Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 39

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 39 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN39 là bài thu hoạch về Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 39: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

Nêu được những vấn đề khái quát chung về giáo dục kĩ năng sống; Mô tả được quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Giải thích những nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Xác định được những mục tiêu cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Trình bày được nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

2. Về kĩ năng

  • Thực hành được phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo;
  • Xây dựng được điều kiện giáo dục kĩ năng sống trong các nhóm lớp mầm non;
  • Lập được kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo;
  • Đánh giá được kết quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở nhóm lớp.

3. Về thái độ

  • Tích cực tìm hiểu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo;
  • Tích cực, chủ động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

II. NỘI DUNG

NỘI DUNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG (2 tiết)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kĩ năng sống

Kĩ năng sống là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong xã hội hiện nay. Vậy kĩ năng sống là gì? Bạn hãy viết ra cách hiểu của mình bằng cách thực hiện hai yêu cầu sau:

Nêu 3 kĩ năng sống mà bạn đang có:

Từ đó, rút ra kết luận: kĩ năng sống là gì?

TRẢ LỜI:

- Kĩ năng sống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy theo cách tiếp cận,lí thuyết ứng dụng, được giáo dục kĩ năng sống.

Trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có thể coi kĩ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày.

- Kĩ năng sống thuộc nhóm năng lực tâm lí - xã hội. Một người có kĩ năng sống là người có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, làm việc hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống để nâng cao sức khỏe về thể chất, tinh thần và xã hội.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của kĩ năng sống

Để xác định đặc điểm chung của kĩ năng sống, bạn hãy thực hiện một số yêu cầu sau:

Bạn hãy nêu thêm 3 kĩ năng sống qua quan sát những người xung quanh.

Dựa vào các kỉ năng sống đã biết, bạn hãy nêu những đặc điểm chung của kỉ năng sống.

Bạn hãy đối chiếu với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết của mình về đặc điểm của kỉ năng sống.

Trả lời:

- Đặc điểm chung của kĩ năng sống là:

Kỹ năng sống khác nhau theo giai đoạn lịch sử - xã hội, và những, miền, đồi núi

- Mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử - xã hội mới vùng đồi núi mỗi loại đối tượng lại đòi hỏi từng cá nhân có kĩ năng sống chung và kĩ năng sống đặc thù khác nhau. Ví dụ: kỉ năng sống trong cơ chế kinh tế bao cấp khác với kĩ năng sống trong cơ chế kinh tế thị trường; kĩ năng sống của người miền núi khác với người miền biển; kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo khác với học sinh tiểu học, với người lớn, kỹ năng sống của người đi tìm việc khác với kĩ năng sống của người làm quản lí.

- Kĩ năng sống luôn phải gắn bó với giá trị. Giá trị là sự có ích, có ý nghĩa tích cực, đáng qúy của đối tượng với chủ thể; được con người tạo ra, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và mỗi cá nhân. Kĩ năng sống cần được định hướng bởi các giá trị sống đúng đắn cho xã hội, cho từng nhóm người, từng cá nhân, như sự tự tin, tự trọng, tôn trọng, trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, ham hiểu biết...

- Các kỹ năng sống thường hỗ trợ lẫn nhau. Các kỹ năng sống không độc lập mà có liên quan và hỗ trợ cho nhau, ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn.

Kĩ năng sống không thể tự nhiên có mà được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỉ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.

Kỹ năng sống thức dậy sự phát triển cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống, và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Một kỹ năng sống có nhiều tên gọi, ví dụ: kĩ năng hợp tác còn được gọi là kỉ năng làm việc theo nhóm; hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề còn được gọi là kĩ năng xử lí tình huống; kĩ năng thương lượng còn được gọi là kĩ năng thương thuyết hay đàm phán.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về giáo dục kỹ năng sống

Bằng kinh nghiệm giáo dục của mình, bạn hiểu giáo dục kỉ năng sống là gì?

Theo bạn, quá trình giáo dục kĩ năng sống bao gồm những thành tố nào?

Trả lời:

- Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực có liên quan với kiến thức và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu,thách thức của cuộc sống hàng ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể. Quá trình giáo dục kĩ năng sống được xác định bởi các thành tố: Đối tượng tham gia, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá.

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo

- Bằng kinh nghiệm giáo dục của mình, bạn hãy chỉ ra vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo.

Trả lời:

- Giáo dục kĩ năng sống cố tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo về thể chất, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng vào lớp Một.

  • Về thể chất: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ được an toàn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, tháo vát, thích ứng được với những điều kiện sống thay đổi.
  • Về tình cảm - xã hội: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết kiểm soát cảm xúc, giàu tình thương yêu và lòng biết ơn.
  • Về giữ nề nếp: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, giao tiếp có hiệu quả.
  • Về ngôn ngữ: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết nói năng lịch sự, lắng nghe, hoà nhã và cởi mở.
  • Về nhận thức: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ ham hiểu biết, sáng tạo và sẵn sàng vào lớp Một. Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ có những kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp Một như: Sẵn sàng hoà nhập, đương đầu Với khó khăn, có trách nhiệm với bản thân, Với công việc với các mối quan hệ xã hội.

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG 1

Câu 1: Theo bạn, kĩ năng sống của trẻ mầm non có điểm gì giống và khác với kĩ năng sống của học sinh phổ thông?

Câu 2: Dựa vào định nghĩa về quá trình giáo dục kĩ năng sống, bạn hãy so sánh những điểm giống và khác nhau của quá trình giáo dục kĩ năng sống với quá trình giáo dục khác.

Trả lời :

Kĩ năng sống của trẻ mầm non giống với kĩ năng sống của học sinh phổ thông ở các đặc điểm chung, nhưng khác nhau ở nội dung, quá trình hình thành và phát triển.

Quá trình giáo dục kĩ năng sống và các quá trình giáo dục khác đều là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch; được xác định bởi các thành tố: đối tượng tham gia, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá. Nhưng nội dung mỗi thành tố của từng quá trình thì có những đặc trưng riêng.

Quá trình giáo dục kĩ năng sống có đặc trưng về mục tiêu là hình thành năng lực hành động tích cực theo các gía trị sống; nội dung hướng vào những kĩ năng về ý thức bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày; hình thức tổ chức bao gồm những hoạt động của trẻ, hoạt động giáo dục trong trường mẫu giáo và những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể.

Nội dung 2:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO (1 tiết)

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Bạn đã từng đọc những tài liệu viết về kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo; đã từng có những tác động giáo dục nhằm hình thành kĩ năng sống cho trẻ.

Hãy nhớ lại và viết ra những hiểu biết của mình bằng cách thực hiện những yêu cầu sau:

Bạn thường hình thành kĩ năng cho trẻ mẫu giáo theo mấy bước?

Bạn hãy vẽ sơ đồ các bước hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Dựa vào sơ đồ vừa vẽ, hãy trình bày quá trình hình thành kĩ năng sống ủa trẻ mẫu giáo.

Theo kinh nghiệm cửa bạn trẻ thường mắc những sai lầm nào trong quá trình hình thành kĩ năng sống?

Theo bạn, cần lưu ý gì hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo?

Trả lời :

Có ba bước hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, bao gồm: quan át bắt chước/lập và thực hành thường xuyên, theo sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

- Theo sơ đồ 1, có thể thấy quá trình hình thành kĩ năng sống có cơ chế tương tự như quá trình hình thành kĩ năng, Trong quá trình đó, trẻ được quan sát - bắt chước/ tập thử- thực hành thường xuyên.

Bước 1. Quan sát. Bước này giúp trẻ có biểu tượng về mục đích, phương tiện và cách thức hành động. Có thể cho trẻ quan sát trên mẫu thực; do người làm mẫu, hoặc trên tranh ảnh. Người lớn giải thích cho trẻ ý nghĩa của-kĩ năng sống, phương tiện được sự dụng và cách thức hàng động của trẻ quan sát Nên cung cấp nhiều cơ hội để trẻ quan sát kĩ năng sống.

Bước 2. Bắt chước/ tập thử: Bước này giúp cho trẻ được trái nghiệm về hành động thực. Nên cung cấp các Cơ hội để trẻ tập kĩ năng sống một ách phù hợp.

Bước 3. Thực hành thường xuyên: Bước này giúp trẻ có cơ hội tập luyện các kĩ năng sống nhiều lần.

Nhưng bước này không thực hiện thứ tự bắt chước/ tập được thì cho trẻ quan sát lại. Trẻ thực hành chưa tốt thì tập lại

Nhìn vào sơ đồ 1 về quá trình hình thành kĩ năng sống, ta có thể nhận những lỗi mà trẻ thường mắc là:

Quan sát vội, không chính xác, thường sai sót, hoặc chưa đầy đủ/ thiếu.

Bắt chước cả kĩ năng tốt và xấu (thật thà - nói dối, chào hỏi – chửi bậy, giúp bạn- đánh bạn, nhường bạn - tranh đồ chơi/ thức ăn/ cho ngồi với bạn, nói diễn cảm- la hét/ lí nhí/ lắp bắp/ ra, xếp hàng theo thứ tự- chen lấn, xô đẩy...).

Tập luyện không thường xuyên.

Do vậy, cần lưu ý một số điều khi hình thành kĩ năng sống cho trẻ. Đó là: Những kĩ năng sống của trẻ còn sai sót là không thể tránh khỏi. Đó là trải nghiệm, những kinh nghiệm tốt của trẻ. Cô giáo không trách, phạt trẻ mà cần kiên trì tập luyện cho trẻ.

Phân biệt cho trẻ đâu là kĩ năng tốt và kĩ năng xấu. Tạo cơ hội cho trẻ quan sát, bắt chước đúng những kĩ năng tốt, tích cực, bỏ đi những kĩ năng xấu.

Cho trẻ tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi, với những người có kĩ năng tích cực kĩ năng sống.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Bạn hãy viết ra những điều kiện cơ bản để hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Trả lời:

Nhìn vào sơ đồ các bước hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo ta sẽ thấy được những điều kiện cần và đủ để hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Trước hết muốn có được kĩ năng sống, trẻ cần có sự tin tưởng tốt với những người lớn người lớn (bố mẹ, ông bà, người thân, cô giáo,...), bạn cùng trang lứa có kĩ năng sống thành thạo hơn. Những thành viên này là tám gương để trẻ quan sát và bắt chước kĩ năng sống. Họ cần có sự thống nhất về yêu cần khi hướng dẫn trẻ. Các tương tác được diễn ra trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Trải nghiệm các kĩ năng sống bằng chính những hoạt động cửa mình, bắt chước và tập thử trong những tình huống thực của cuộc sống hàng ngày là điều kiện cần để trẻ cảm nhận, thực hiện và hiểu được các kĩ năng sống. Nếu người lớn làm thay (mặc quần áo, sắp xếp cho ngủ hộ trẻ, chào thấy trẻ,...) thì trẻ sẽ không bao giờ có được kĩ năng sống cần
hình thành.

Nếu chỉ được tập mà không thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày, trong các hoạt động giáo dục thích hợp thì kĩ năng sống cũng nhanh chóng mất đi. Như vậy, cũng cần cho trẻ một thời gian đủ dài để trẻ được tập đi tập lai nhiều lần một kĩ năng sống. dũ rằng là người lớn không nên hối thúc khi trẻ đang tập luyện, hoặc chỉ dành cho chúng một thời gian ngắn ngủi để hoàn thành một kĩ năng sống.

Hơn nữa, để kĩ năng sống của trẻ được tập luyện thường xuyên, đúng đặc điểm lứa tuổi và các mối quan hệ đến một cách phù hợp.

Ví dụ: Muốn trẻ có kĩ năng rửa tay thì cần có nước, xà phòng, chậu để ở nơi quy định, vừa tầm với trẻ, không trơn trượt. Muốn trẻ mạnh dạn giao tiếp thì cần cho trẻ tiếp xúc với nhiều người gần gũi như ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, anh em họ hàng, các cô bác hàng xóm láng giềng, bạn của cha mẹ, cô giáo, bạn bè, bác hiệu trưởng, bác bảo vệ, cô cấp dưỡng,...

Cuối cùng, việc thay đổi hành vi hoặc xuất hiện những hành vi tích cực và mất đi những hành vi tiêu cực là kết quả của việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ.

Nội dung 3:

MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO (2 tiết)

Hoạt động 1: Tìm hiểu các mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Bạn đã từng đọc nhiều tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo và đã từng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Theo bạn, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để làm gì? Hãy nhớ lại và viết ra suy nghĩ của mình bằng cách thực hiện một số yêu cầu sau:

  • Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là gì?
  • Mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là gì?
  • Mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là gì?

Trả lời:

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là những mong đợi của nhà giáo dục về các gia trị sống và kĩ năng sống tương ứng mà trẻ có thể ạt được.

Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống giúp cho giáo viên định hướng và tự lựa chọn được các kĩ năng sống phù hợp với từng độ tuổi của trẻ mẫu giáo, với điều kiện kình tế - văn hóa - xã hội của mỗi địa phương.

Có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

Mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo hướng tới hình thành những giá trị về ý thức bản thân như an toàn, tự lực tự trọng; về quan hệ xã hội như biết thương, biết ơn, tự trọng; về giao tiếp như hoà nhã cởi mở, hiệu quả; về thực hiện công việc như hợp tác, tinh thần trách nhiệm; về ứng phó với thay đổi như vượt sóng tạo, hiểm, ham hiểu biết để sẵn sàng vào lớp Một.

Mực tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bao gồm những kĩ năng, thái độ và kiến thức cụ thể, tương ứng với giá trị cần giáo dục, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ mẫu giáo, với điều kiện kinh tế - văn hoá- xã hội của mỗi địa phương

Bạn thường dựa vào những căn cứ nào để xác định mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho từng độ tuổi của trẻ mẫu giáo?

Bạn thử điền thứ tự các bước xác định mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho từng độ tuổi mẫu giáo theo bảng 2.

Bảng 2. Các bước xác định mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho từng độ tuổi mẫu giáo

Mục

Tên các bước xác định mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Thứ

tự

a.

Xác định những mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo.

1

b.

Bổ sung những kĩ năng theo đặc trưng văn hoá và điều kiện sống
của địa phương vào từng mục tiêu cụ thể.

3

c.

Tìm những mục tiêu cụ thể tương ứng với mục tiêu chung trong
chương trình giáo dục mầm non của từng lứa tuổi mẫu giáo.

2

Trả lời:

Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống được xác định dựa vào đặc điểm, mục tiêu chung giá trị về giáo dục kĩ năng sống, mục tiêu giáo dục của lứa tuổi, văn hoá và điều kiện sống của địa phương.

Các bước để định mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho từng độ tuổi mẫu giáo: theo bảng 2 ta có lần lượt các bước 1-a, 2-c, 3-b.

Bước 1: Xác định những mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Bước 2: Tìm những mục tiêu cụ thể tương ứng với mục tiêu chung trong chương trình giáo dục mầm non của từng lứa tuổi mẫu giáo.

Bước 3: Bổ sung những kĩ năng sống theo đặc trưng văn hoá và điều kiện sống của địa phương vào từng mục tiêu cụ thể.

Ví dụ: Các bước xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cụ thể trong nhóm ý thức bản thân với gia trị An toàn cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi ở vùng nông thôn.

Bước 1: Mục tiêu chung: An toàn cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi.

Bước 2: Mục tiêu An toàn trong chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi:

Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...) khi được nhắc nhở.

Biết tránh nơi nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa, nước, giếng, hố vôi...) khi được nhắc nhở.

Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở (không cười đùa trong khi ăn uống, khi ăn các quả có hạt, tự lấy thuốc uống,leo trèo bàn ghế, nghịch các vật sắc nhọn, theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp).

Bước 3: Bổ sung những kĩ năng sống theo đặc trưng văn hoá và điều kiện sống ở nông thôn cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi

Phòng tránh những hành động nguy hiểm: trêu ghẹo chó, mèo, bắt sâu róm, đốt rơm rạ, cho tay vào máy tuốt lúa, máy xay mía...

Phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mang: liềm, hái, dao phay, cuốc, máy kéo mía...

Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi mọi người giúp đỡ: chó cắn, ngã xuống ao hố vôi, bị máy xay chẹt vào tay,...

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 506
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm