Doraemon Do Văn học

Viết bài văn nghị luận bàn về hiện tượng lười học

3
3 Câu trả lời
  • Khang Anh
    Khang Anh

    Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần tự giác, tự học lưu truyền qua bao đời. Thế nhưng, xã hội ngày càng hiện đại, thì đi kèm với đó là vấn nạn lười biếng, nhác học lại xuất hiện ngày càng nhiều.

    Vậy thế nào là lười nhác, biếng học? Đó là những hành động không có ý chí trong học tập của một bộ phận học sinh. Các em học sinh này luôn trong tình trạng cảm thấy chán nản, đầu óc mơ màng, luôn nghĩ đến những vấn đề khác ngoài việc học tập khi đến trường. Nhiều em khi ngồi trên lớp luôn không tập trung không nghe thầy cô giảng, chỉ cham chú và những việc khác như trò chuyện, lén chơi game, về nhà không chịu tự học bài, ôn bài. Và nguyên nhân của sự việc lười biếng trong học tập chính là do sự buông thả bản thân, tự dung túng cho tính lười nhác của bản thân các em. Các em không tự rèn luyện bản thân hay không có một thời gian biểu hợp lí để phân chia giữa việc học và nghỉ ngơi hợp lí. Nhiều bạn bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu, hay học các điều không hay trên mạng xã hội, bỏ học, nghiện game.... Hay nhiều trường hợp khác có thể do gia đình chưa quan tâm đầy đủ đến các em, khiến các em chán nản. Hoặc phụ huynh biến việc học thành trọng trách, áp lực nặng nề trên vai các em, khiến các em cảm thấy mệt mỏi và dần dần trở nên tự ti, sợ việc học. Cũng có thể là do phương pháp dạy học của thầy cô, nhà trường chưa tiếp cận được với sự hứng thú, chưa khơi dậy tính tự giác, tự học của các em. Hoặc thầy cô quá bảo thủ, khiến các em chán môi trường lớp học, trường học dẫn đến ghét việc học. Đó là một số lí do khiến tình trạng lười học, nhác học hiện nay trở nên nghiêm trọng hơn.

    Thực trạng hiện nay, tỉ lệ học sinh lười học, dẫn đến tình trạng trốn tiết, bỏ học ngày càng nhiều. Nhiều em học sinh kết bạn xấu, bị dụ dỗ qua mạng, bị sự cám dỗ bởi những video xấu lan truyền trên mạng xã hội lao vào các tệ nạn xã hội. Rồi hơn thế nữa, tình trạng chán học, sợ học khiến thành tích học tập của học sinh ngày nay càng ngày càng sa sút. Vì thế, cần có những biện pháp khác phục gấp hiện trạng lười học này. Đó là sự quan tâm từ gia đình, vì gia đình luôn là nguồn động lực to lớn, sự động viên và chia sẻ của bố mẹ sẽ khiến các em cảm nhận được tình cảm, cố gắng thay đổi bản thân tích cực hơn. Đối với trường học, thầy cô cũng nên tìm hiểu những phương pháp dạy học phù hợp với nền giáo dục nước nhà và dễ tiếp cận, khơi dậy cảm hứng học tập của học sinh. Và trên hết, đó là chính bản thân các em cũng phải có sự thay đổi bản thân bằng cách tự rèn luyện tính tự giác, tự học và có thời gian biểu cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi. Điều đó giúp ích rất nhiều cho việc học và giúp nâng cao kết quả học tập của bản thân các em.

    Như vậy, các emnên biết rằng việc lười học, nhác học là hành động không tốt và phải nên khắc phục sớm, tránh bị lún sâu vào những thói quen, việc làm xấu. Các em cần phải học bạn bè của mình về những thói quen học tập tốt, cố gắng tìm ra được động cơ học tập của mình và quan trọng nhất vẫn là phải tạo cho mình hứng thú khi học tập.

    0 Trả lời 08:55 14/06
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      Dàn ý cho bài viết:

      I. Mở bài:

      - Nêu vấn đề: Tình trạng lười học, nhác học của học sinh hiện nay.

      II. Thân bài:

      1. Giải thích hiện tượng: Thế nào là lười học ở học sinh:

      - Bản thân các em không có tinh thần học tập

      - Cảm thấy chán nản trong học tập

      - Mơ màng, luôn nghĩ đến những vấn đề khác khi đến trường

      - Ở trên lớp luôn không tập trung

      - Về nhà không chịu tự học bài, ôn bài.

      2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:

      - Do cá nhân học sinh: tính tình lười nhác học tập, không chịu cải tiện bản thân, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….

      - Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, phụ huynh tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….

      - Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….

      - Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

      3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:

      - Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều

      - Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến

      - Thành tích học tập ngày càng giảm

      4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:

      - Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, quản lí bản thân, thay đổi cách sống và có thời gian biểu hớp lí, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ

      - Gia đình nên quan tâm và chăm sóc, chia sẻ và động viên con em nhiều hơn

      - Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình, các phương pháp giảng dạy độc đáo và thú vị, phù hợp với nền giáo giục hiện tại của nước nhà để gây hứng thú cho học sinh.

      III. Kết bài:

      - Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước

      - Rèn luyện bản thân, ra sức học tập và làm việc một cách chủ động, tích cực

      0 Trả lời 08:55 14/06
      • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
        ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

        Bạn xem bài mẫu: https://vndoc.com/nghi-luan-ve-hien-tuong-luoi-hoc-cua-hoc-sinh-171252

        0 Trả lời 08:55 14/06

        Văn học

        Xem thêm