Đông Nhi

Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) trình bày cảm nghĩ về một

truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó có dùng trạng ngữ.

1
1 Câu trả lời
  • Heo con ngốc nghếch
    Heo con ngốc nghếch

    Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có biêt bao nhiêu câu chuyện hay và ý nghĩa. Nhưng ấn tượng sâu sắc với em nhất là câu truyện Cây khế. Truyện cổ tích Cây khế kể về hai anh em nhà nọ, bố mẹ mất sớm để lại một gia tài. Người anh tham lam chiếm hết tiền của ruộng vườn, chỉ chia cho người em một căn nhà nhỏ và một cây khế. Hàng ngày, người em đi làm thuê kiếm ăn, và chăm bón trông chờ vào cây khế ra quả chín để bán lấy tiền. Tuy vất vả nhưng người em vẫn sống rất vui vẻ. Điều này cho thấy người anh là một kẻ ham vật chất của cải, tham lam và không thương không nhường nhịn em trai, còn người em là một chàng trai hiền lành, thật thà chăm chỉ. Thế nhưng người ta nói "ở hiền thì gặp lành". Một ngày nọ, người em thấy có con chim to bay đến ăn khế của mình, chàng vội đuổi con chim đi thì chim lại kêu: "Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang mang đi mà đựng". Chàng trai tuy rằng không tin lắm nhưng cũng làm theo và người em được chim thần đền đáp xứng đáng, có nhà cao cửa rộng, quàn áo lụa là. Người anh tham lam thấy thế bèn dò hỏi và xin đổi gia tại cha mẹ để lại để lấy cây khế và người em cũng thật thà đồng ý. Tuy nhiên, khi chim đến ăn khế và dặn người anh may túi ba gang, thì hắn ta lại may túi mười hai gang. Lúc chở người anh từ đảo vàng về, do quá nặng nên chim thần đã hất ngã người anh xuống biển. Qua câu chuyện Cây khế, ta thấy được rằng người hiền lành, tốt bụng thì sẽ luôn được giúp đỡ, nhận thành quả xứng đáng, còn kẻ ác thì sẽ bị nhận lấy hậu quả thích đáng.

    Trạng ngữ: hàng ngày, một ngày nọ (chỉ thời gian), Lúc chở người anh từ đảo vàng về, do quá nặng (chỉ nguyên nhân)

    0 Trả lời 12/10/22

    Hỏi bài

    Xem thêm