Đinh Thị Nhàn Toán học Lớp 8

Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1

Chứng minh rằng:

a) Giao điểm của hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình chữ nhật đó.

b) Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối của hình chữ nhật là hai trục đối xứng của hình chữ nhật đó.

3
3 Câu trả lời
  • Sư Tử
    Sư Tử

    a) Vì hình bình hành nhận giao điểm của hai đường chéo làm tâm đối xứng, mà hình chữ nhật là một hình bình hành nên giao điểm của hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình.

    b) Vì hình thang cân nhận đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy làm trục đối xứng, mà hình chữ nhật là một hình thang cân có đáy là hai cạnh đối xứng của hình chữ nhật, do đó hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình chữ nhật là trục đối xứng của hình.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 29/10/21
    • Đen2017
      Đen2017

      a)

      Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1

      Vì hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng, mà hình chữ nhật là một hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình.

      Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1

      Vì hình thang cân nhận đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy làm trục đối xứng, mà hình chữ nhật là một hình thang cân có hai đáy là hai cạnh đối xứng của hình chữ nhật nên hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối của hình chữ nhật là hai trục đối xứng của hình chữ nhật đó

      0 Trả lời 29/10/21
      • Mỡ
        Mỡ

        a)

        Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1

        Giả sử ABCD là hình chữ nhật. Gọi O là giao điểm của AC và BD.

        Theo tính chất đường chéo của hình chữ nhật ta có; hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

        Vậy: OA = OC và OB= OD

        Do đó, O là tâm đối xứng của hình chữ nhật đó.

        b)

        Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1

        0 Trả lời 29/10/21

        Toán học

        Xem thêm