Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ

ở bài thơ sau:

Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro, em biết không?

(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)

3
3 Câu trả lời
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    – Có hai trường từ vựng:

    + Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

    + Chỉ sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.

    – Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác). Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến màu(cây xanh như củng ánh theo hồng).

    Trả lời hay
    4 Trả lời 28/09/21
    • Song Ngư
      Song Ngư

      + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

      + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 28/09/21
      • Khang Anh
        Khang Anh

        Có hai trường từ vựng:

        – Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

        – Chỉ lửa, sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.

        Các từ trong 2 trường từ vựng liên quan chặt chẽ với nhau: màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong anh, làm anh đắm say, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và nhuộm hồng cả không gian, làm không gian cũng như biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) – bài thơ xây dùng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.

        Trả lời hay
        1 Trả lời 28/09/21

        Văn học

        Xem thêm