Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

430 câu hỏi luyện thi đại học, học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Việt Nam cận hiện đại

Luyện thi ĐH, CĐ, HSG môn Lịch sử (VN cận hiện đại)

430 câu hỏi luyện thi đại học, học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Việt Nam cận hiện đại được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh khối THPT, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học và học sinh giỏi môn Lịch sử. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1. Vì sao nói: Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là "một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng"? Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất đất nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX?

Câu 2. Những nguyên nhân nào thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược phương Đông thế kỉ XIX? Tình thế Việt Nam trong bối cảnh đó? Thực dân Pháp đã tiến hành những thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược Việt Nam?

Câu 3. Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài? Trình bày chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại? Tại sao triều đình Nguyễn lại cố tình duy trì đường lối bảo thủ, phản động?

Câu 4. Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, anh (chị) hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)

Câu 5. Bình luận câu hỏi và câu trả lời trong bài thi văn sách của khoa thi Đình năm 1876 sau đây:

  • "Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không?"
  • "Nhật Bản thưở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là có nên phú cường, về sau cũng hoá ra loài mọi rợ".

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)

Câu 6. Hãy đọc đoạn tư liệu sau đây:

"...Chiều 31 – 8 – 1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha với 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

Sáng 1 – 9 – 1858, địch gửi tối hậu thư, đòi quan trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ sung rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

Quân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện "vườn không, nhà trống" gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối 8 – 1858 đến 2 – 1859) trên bán đảo Sơn Trà...

... Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp phải thừa nhận "dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật ". Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường..."

Qua đoạn tư liệu, anh (chị) hãy cho biết:

  • Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công ta đầu tiên?
  • Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào những năm cuối 1858 đầu 1859? (Minh họa cụ thể bằng sự kiện)

Câu 7. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, kết quả và ý nghĩa trên Mặt trận Đà Nẵng 1858 và chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1860.

Mặt trậnCuộc xâm lược của thực dân PhápCuộc kháng chiến của nhân dân taKết quả, ý nghĩa

Câu 8. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta tại miền Đông Nam Kì trước – sau Hiệp ước 1862 và kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Mặt trậnCuộc tấn công của thực dân PhápThái độ của triều đìnhCuộc kháng chiến của nhân dân

Câu 9. Nêu các lí do khiến Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào đánh Gia Định. Trình bày những khó khăn của quân Pháp khi tổ chức đánh chiếm Gia Định và cho biết tại sao chúng vẫn đứng chân được ở Gia Định để đánh chiếm các nơi khác?

Câu 10. Kế hoạch đánh chiếm từng gói nhỏ từ năm 1859 đến năm 1873 được Pháp triển khai như thế nào?

Câu 11. Tường thuật ngắn gọn tiến trình cuộc khởi nghĩa của Trương Định và cho biếtnNét đặc sắc trong cuộc khởi nghĩa Trương Định.

Câu 12. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì diễn biến ra sao? Tình thế của cuộc kháng chiến ở Nam Kì khi mất ba tỉnh miền Tây như thế nào?

Câu 13. Khi thực dân Pháp xâm lược "lục tỉnh Nam Kì", Triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 14. Âm mưu của Pháp sau khi chiếm được Nam Kì như thế nào? Tình hình xã hội trong giai đoạn này có điểm gì nổi bật?

Câu 15. Kết quả đánh chiếm Hà Nội năm 1873 được Pháp thực hiện như thế nào? Nội dung, tính chất của Hiệp ước 1874.

Câu 16. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21 – 12 – 1873) và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến tranh?

Câu 17. Cho biết những điểm đáng chú ý về tình hình Việt Nam từ sau Hiệp ước 1874 đến trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

Câu 18. Vì sao từ sau năm 1874, thực dân Pháp lại quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì? Thực dân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Câu 19. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã anh dũng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào? Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy lần thứ hai tháng 5 – 1883, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.

Câu 20. Đường lối kháng chiến của triều đình Nguyễn có gì thay đổi sau chiến thắng Cầu Giấy 12 – 1873? Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (5 – 1883), có gì khác với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (12 – 1873)? Kết quả của việc Pháp thực hiện chủ trương đó?

Câu 21. Thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Câu 22. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, anh (chị) hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)

Câu 23. Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam giai đoạn 1885 – 1918, giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã kí kết những hiệp ước nào? Hoàn cảnh kí kết, nội dung chính của các hiệp ước này.

Câu 24. Nội dung cơ bản các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt. Theo anh (chị), hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp? Vì sao?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)

Câu 25. Dựa trên những điều kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, hãy chứng minh trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 – 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân ta.

Câu 26. Thông qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hãy so sánh thái độ chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn và của nhân dân ta (1858 – 1873).

Câu 27. Quá trình phân hoá tư tưởng trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX diễn ra như thế nào?

Câu 28. Dùng những sự kiện để chứng minh trong quá trình Pháp tiến hành cuộc chính trị xâm lược Việt Nam, thái độ nhà Nguyễn luôn chọn con đường cầu hoà, nhượng bộ, thiếu ý chí quyết tâm chống xâm lược.

Câu 29. Phân tích những cơ hội mà Việt Nam có khả năng thắng thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Câu 30. Nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX? Nêu tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ. Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào cải cách này.

Câu 31. Hãy nêu những nét lớn về nội dung chương trình cải cách của Nguyễn Trường Tộ từ năm 1863 đến năm 1871. Theo anh (chị), những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có khả năng thực hiện được không? Vì sao?

Câu 32. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã có những đề nghị cải cách gì? Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 33. Tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá?

Câu 34. Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới dưới danh nghĩa Cần Vương diễn ra sôi nổi, gây nhiều tổn thất cho địch. Bằng kiến thức lịch sử đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ:

- Hoàn cảnh bùng nổ, các giai đoạn phát triển và tính chất của phong trào Cần Vương?

- Phân tích nội dung, tác dụng của chiếu Cần Vương?

- Vì sao nói phong trào Cần Vương đã làm chậm lại quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp?

- Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Câu 35. Trình bày phong trào Cần Vương: hoàn cảnh bùng nổ, tóm lược các giai đoạn phát triển.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)

Câu 36. Hãy nối các sự kiện tiêu biểu của phong trào Cần Vương (1885 – 1895) sau đây thành một đoạn văn lịch sử có độ dài không quá 200 từ:

- Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế (đêm 4 rạng ngày 5 – 7 – 1885).

- Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần Vương (13 – 7 – 1885)

- Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887).

- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1892).

- Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 – 1892).

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895).

Câu 37. Thực chất của phong trào “Cần Vương” là gì? Vì sao “Chiếu Cần Vương” thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX? Nêu đặc điểm của phong trào Cần vương.

Câu 38. So sánh những điểm giống và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.

Câu 39. Lập bảng hệ thống kiến thức về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX để làm nổi bật tính chất của phong trào yêu nước chống Pháp này. (Theo mẫu sau)

Khởi nghĩa

Lãnh đạo

Địa bàn

Diễn biến

Kết quả – ý nghĩa

Câu 40. Lập bảng kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương theo các nội dung sau:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Người lãnh đạo và lực lượng tham gia

Địa bàn hoạt động

Ý nghĩa

Vì sao phong trào Cần Vương lại bị thất bại?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

Câu 41. Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913). Tại sao cuộc khởi nghĩa này có thể tồn tại gần 30 năm?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2009)

Câu 42. Qua phong trào nông dân Yên Thế:

a) Lập bảng so sánh:

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Mục đích

Lãnh đạo

Thời gian tồn tại

Phương thức đấu tranh

Tính chất

b) Vì sao phong trào nông dân Yên Thế lại tồn tại trong một khoảng thời gian dài?

c) Nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2008)

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 430 câu hỏi luyện thi đại học, học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Việt Nam cận hiện đại, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm