Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Bài 1 trang 158 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 (luyện tập)

So sánh hai dị bản của câu ca dao:

- Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

- Râu tôm nấu với ruột bù

Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.

Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cân biểu đạt. Vì sao?

3
3 Câu trả lời
  • Xuka
    Xuka

    Trong trường hợp hai câu thơ trên chữ gật gù hay hơn chữ gật đầu vì:

    + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý, nhưng tính biểu cảm không cao.

    + Gật gù: vừa đồng ý lại vừa tán thưởng, vừa ăn lại vừa khen ngợi - ngoài ra còn thể hiện sự hoà hợp của tình cảm vợ chồng.

    0 Trả lời 28/09/21
    • Người Sắt
      Người Sắt

      - Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý về một vấn đề nào đó, nhưng tình cảm không nhiều.

      - Gật gù: gật nhẹ đầu nhiều lần - chỉ sự tán thưởng. Tuy nghèo khó với món ăn dân dã, đạm bạc nhưng họ cảm thấy ngon miệng , cùng nhau chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.

      ⇒ dùng gật gù: phù hợp hơn.

      0 Trả lời 28/09/21
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        Trong trường hợp của bài ca dao này, từ “gật gù” phù hợp hơn với câu ca dao cũng như thích hợp hơn với ý nghĩa cần biểu đạt so với từ “gật đầu”.

        + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý về một vấn đề nào đó, nhưng tính biểu cảm không
        nhiều.

        + Gật gù: gật nhẹ nhiều lần, vừa đồng ý lại vừa tán thưởng. Từ “gật gù” không chỉ thể hiện được hoạt động của con người mà còn thể hiện được thái độ của người thưởng thức, đó là sự tán thưởng, hài lòng, vừa ăn lại vừa khen ngợi.

        0 Trả lời 28/09/21

        Văn học

        Xem thêm