Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ nằm ở chương XVIII của tiểu thuyết "Tắt đèn". Cuốn tiểu thuyết như một bản cáo trạng đanh thép về bọn thực dân, là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ nói riêng và người nông dân thời xưa nói chung. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là một thành ngữ dân gian. "tức" nghĩa là tức giận, chỉ trạng thái bên trong đầy và chặt đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ "tức nước vỡ bờ" ở đây chỉ sự đè nén, áp bức quá lâu khiến người ta phải vùng lên phản kháng. Nhan đề này rất phù hợp với nội dung và ý nghĩa của đoạn trích: Sự áp bức trắng trợn của bọn tay sai thực dân đã ép buộc người nông dân hiền lành, đầy nhẫn nhịn chịu đựng như chị Dậu phải vùng lên xô vỡ bờ để đấu tranh. Từ đó ta có thể nghiệm ra một chân lí tất yếu: con đường duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường tự đấu tranh giải phóng mình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ nằm ở chương XVIII của tiểu thuyết "Tắt đèn". Cuốn tiểu thuyết như một bản cáo trạng đanh thép về bọn thực dân, là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ nói riêng và người nông dân thời xưa nói chung. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là một thành ngữ dân gian. "tức" nghĩa là tức giận, chỉ trạng thái bên trong đầy và chặt đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ "tức nước vỡ bờ" ở đây chỉ sự đè nén, áp bức quá lâu khiến người ta phải vùng lên phản kháng. Nhan đề này rất phù hợp với nội dung và ý nghĩa của đoạn trích: Sự áp bức trắng trợn của bọn tay sai thực dân đã ép buộc người nông dân hiền lành, đầy nhẫn nhịn chịu đựng như chị Dậu phải vùng lên xô vỡ bờ để đấu tranh. Từ đó ta có thể nghiệm ra một chân lí tất yếu: con đường duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường tự đấu tranh giải phóng mình