Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 7 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ - SGK Ngữ văn 8 Cánh diều tập 1. Để giúp các em học sinh triển khai bài viết này, VnDoc gửi tới các bạn một số đoạn văn mẫu bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới, Đường về quê mẹ, Nếu mai em về Chiêm Hóa. Đây là tài liệu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng làm bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Thực hành (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

1. Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới 

1.1 Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới mẫu 1

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của tác giả. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Trong khung cảnh của buổi sáng trong quá khứ, hình ảnh người mẹ được tái hiện một cách chân thực, gần gũi. Bài thơ muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng hãy biết yêu thương và trân trọng những giây phút được ở bên cạnh mẹ của mình.

1.2. Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới mẫu 2

Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình.

1.3. Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới mẫu 3

Trong những tác phẩm viết về mẹ, phải kể đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ. Bài thơ Nắng chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

Xem chi tiết: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

2. Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa

Đoạn văn cảm nhận Nếu mai em về Chiêm Hóa – Mẫu 1:

“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ với nhiều ấn tượng và cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. “Em” ở đây đại diện cho những người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” có thể là nhà thơ. Dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Tác giả muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương. Tiếp đến, tác giả khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Sông Gâm hiện lên với bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Cảnh tượng này mang tính nhân hóa, khiến cho đá trở nên sống động, nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Núi non trẻ lại, khoác bộ áo xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Cô gái Dao duyên dáng trong trang sức bạc. Cô gái Tày mê mẩn trong trang phục truyền thống với nụ cười đẹp. Khổ thơ cuối thể hiện sự nhớ thương và mong muốn trở về quê hương một cách mãnh liệt. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương của tác giả, kể về cảnh vật thiên nhiên đẹp, những con người dễ mến và văn hóa truyền thống lâu đời. Tác giả muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, hy vọng mọi người đến tham quan và trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, tham gia các lễ hội đặc sắc của quê hương.

Đoạn văn cảm nhận Nếu mai em về Chiêm Hóa – Mẫu 2

Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu được Mai Liễu viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Với ông "Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi". Hoài niệm về quê hương và nguồn cội của ông được thể hiện sâu sắc trong rất nhiều bài thơ đã làm nên thế giới nghệ thuật riêng không nhòa lẫn với ai. Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả, nhớ từng cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, những con người dễ mến và cả những văn hóa truyền thống lâu đời. Qua đó, tác giả cũng mang cả cảm xúc tự hào, muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, mong muốn mọi người tới tham quan và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên, tham dự lễ hội đặc sắc quê mình.

Xem chi tiết: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

3. Đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Đường về quê mẹ

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đường về quê mẹ mẫu 1

Trong bài thơ “Đường về quê mẹ” của Đoàn Văn Cừ, những dòng chữ dường như mang đến một hành trình trở về quê hương đầy cảm xúc và ý nghĩa. Từng câu thơ lồng ghép những hình ảnh màu sắc và sống động, khiến cho người đọc không chỉ trầm trồ trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn cảm nhận được tình yêu thương chân thành của người con đối với mẹ. Trong kí ức đáng nhớ ấy, mỗi khi mùa xuân trở về, mẹ lại dẫn đàn con trở về quê ngoại. Bước theo những dấu chân của mẹ, con được chìm đắm trong vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và sự chân thành của con người quê hương. Cảnh sắc mùa xuân với những đồng hoa đua nở, con sông trong xanh, những bãi cát trắng, và những cánh đồng xanh tươi… tất cả tạo nên một bức tranh thôn quê tươi đẹp và hài hòa. Những hình ảnh này không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến cho người đọc cảm giác bình yên và ấm áp. Trong mắt người con, quê ngoại là một vùng đất đầy kỷ niệm êm đềm và thơ mộng. Nhân vật trung tâm của bài thơ là người mẹ, một người phụ nữ xinh đẹp và tốt bụng. Với những chiếc khuyên vàng, chiếc áo yếm thắm và áo dài màu nâu, mẹ là hình ảnh đẹp và quyến rũ trong tâm trí con. Mẹ có đôi mắt sáng ngời, đôi môi hồng, và má đỏ… những nét đẹp này luôn ấn tượng sâu sắc trong tâm trí con. Con không khỏi ngạc nhiên và mê đắm: “Trông mẹ giống như một cô gái”. Mẹ được người dân quê khen ngợi với tính cách hiền hòa và dễ mến. Dù đã lấy chồng và sống xa quê hương, mẹ vẫn giữ trong lòng mình tình yêu và sự ghi nhớ về quê ngoại. Bài thơ “Đường về quê mẹ” không chỉ đơn thuần là một tấm gương tình mẫu tử, mà còn thể hiện tình yêu thương và niềm tự hào của người con với vẻ đẹp và nết na của mẹ. Mỗi lần cùng mẹ trở về quê ngoại, người con luôn tràn đầy niềm vui và háo hức. Bài thơ đã chạm đến lòng người, khắc sâu hình ảnh một người mẹ yêu thương và những kỷ niệm đáng nhớ trong tâm trí người con.

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đường về quê mẹ mẫu 2

Đường về quê mẹ là những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ. Theo bước chân của mấy mẹ con, thiên nhiên và con người quê ngoại dần hiện lên. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh.. Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh bình yên, ấm áp quá. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng. Người mẹ chính là nhân vật trung tâm của bài thơ. Dấu ấn của con về mẹ là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ.. vẫn in đậm trong tâm trí con, có lẽ bởi mẹ xinh đẹp, đằm thằm quá khiến con phải thốt lên ngỡ ngàng: Trông mẹ chẳng khác thời con gái. Qua lời khen của những người dân quê, mẹ hiện lên với nết "thảo hiền" dễ mến. Dù lấy chồng xa xứ nhưng mẹ vẫn không quên đường về quê mẹ. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

Xem thêm: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Đường về quê mẹ

.........................

Ngoài Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Đường về quê mẹ, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 8 trên VnDoc để học tốt Văn 8 hơn.

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 8 sách mới:

Đánh giá bài viết
52 38.668
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8 Cánh diều

    Xem thêm