Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

10 sai lầm nghiêm trọng của giáo viên khi lên lớp

Nghề giáo luôn là nghề cần sự tâm huyết, nhiệt tình và tấm lòng bao dung, thế nên trẻ thơ đều thuộc lòng câu hát “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Song gần đây, một bộ phận giáo viên đang làm xấu đi hình ảnh ấy khi ngược đãi, đánh đập học sinh, xúc phạm, gây áp lực cho các em. Dưới đây là 10 sai lầm mà giáo viên có thể mắc phải khi lên lớp. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Dành cho giáo viên nhé.

10 sai lầm của giáo viên khi lên lớp

1. Giáo viên có thái độ cứng nhắc, lạnh lùng với học sinh

Một người giáo viên nghiêm khắc và có uy thường khiến các em học sinh vâng lời. Nhưng sự nghiêm khắc ấy không có nghĩa là giáo viên luôn tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc với học sinh. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề. Thậm chí điều này khiến các em nghĩ bản thân thầy cô không muốn dạy lớp các em, có ác cảm với lớp các em. Ngoài ra, vì thái độ lạnh lùng của thầy mà có khi các em không hiểu bài cũng không dám hỏi thầy cô. Vì vậy, giáo viên có thể nghiêm khắc trong giờ học để các em học tốt nhưng những lúc ra chơi, trong các hoạt động ngoại khóa giáo viên nên niềm nở, hòa nhập với học sinh.

2. Giáo viên bằng vai bằng lứa với học trò

Đây là một sai lầm mà không ít giáo viên mắc phải, đặc biệt là các giáo viên trẻ. Giáo viên nên thân thiện gần gũi với học sinh, nhưng thân thiện không có nghĩa là trở thành bạn bè bằng vai bằng lứa với học sinh. Biết rằng lứa tuổi học trò có nhiều bí mật tâm tư cần chia sẻ nhưng chia sẻ với giáo viên cần có giới hạn và khoảng cách. Thầy cô có thể tham gia các hoạt động trường lớp với học sinh, vui chơi với học sinh nhưng ở mức độ cho phép nhé. Các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở có nhiều em chưa ý thức được nên thấy giáo viên quá gần gũi, quá dễ thì các em thường có tâm lý không sợ thầy cô điều này làm giảm hiệu quả việc dạy học và giáo dục các em.

3. Bêu gương học sinh xấu trước mặt cả lớp

Có lẽ đây là một trong những sai lầm mà thầy cô nào cũng mắc phải. Tuy nhiên, một người giáo viên không nên làm như vậy. Bởi như thế sẽ trở thành nỗi xấu hổ ám ảnh trong ký ức của các cô cậu học trò bị xử phạt, bêu gương.

Có thể chính thói quen này của thầy cô làm cho em học sinh đó tăng thêm áp lực từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Ngoài ra, còn gây phản ứng tâm lý chán ghét môn học đó, và cả thầy cô dạy môn học ấy. Vì vậy, thay vì luôn có thái độ bêu gương, chế giễu học sinh trước lớp thì thầy cô nên dành thời gian gặp riêng họ sinh để phê bình, giúp các em nhận ra sai lầm, khuyết điểm và rút kinh nghiệm. Đồng thời giáo viên nên khích lệ, động viên các em để các em không vi phạm nữa, như thế sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy.

4. Nhục mạ học sinh

Đây là một sai lầm thường gặp ở một bộ phận nhỏ giáo viên thôi, nhưng nó gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chúng ta đã biết, nhục mạ học sinh là một hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Khi bị nhục mạ, nhiều học sinh tỏ ra sợ hãi thầy cô, sợ hãi mỗi khi đến tiết giáo viên đó dạy, thậm chí là cảm giác không muốn đến trường học. Không những thế, người giáo viên buông lời nhục mạ học sinh của mình còn làm mất đi hình ảnh, niềm tin trong lòng học sinh. Bởi vì người giáo viên phải là người dạy các em văn hóa,lời hay ý đẹp nên tuyệt đối không được nói những câu, những lời vô văn hóa.

5. Quát tháo học sinh để thị uy

Không ít bộ phận giáo viên dễ bị kích động, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Hễ gặp học sinh là quát tháo om sòm và coi đó là một thói quen để thị uy. Là người giáo viên muốn chiến thắng được tính cách trẻ con của học sinh thì trước hết người giáo viên đó phải có đức, có tài và có tâm huyết với nghề. Thực sự những giáo viên thường xuyên quát tháo học sinh vô tình biến lớp học như một chiến trường mà trên chiến trường đó thầy cô luôn thua cuộc. Bởi các em sợ hãi chỉ là cảm giác tức thời mà thôi, điều này gây nên áp lực, tư tưởng ghét người giáo viên đó, môn học đó và thậm chí học sinh coi thường thầy cô.

6. Kìm hãm sự sáng tạo của học sinh

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, các em được tiếp thu từ nhiều nguồn thông tin, nguồn tài liệu khác nhau. Có nhiều em còn dựa vào những bài văn mẫu, những gợi ý có sẵn, làm sao cho giống lời cô, lời thầy dạy. Hơn nữa, nhiều giáo viên còn duy trì lối truy bài, học vẹt của học sinh. Thay vì hỏi các em nắm bắt được điều gì lại vội vàng yêu cầu đọc vẹt lại ngay bài hô trước. Thậm chí, nếu học sinh không làm giống mô típ mà giáo viên đưa ra, nhiều em có sáng tạo thấy khác khác phương pháp, lời văn của giáo viên thì khó lòng đạt điểm cao. Như vậy giáo viên đã vô tình ép buộc học sinh phải đi theo một lối mòn, một con đường mà trên đó đã vạch sẵn lối đi. Vì thế, người giáo viên nên khuyến khích sự sáng tạo của các em, cho dù ban đầu các em có gặp phải sự sáng tạo lệch hướng thầy cô cũng nên động viên, chỉ ra những con đường cho các em học tập chứ không nhất thiết phải đi theo khuôn mẫu của thầy cô dựng sẵn.

7. Thiên vị

Sai lầm này của giáo viên khiến học sinh không phục nhất, là thầy cô trước hết phải công bằng, không được thiên vị hơn thua. Nếu thầy cô thiên vị sẽ gây ra cảm giác nản lòng, bất công trong học sinh. Cùng làm bài như nhau, nhưng bạn thì điểm cao, bạn thì kém hơn học sinh đó sẽ cảm thấy bất công vì sự cố gắng không đạt được kết quả mong muốn. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học thường hay phàn nàn thầy cô thiên vị bạn này, thiên vị bạn kia. Điều này khiến các em không vui và mất hứng thú học tập.

10 sai lầm của giáo viên khi lên lớp

8. Lập ra quy định vô lý

Yêu cầu học sinh không được dùng điện thoại trong giờ học, nhưng giáo viên vẫn thản nhiên nghe điện thoại lúc đang giảng bài. Đây là một quy định đúng nhưng vô tình giáo viên đó lại làm cho nó sai lệch đi khi làm mất công bằng giữa thầy và trò trong lớp học. Biết thế nhưng tình trạng này vẫn còn tiếp diễn ở không ít lớp học. Tuy học sinh không dám nói thẳng với giáo viên nhưng các em sẽ thấy mình không được tôn trọng, và người giáo viên ấy không nhiệt tình với lớp. Còn nhiều điều luật vô lý hơn nữa mà chính các thầy cô cũng không thực hiện đúng quy định như về giờ giấc, nộp bài, trả bài... Vì vậy, trước hết giáo viên phải là người làm gương, tuân thủ các quy định của nghề, của trường lớp chứ không phải đưa ra hàng loạt quy định mà chính thầy cô không thực hiện được.

9. Buôn chuyện, nói xấu giáo viên khác với học sinh

Đây là sai lầm mà các nữ giáo viên thường mắc phải khi quá gần gũi, thân mật với học sinh. Giáo viên có thể kể các câu chuyện vui làm khuấy động lớp học, tạo hứng thú cho các em. Nhưng không vì thế mà thoải mái kể về các vấn đề xích mích, mâu thuẫn với giáo viên khác, thậm chí nói xấu về đồng nghiệp cho các em nghe. Điều này không tốt một tí nào kể cả trong hay ngoài giờ học giáo viên không nên mang ra tâm sự với các em. Bởi vì như thế không những làm xấu đi hình ảnh của mình, của bạn bè đồng nghiệp mà còn tạo ra mối quan hệ bất hòa, biến học sinh thành nạn nhân. Vậy nên nếu mắc phải sai lầm này thầy cô nên từ bỏ sớm nhé.

10. Không rõ ràng khi chấm điểm

Điểm là một phần phản ánh kết quả học tập của học sinh. Thế nhưng việc không có một thang điểm rõ ràng với các bài kiểm tra do giáo viên được quyền ra đề và chấm tạo nên những lệch lạc không nhỏ trong kết quả học tập của học sinh. Điềunày làm mất đi sự công bằng cho các em. Giáo viên có thể cộng thêm điểm cho học sinh vì em đó ngoan, có ý thức học tập, có sự cố gắng nhưng phải rõ ràng trước các học sinh khác. Còn về các bài kiểm tra, các bài thi giáo viên cũng nên có brem để chấm điểm theo thang điểm cụ thể nhất, đảm bảo quyền lợi cho các em.

Phẩm chất và đạo đức của nghề giáo viên

Phẩm chất chính trị của giáo viên là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Để trở thành một giáo viên giỏi, cần phải có phẩm chất chính trị cao, bao gồm các đặc điểm sau:

- Điều đầu tiên và quan trọng nhất là chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giáo viên cần phải hiểu rõ vai trò của mình trong sự phát triển đất nước và luôn tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Giáo viên cần có ý thức tổ chức kỷ luật và phấn đấu vì lợi ích chung. Họ cần phải thực hiện nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức và có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và công tác.

- Giáo viên cần trở thành gương mẫu trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân. Họ cần tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và truyền tải những giá trị đạo đức cho học sinh.

- Giáo viên cần có tâm huyết với nghề nghiệp và giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo. Họ cần có tinh thần đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp và sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Giáo viên cần tận tụy với công việc và thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường và ngành. Họ cần phải công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học.

- Giáo viên cần thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng và lãng phí.

- Giáo viên cần thường xuyên phê bình và tự phê bình để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm