150 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử lớp 7
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án
VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn tài liệu 150 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử lớp 7 có đáp án sẽ khái quát toàn bộ kiến thức được học trong chương trình Lịch sử lớp 7. Chắc chắn đây sẽ là tài liệu hữu ích cho em học sinh lớp 7 ôn tập và củng cố lý thuyết, nâng cao kết quả học tập, đồng thời cũng là tài liệu hay cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề.
Câu 1. Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:
A. Thành lập các vương quốc mới
B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.
C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma
D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man
PA: B
Câu 2. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma
B. Quí tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.
D. Nông dân công xã
PA: C
Câu 3. Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?
A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh. B. Nông dân
C. Nô lệ
D. Nô lệ và nông dân
PA: D
Câu 4. Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:
A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.
D. Thành thị là nơi buôn bán.
PA: A
Câu 5. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội?
A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.
B. Tướng lĩnh quân sự và quí tộc có nhiều ruộng đất.
C. Nô lệ được giải phóng.
D. Tất cả các thành phần trên.
PA: B
Câu 6. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào
A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân
PA: B
Câu 7. Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự
C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
PA: C
Câu 8. Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến:
A. Trao đổi bằng hiện vật. B. Là nền kinh tế hàng hóa.
C. Có sự trao đổi buôn bán.
D. Không có sự trao đổi buôn bán
PA: D
Câu 9. Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
PA: A
Câu 10: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có những biến đổi to lớn là do:
A. Dân số gia tăng.
B. Sự xâm nhập của người Giéc-man
C. Công cụ sản xuất được cải tiến.
D. Kinh tế hàng hóa phát triển
PA: B
Câu 11. Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là:
A. Quí tộc người Giéc-man, nông dân công xã.
B. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-man.
C. Lãnh chúa, nông nô.
D. Thủ lĩnh quân sự, nô lệ.
PA: C
Câu 12. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?
A.Trung Quốc và các nước phương Đông.
B. Ấn Độ và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông.
D. Ấn Độ và các nước phương Tây.
PA: B
Câu 13. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A.Thương nhân, quí tộc.
B. Công nhân, quí tộc.
C.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc.
D. Tăng lữ, quí tộc.
PA: A
Câu 14. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A. Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông.
B. Các thành thị trung đại.
C. Vốn và công nhân làm thuê.
D. Sự phá sản của chế độ phong kiến.
PA: C
Câu 15. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A) Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
B) Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.
C) Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
D) Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
PA: D
Câu 16. Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?
A) Thương nhân giầu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
B) Địa chủ giàu có.
C) Quí tộc, nông dân.
D) Thợ thủ công nhỏ lẻ.
PA: A
Câu 17. Ph. Ma- gien-lan là người nước nào?
A) Tây-ban- nha.
B) Bồ-đào-nha.
C) I-ta-li-a.
D) Anh.
Câu 18. Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
A) Anh, Pháp.
B) Đức, I-ta-li-a.
C) Tây ban-nha, Bồ-đào-nha.
D) Pháp, Bồ-đào-nha.
PA: C
Câu 19. Điều kiện nào trong các điều kiện sau đây là quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
A) Sự ra đời các công trường thủ công, hình thức xưởng sản xuất với qui mô lớn.
B) Những đồn điền rộng lớn, hoặc các trang trại được lập nên.
C) Lập các công ti thương mại.
D) Có nguồn vốn tích lũy ban đầu lớn và một đội ngũ công nhân làm thuê.
PA: D
Câu 20. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A) Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B) Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C) Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D) Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
PA: A
Câu 21 SU73H. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?
A) Đạo Hồi.
B) Đạo Ki-tô
C) Đạo Phật.
D) Ấn Độ giáo
PA: B
Câu 22. SU73H. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:
A) “Những người khổng lồ”.
B) “Những người thông minh”.
C) “Những người vĩ đại”.
D) “Những người xuất chúng”.
PA: A
Câu 23. SU73H. Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là :
A) Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.
B) Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.
C) Phê phán Giáo hội, đề cao Khoa học tự nhiên.
D) Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.
PA: B
Câu 24. SU73B. Ai “đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời” ?
A) Ga-li-lê.
B) Đê-các-tơ.
C) Cô-péc-ních.
D) Lê-ô-na đơ Vanh-xi
PA: C
Câu 25. SU73H. Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề gì ?
A) Lên án những hành vi của Giáo hoàng.
B) “Cứu vớt con người bằng lòng tin”.
C) Chỉ trích giáo lí giả dối của Giáo hội.
D) Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội.
PA: B
Câu 26. SU73H. Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì ?
A) Đòi cải cách tôn giáo. B) Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến.
C) Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. D) Đòi giải phóng nông nô.
PA: C
Câu 27.SU74H. Người Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ khi nào ?
A) 2000 năm TCN.
B) 1000 năm TCN.
C) 3000 năm TCN.
D) 4000 năm TCN.
PA: A
Câu 28. SU74H. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ nào ?
A) Thế kỉ thứ hai TCN. B) Thế kỉ thứ nhất TCN.
C) Thế kỉ thứ ba TCN. D) 2000 năm TCN.
PA: A
Câu 29. SU74H. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:
A) Thuế.
B) Hoa lợi.
C) Địa tô.
D) Tô, tức
PA: C
Câu 30. SU74H.Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
A. Nhà Tần.
B. Nhà Minh.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Thanh.
PA: C
Câu 31. SU74H. Đến thời Tống, người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì?
A) Kĩ thuật luyện đồ kim loại.
B) La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
C) Thuốc nhuộm thuốc in.
D) Đóng tàu, chế tạo súng.
PA: B
Câu 32. SU75H.Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?
A.Vương triều Ấn Độ Mô- gôn.
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Gúp-ta.
D. Vương triều Hác-sa.
PA: A.
Câu 33 SU75H.Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới Vương triều Gúp-ta?
A) Đúc được cột sắt, đúc tượng Phật bằng sắt cao 2m.
B) Đúc được cột sắt không rỉ, tượng Phật bằng đồng cao 2m
C) Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng.
D) Đúc một cột sắt cao 7,25 m, nặng 6500 kg.
PA: B
Câu 34. SU75H. Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
A) Đều là vương triều của người nước ngoài.
B) Cùng theo đạo Hồi
C) Cùng theo đạo Phật.
D) Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.
PA: A
Câu 35. SU75H. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?
A) Xóa bỏ Hồi giáo.
B) Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.
C) Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ.
D) Xây dựng chính quyền vững mạnh.
PA: C
Câu 36. SU75H. Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?
A) Đạo Phật.
B) Đạo Bà-la-môn và Đạo Hin-đu
C) Đạo Hồi
D) Đạo Thiên chúa.
PA: B
Câu 37. SU75H. Những thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời cổ đại và phong kiến:
A. Chữ Phạn, Sử kí Tư Mã Thiên, kịch Sơ-kun-tơ-ra, nhiều công trình kiến trúc độc đáo; là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
B. Chữ nôm, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra- ma- ya- na, kịch Sơ-kun-tơ-ra, nhiều công trình kiến trúc độc đáo; là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
C. Chữ tượng hình, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra- ma- ya- na, kịch Sơ-kun-tơ-ra, nhiều công trình kiến trúc độc đáo; là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
D.Chữ Phạn, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra- ma- ya- na, kịch Sơ-kun-tơ-ra, nhiều công trình kiến trúc độc đáo; là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
PA: D
Câu 38. SU76H. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:
A) Mùa khô và mùa mưa.
B) Mùa khô và mùa lạnh.
C) Mùa đông và mùa xuân.
D) Mùa thu và mùa hạ.
PA: A
Câu 39: SU76hB. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A) Mùa khô tương đối lạnh, mát.
B) B) Mùa mưa tương đối nóng.
C) Gió mùa kèm theo mưa
D) D) Khí hậu mát, ẩm.
PA: C
Câu 40. SU76H.Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?
A) Xu-ma-tơ-ra
B) Xu-la-vê-di.
C) Gia-va (Mô-giô-pa-hít)
D) Ca-li-man-tan.
PA: C
Câu 41 SU76H.Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A) Cam-pu-chia.
B) Lào.
C) Phi-lip-pin.
D) Mi-an-ma.
PA: D
Câu 42 SU76H.Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A) Thái Lan.
B) Mi-an-ma.
C) Ma-lai-xi-a.
D) Xin-ga-po.
PA: A
Câu 43. SU76H.Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành hai quốc gia mới nào?
A) Đại Việt và Chăm-pa.
B) Pa-gan và Chăm-pa.
C) Su-khô-thay và Lan Xang
D) Mô-giô-pa-hít và Gia-va.
PA: C
Câu 44 SU76H.Giữa thế kỉ XIX, nước nào giữ được độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
A) Cam-pu-chia.
B) Lào.
C) Việt Nam.
D) Thái Lan.
PA: D
Câu 45 SU76H.Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ- trung đại?
A) Việt Nam.
B) Lào.
C) Cam-pu-chia.
D) Thái Lan.
PA: A
Câu 46. SU76H. Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
A) Nông nghiệp phát triển.
B) Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc.
C) Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
D) Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
PA: D
Câu 47. Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ?
A) Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo.
B) Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.
C) Có nhiều đền, chùa đẹp.
D) Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.
PA: A
Câu 48. SU77V. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?
A) Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
B) Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
C) Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.
D) Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.
PA: A
Câu 49. SU77V. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?
A) Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
B) Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
C) Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.
D) Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.
PA: B
Câu 50. SU77H. Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?
A) Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X
B) Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X
C) Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X D) Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X
PA: C
Câu 51. SU77H. Xã hội phong kiến phương Đông phát triển trong khoảng thời gian nào?
A) Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XV.
B) Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV.
C) Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.
D) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Mời các bạn tải toàn bộ 150 câu hỏi và đáp án tại đây: 150 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử lớp 7. Ngoài ra, mời các bạn có thể tham khảo thêm giải bài tập Lịch sử 7, tập bản đồ Lịch sử 7, .... được VnDoc biên soạn kỹ lưỡng, chi tiết hỗ trợ chương trình học lớp 7.