Cảm nhận của em về một gương thanh, thiếu nhi mà em biết

Cảm nhận về một tấm gương thanh thiếu nhi

Cảm nhận của em về một gương thanh, thiếu nhi mà em biết do VnDoc biên soạn bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để hình thành một bài cảm nhận về tấm gương thanh thiếu nhi nói riêng và bài văn cảm nhận nói chung.

Cảm nhận của em về một gương thanh, thiếu nhi mà em biết bao gồm Dàn ý và Bài văn mẫu đầy đủ ý nghĩa, nội dung cần truyền tải về Tấm gương chị Võ Thị Sáu - người có công lao to lớn đối với cách mạng và nước nhà.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý Cảm nhận của em về một gương thanh, thiếu nhi mà em biết

1. Mở bài

Giới thiệu về tấm gương thanh thiếu nhi: chị Võ Thị Sáu.

2. Thân bài

a. Khái quát về chị Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục.

Ngày 2/8/1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nước CHXHCN Việt Nam quyết định phong Võ Thị Sáu danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam”.

Chị hi sinh khi chưa đầy 20 tuổi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng chị đã có cống hiến vô cùng to lớn cho cách mạng và cho nước nhà.

Hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình.

b. Lịch sử chiến đấu anh dũng của chị

Năm 1947, khi mới chỉ 14 tuổi chị đã gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian.

Ngày 14/7/1948 1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công cuộc mít tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Trận đánh ấy đã làm cho tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường phải mất mặt với quan Tây. Đồng bào Đất Đỏ thì hết lời khen gợi Việt Minh xuất quỷ nhập thần. Võ Thị Sáu được tuyên dương trước toàn đội.

Tháng 2/1950, tại phiên chợ giáp Tết Canh Dần, trong một trận tập kích ném lựu đạn diệt các tên Cả Suốt, Cả Đay và không may chị bị sa vào tay giặc.

Chuyến tàu ngày 21 tháng 1 năm 1952, thực dân Pháp đưa chị ra nhà tù Côn Đảo. Chị đã anh dũng hi sinh lúc 7 giờ sáng ngày 23/01/1952 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Tân Mão.

c. Cảm nhận về tấm gương chị Võ Thị Sáu

Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo.

Chị Sáu còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính phục. Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc và đến tận sau này.

Những đau khổ mà chị phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ con người phải xót thương.

→ Chị là tấm gương sáng để thế hệ sau này noi theo và khiến người đời phải cảm phục trước những đức tính, phẩm chất của chị. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của con người Việt Nam ta.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về chị và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

2. Cảm nhận của em về một gương thanh, thiếu nhi mà em biết

2.1 Cảm nhận về anh hùng Võ Thị Sáu

“Thời thế sinh anh hùng” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn dù ở bất cứ thời đại nào. Ở thời kì chiến tranh, có nhiều vị anh hùng đã lập nên chiến công và ghi danh mình vào sử sách. Một trong nữ anh hùng nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến chính là chị Võ Thị Sáu - người thanh niên trẻ tuổi nhưng vô cùng dũng cảm.

Anh hùng Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục. Chị hi sinh khi chưa đầy 20 tuổi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng chị đã có cống hiến vô cùng to lớn cho cách mạng và cho nước nhà. Để ghi nhớ công ơn của chị, ngày 2/8/1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nước CHXHCN Việt Nam quyết định phong chị Võ Thị Sáu danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam” và hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình.

Theo lịch sử ghi lại, năm 1947, khi mới chỉ 14 tuổi chị đã gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian. Ngày 14/7/1948 1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công cuộc mít tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Trận đánh ấy đã làm cho tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường phải mất mặt với quan Tây. Đồng bào Đất Đỏ thì hết lời khen gợi Việt Minh xuất quỷ nhập thần. Chị Võ Thị Sáu được tuyên dương trước toàn đội. Tháng 2/1950, tại phiên chợ giáp Tết Canh Dần, trong một trận tập kích ném lựu đạn diệt các tên Cả Suốt, Cả Đay và không may chị bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp đưa chị ra nhà tù Côn Đảo để dùng cực hình tra khảo trên chuyến tàu ngày 21 tháng 1 năm 1952. Tại đây, chị phải chịu nhiều đau đớn bởi những cực hình độc ác đến tột cùng. Ngày 23/01/1952 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Tân Mão chị đã hi sinh tại vùng đất này.

Cái chết của chị như hồ chuông cảnh tỉnh thế hệ bấy giờ đứng lên đi giết giặc đòi lại độc lập tự do cho đất nước. Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính phục. Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc. Những đau khổ mà chị - người con gái độ tuổi chưa đến 20 ấy phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ con người phải xót thương. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của con người Việt Nam ta và cũng là tấm gương sáng để thế hệ các bạn trẻ bây giờ và mai sau noi theo.

Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lai trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần nhiều hơn những tấm gương như chị để đất nước này ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.

2.2 Cảm nhận về anh hùng Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Anh hùng Kim Đồng

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2.3 Cảm nhận về anh hùng Lý Tự Trọng

Đất nước ta đã được hình thành và phát triển với quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vô cùng gian nan, nhưng vẻ vang. Khi nhắc lại về thời gian hào hùng của dân tộc ấy, chúng ta không thể không nhắc đến anh hùng dân tộc là Lý Tự Trọng- đây chính là người thuộc lớp đầu tiên của đoàn viên. Tên đồng chí Lý Tự Trọng được nhắc đến với câu nói của anh tại tóa án thực dân, đó là chân lý, theo đó đã tạo niềm động lực cho các đoàn viên khác để xây dựng lên chiến công vang dội của lịch sử dân tộc, cụ thể là “ Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.

Anh hùng Lý Tự Trọng

Mặc dù, Lý Tự Trọng là một người Việt Kiều (tên thật là Lê Hữu Trọng) là một trong những anh hùng hoạt động cách mạng ở thời kháng chiến Chống Mỹ. Anh được sinh ra, lớn lên tại Thái Lan nhưng lại cả cuộc đời của mình lại cống hiến cho sự nghiệp cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam. Chỉ mới 10 tuổi, anh đi học ở tại Trung Quốc, sau khi đã hoàn tất việc học thì anh được cử về nước để hoạt động ở Sài Gòn – Chợ Lớn làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoạt động cách mạng, cụ thể là nhiệm vụ: Vận đọng tập hợp các thanh niên ở trường học, nhà máy với mục đích thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản ở trong nước.

Năm 1931, trong thời điểm bà con tập trung đông ở sân vận động Sài Gòn, các chiến sỹ cách mạng đã thực hiện tổ chức cuộc mít tinh, trong đó có 1 đồng chí đã diễn thuyết và kêu gọi dân ta đánh đổ thực dân Pháp. Không may, đúng lúc đó thanh tra mật thám Pháp cùng bọn cảnh sát đã ập tới. Không còn sự lựa chọn Lý Tự Trọng rút súng để bắn chết thanh tra mật thám để cứu đồng chí diễn thuyết, do bị vây ráo riết nên Lý Tự Trọng bị bắt.

Sau đó, một tên phản bội đã khai anh làm công tác liên lạc quan trọng . Chúng tra tấn, đánh đập anh vô cùng tàn nhẫn để bắt anh khai ra những đầu mối bí mật trong phong trào cách mạng. Nhưng tất cả đều vô ích, không thu được kết quả chúng giao anh về để xử án, thực dân Pháp tại Đông Dương tiến hành mở phiên tòa và kết án tử hình anh Lý Tự Trọng. Trong phiên tòa đó anh đã nói lên những câu nói thể hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần bất khuất, lòng trung thành, đây cũng là thông điệp báo sự sụp đổ trong tương lai của thực dân phong kiến. Tuyên án tử hình, chúng không dám xử công khai Lý Tự Trọng, giết Anh trong im lặng.

Anh đã ra đi, nhưng mỗi con người chúng ta đều học hỏi được tư tưởng cách mạng, bản lĩnh kiên cường, bảo vệ Tổ quốc dù bất kỳ ở độ tuổi nào. Ngoài ra, chúng ta còn được học từ anh về việc rèn luyện bản thân, học tập không ngừng. Anh là một trong những tấm gương ham học hỏi, thông thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh. Tấm gương Lý Tự Trọng vẫn luôn là niềm động lực, nguồn cảm hứng để những lứa tuổi thanh, thiếu niên học tập và noi theo.

Theo đó, bản thân mỗi chúng ta, cần ý thức được việc học tập, rèn luyện chính mình để xứng đáng với những anh hùng đi trước đã hi sinh để lấy lại độc lập tự do cho dân tộc ta có được như ngày hôm nay.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Mở bài - Kết bài Ngữ văn 8

Tóm tắt tác phẩm môn Ngữ Văn lớp 8

Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Cảm nhận của em về một gương thanh, thiếu nhi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
37 20.243
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm