai chị em đều có nhan sắc tuyệt trần. Đặc bệt, Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh vốn sẵn tính trời, một tư chất thiên bẩm không mấy người có được.Nhưng số phận nàng thật nhiều bi kịch, hồng nhan đa truân, sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
      Gia đình yên ấm bỗng gặp phải tai họa, vì cứu cha và cứu em mà Kiều dã chấp nhận chia cắt mối tình với Kim Trọng, bán mình chuộc cha. Trong những lời cậy nhờ Thúy Vân ở lại chăm lo cha mẹ, ta thấy xót xa hơn cho thân phận nàng, một người con hiếu thảo và thủy chung son sắt trong tình yêu. Thân phận người phụ nữ bị coi rẻ, trở thành món đồ trao đổi với đồng tiền. Xót xa thay người con gái tài sắc.
      Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều.

      Trái ngược lại với Vũ Nương và Thúy Kiều, hình ảnh nàng Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám “ bớ đảng hung đồ”. Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các. Nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. Và để làm theo mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà “ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu. Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp “Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”. Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình. Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn. Có thể thấy người con gái này “ tài sắc vẹn toàn”, đoan trang thục nữ những cũng đầy tài hoa, học thức tinh thông.

      Những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời trung đại được tạo hình qua các nhân vật nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ hay Nguyễn Đình Chiểu đã mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về lòng nhân ái, lòng kiên nhẫn và lòng hy sinh của phụ nữ với đầy đủ những đức tính công, dung, ngôn, hạnh. Từ những vẻ đẹp ngoại hình, tài hoa và sự cam chịu, hi sinh của người phụ nữ trong thời xưa ta có sự cảm thông, thấu hiểu phần nào đó về thân phận và số mệnh của những người phụ nữ sống ở thời phong kiến xưa.

      0 Trả lời 29/05/23
      • Vợ là số 1

        Hỏi bài

        Xem thêm