Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn

Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy

3
3 Câu trả lời
  • Xử Nữ
    Xử Nữ

    Trong đoạn trích, hình ảnh về những người lao động bình thường, giản dị nhưng sáng ngời phẩm chất. Họ là những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa.

    Ông Ngư hiện lên qua ngòi bút của tác giả với hình ảnh của người trọng nghĩa khinh tài:

    Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ

    Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.

    Hay hình ảnh người lao động thong dong, làm chủ thiên nhiên:

    Một mình thong thả làm ăn

    Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm

    Nghêu ngao nay chích mai đầm

    Một bầu trời đất vui thầm ai hay

    0 Trả lời 25/09/21
    • Cự Giải
      Cự Giải

      Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, ta thấy có rất nhiều câu thơ thể hiện thái độ trân trọng cuộc sống bình dị, tự do, thanh thản của Nguyễn Đình Chiểu:

      “Thuyền nan một chiếc ở đời

      Tắm mưa trải gió trong vời Hoàng Giang”.

      Đó là một cuộc sống phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa hợp với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước gió trăng.

      Đó cũng là một cuộc sống tự do, tự tại, nhờ cậy vào đôi tay của chính mình.

      0 Trả lời 25/09/21
      • Nhân Mã
        Nhân Mã

        "Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,

        ....

        Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”

        (Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên, Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, sđd)

        Tám câu thơ cuối đoạn có thể coi là những câu thơ hay nhất. Đó là lời của ông ngư nói về cuộc sống của mình. Ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát mà uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm.

        Một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt được mở ra với những doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, đất, gió trăng... Con người hoà nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy không chút cách biệt: hứng gió, chơi trăng, tắm mưa... và niềm vui sống cũng dường như đầy ắp cái "cõi thế" của con người ấy (tác giả dùng rất nhiều từ chỉ trạng thái tâm hồn thanh thản, vui sống: vui vầy, thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung...). Người đọc có cảm giác như chính Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình.

        0 Trả lời 25/09/21

        Văn học

        Xem thêm