Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nhóc Văn học Lớp 11

1 đoạn văn nghị luận trình bày quan điểm của em về tài dụng binh như thần của vua Quang Trung

Dựa vào đoạn trích hồi thứ 14 của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, hãy viết

3
3 Câu trả lời
  • Sếp trong nhà
    Sếp trong nhà

    Gợi ý làm bài:

    Tài dụng binh như thần của một thiên tài quân sự:

    a. Tài cầm quân, tài dùng tướng:

    - Cầm quân:

    + Khi bắt đầu kéo đại quân ra Bắc ông chia quân thành 2 đạo: thủy, bộ

    -> tổ chức đạo quân tế chỉnh, nghiêm minh.

    + Khi hành binh: trong 1 khoảng thời gian ngắn đã đưa đại quân vượt hàng ngàn cây số đường đèo dốc, núi non hiểm trở

    -> 1 kì tích.

    - Dùng tướng:

    + Thấu hiểu chỗ mạnh, chỗ yếu của các tướng lĩnh -> cách sắp xếp Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sĩ ở lại giữ Bắc Hà cho thấy ông hiểu rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của từng người.

    + Khi hội quân ở Tam Điệp: khiển trách Sở, Lân rất nghiêm khắc -> họ thấy mức độ nghiêm trọng của lỗ lầm; rất công bằng khi khen họ biết nín nhịn đã bảo toàn lực lượng khiến giặc chủ quan; cho họ cơ hội lập công chuộc tội.

    + Ông đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm: sự mưu trí của Ngô Thì Nhậm, dùng Ngô Thì Nhậm để dẹp việc binh đao sau này.

    => Thực sự là một tướng tài.

    b. Tài đánh trận:

    - Biết cách khích lệ lòng quân: cho ăn tết trước (ở Tam Điệp), hẹn mùng 7 vào Thăng Long mở tiệc lớn.

    => Có tác dụng rất lớn đến tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

    - Giữ được yếu tố bất ngờ: bắt sống hết quân do thám và tân binh của giặc -> các đồn không báo tin được cho nhau.

    - Thay đổi chiến thuật linh hoạt:

    + Đánh Hà Hồi: dùng nghi binh.

    + Đánh Ngọc Hồi: cho quân chế tạo những tấm lá chắn bằng ván ghép phủ rơm ướt -> tránh được sự thương vong súng hỏa công của giặc.

    - Đặc biệt, vị hoàng đế quả cảm còn đích thân đốc xuất, chỉ huy đạo quân -> sự hiện diện của nhà vua ngay giữa chiến trường đủ làm nức lòng binh sĩ.

    => Trở thành sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, cho vẻ đẹp của một dân tộc anh hùng.

    0 Trả lời 14:20 31/05
    • Soái ca
      Soái ca

      Vua Quang Trung là một vị vua rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc. Ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao". Ông còn sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, lời lẽ sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ trong vòng mới năm ngày đã khiến cho quân Thanh đại bại, nghĩa quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Nhờ tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng về binh lược.

      0 Trả lời 14:24 31/05
      • Mỡ
        Mỡ

        Bạn tham khảo têm bài viết: https://vndoc.com/cam-nhan-ve-hinh-anh-vua-quang-trung-166348

        0 Trả lời 14:26 31/05

        Văn học

        Xem thêm