Khoa Văn học Lớp 9

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường

8
8 Câu trả lời
  • Bé Heo
    Bé Heo

    Trường học vốn là môi trường dạy dỗ con người kiến thức và đạo đức. Hiện tượng bạo lực học đường đi ngược lại với tôn chỉ ấy. Bạo lực học đường là một vấn nạn gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội.

    Bạo lực học đường là những hành vi bạo lực, xâm hại tinh thần và thể xác người khác xảy ra ở môi trường học đường. Đây không phải là hiện tượng mới nhưng đang xảy ra ngày càng nhiều và có tính chất nghiêm trọng hơn. Bạo lực có thể được khơi nguồn từ những hành động rất nhỏ như va chạm trong lúc chơi đùa, nhìn nhau trên đường đi, phán xét nhau trên mạng xã hội,…

    Những hậu quả nó để lại vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, bạo lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân học sinh. Đó sẽ là những nỗi ám ảnh về tinh thần và sự đau đớn về thể xác. Có rất nhiều vụ bạo lực học đường đã cướp đi sinh mạng của những bạn trẻ. Dù là thể xác hay tinh thần thì tất cả những ảnh hưởng đó đều tác động mạnh đến tương lai của những người liên quan đến vụ bạo lực. Không chỉ vậy, hành vi bạo lực cũng đem đến tác động xấu cho xã hội. Nó như loài virus dễ dàng lây lan tới người xung quanh và tới thế hệ đi sau.

    Để xóa bỏ nạn bạo lực học đường, bản thân mỗi người cần học cách kiềm chế cảm xúc, duy trì thói quen sống lành mạnh, có nhận thức rõ ràng về hành vi của mình. Nhà trường cũng cần rèn luyện kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh. Gia đình, người thân, bạn bè cần quan tâm tới các em học sinh. Lứa tuổi học sinh còn ngây ngô và nhạy cảm nhưng cũng khao khát chứng tỏ bản thân. Nếu không được định hướng đúng, bất cứ ai cũng có thể trở thành hung thủ hoặc nạn nhân của bạo lực học đường.

    Học sinh là lực lượng tương lai sẽ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, ai trong chúng ta cũng đều có trách nhiệm bảo vệ và rèn luyện lớp trẻ để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

    Trả lời hay
    43 Trả lời 20:24 28/10
    • Nguyễn Thanh Thảo
      Nguyễn Thanh Thảo

      Trong con đường học tập sẽ chẳng có những điều cần thiết đến học hành  nữa mà vốn dĩ từ lâu hành vi bạo lực học đường đã xuất hiện rồi.Nhiều học sinh ngày nay không đơn thuần giải quyết mâu thuẫn, hiểu lầm với nhau bằng cách nhận lỗi, sửa sai và xin lỗi nữa mà có ý muốn bắt nạt giải quyết bằng cách bạo lực,dùng nắm đấm, lời đe dọa khắc nghiệt. Đối với bạo lực học đường,nó ko chỉ ảnh hưởng tới thể xác con người mà còn ảnh hưởng nặng nề tới tâm lí. Tất nhiên cũng rất nhiều địa phương và trường học tuyên truyền mạnh mẽ về việc  bạo lực học đường là sai trái,không nên.Nhưng để việc tuyên truyền đó diễn ra thì cũng chẳng có ích cho việc ngăn chặn bạo lực học đường. Để loại bỏ hành vì này cần có những người như phụ huynh,thầy cô,bạn bè thân thiết có lời khuyên hữu ích giúp những cá thể bạo lực học đường phải suy nghĩ lại hành vì sai phạm của mình.Nếu tốt thì xuất thân từ chính bản thân bạo lực suy nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng mà tự động rút lui.Vậy chúng ta phải hiểu rằng việc bạo lực học đường là những hành vi vô cùng sai lầm, nó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến chính bản thân của chúng ta.

      Trả lời hay
      3 Trả lời 21:36 02/11
      • Bi
        1 Trả lời 20:24 28/10
        • :>
          :>

          Chiều hôm nay, sau khi chở em đi học về, bố đã cầm thang và thùng dụng cụ sang nhà ông Lâm - một cụ già sống một mình ở cuối ngõ. Em đã xin được đi theo, để hỗ trợ bố khi cần. Đến nhà ông Lâm, em thấy ông đang đứng chờ sẵn ở trước cổng, thấy bố em sang thì ông vui lắm. Sau khi chào ông, bố liền đi thẳng vào trong nhà và bắt đầu công việc. Hôm nay bố sang giúp ông thay bóng đèn và lắp thêm bóng mới ở sân, để ông ấy có thể thấy rõ lối đi vào buổi tối. Bố cẩn thận ngắt cầu dao, kiểm tra từng đường điện trong nhà. Đoạn nào hở, lơ lửng trên tường là bố sửa lại ngay. Cả nhà có ba bóng đèn dài, bố đều cẩn thận lau sạch rồi lắp bóng mới. Sau đó bố mới nối dây, lắp thêm một bóng đèn tròn ở ngay trước hiên nhà. Xong xuôi, bố bật thử đèn cả nhà lên để kiểm tra. Xác định đèn đều đã được sửa tốt, bố mới thu dọn đồ đạc để trở về nhà. Ông Lâm tiễn bố con em ra tận cổng, trên gương mặt là nụ cười tươi hạnh phúc. Đây không phải là lần đầu tiên bố sang giúp ông Lâm. Biết ông chỉ sống một mình, nên bố thường xuyên sang giúp ông sửa điện, trồng cây, làm cỏ và chở ông đi khám bệnh nữa. Em rất tự hào khi có một người bố tuyệt vời như thế.


          Trả lời hay
          1 Trả lời 19:52 30/10
          • Hoa Lê Thị
            Hoa Lê Thị

            Cậu ơi , cho tớ hỏi , cậu bày cho tớ được không ? Vì tớ không biết làm như nào cả ? Dựa vào vở kịch " Ở vương quốc tương lai " , hãy viết đoạn văn về một em bé trong vở kịch đó theo tưởng tượng của em .

            Trả lời hay
            1 Trả lời 08:58 25/11
            • Chanaries
              Chanaries

              tks

              0 Trả lời 20:24 28/10
              • Hà Bùi Thị
                Hà Bùi Thị

                Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?

                Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.

                Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.

                Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.

                Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường,giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.

                Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

                0 Trả lời 19:27 21/12
                • Kieu Phạm
                  Kieu Phạm

                  đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép

                  0 Trả lời 15:37 27/02
                  • Kieu Phạm
                    Kieu Phạm

                    đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép

                    0 Trả lời 15:37 27/02

                Văn học

                Xem thêm