Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga?

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

3
3 Câu trả lời
  • Nhân Mã
    Nhân Mã

    Ngôn ngữ của tác giả là ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, khoáng đạt gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương Nam Bộ với các từ địa phương: nhằm làng, xông vô, kêu rằng, tại mầy, xe nầy, tiểu thơ…Các từ ngữ này làm cho màu sắc Nam Bộ rất đọc đáo, được người dân Nam Bộ yêu thích, truyền tụng. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện khá linh hoạt, đa dạng. Miêu tả trận đánh, lời lẽ Phong Lai, khác hẳn với việc miêu tả cuộc trò chuyện của chàng với hai cô gái. Ngôn ngữ thơ ca rất phù hợp với diễn biến, tình tiết truyện

    Trả lời hay
    1 Trả lời 25/09/21
    • Su kem
      Su kem

      Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả

      + Mang đậm màu sắc Nam Bộ: chất Nam Bộ được thấm sâu từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp cho đến lời ăn tiếng nói.

      + Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật để xây dựng lên hình ảnh của Lục Vân Tiên, mang đặc trưng của vùng miền Nam Bộ: lời nói bộc trực, ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng

      0 Trả lời 25/09/21
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        Ngôn ngữ tác giả trong đoạn trích: mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

        0 Trả lời 25/09/21

        Văn học

        Xem thêm