Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9

Sau khi làm các câu trắc nghiệm và câu hỏi tự luận Mô đun 9, giáo viên sẽ phải làm Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học trong kế hoạch dạy học để nộp. Mời các bạn tham khảo toàn bộ Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 như sau. Tất cả các Bài tập cuối khóa module 9 dưới đây sẽ hỗ trợ các thầy cô hoàn thành sản phẩm cuối khoá module 9 một cách tốt nhất.

Sản phẩm cuối khoá module 9 môn Toán

Mẫu 1

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: SỐ 6

MÔN HỌC: TOÁN - LỚP 1

THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.

- Đọc, viết được số 6.

- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng là 6.

- Thực hiện tách, gộp 6.

2. Có cơ hội hình thành và phát triển:

- Năng lực: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; Giao tiếp toán học; Mô hình hóa toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ; trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ:

- Thiết bị: Máy vi tính, ti vi.

- Học liệu số: Bài PowerPoint, video hướng dẫn quy trình viết số 6, hình ảnh.

1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ

Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới

a/ Mục tiêu: Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.

- Đọc, viết được số 6.

- Thực hiện tách số 6 theo yêu cầu.

b/ Nội dung:

- Học sinh quan sát hình ảnh giáo viên chia sẻ về nhóm một số đối tượng (6 số lượng) để có biểu tượng về số 6, nhận diện được số 6.

- Học sinh quan sát dãy số từ 1 đến 5 giáo viên chia sẻ để nhận biết vị trí, thứ tự của số 6 trong dãy số tự nhiên.

- Học sinh xem video quy trình viết số 6 giáo viên chia sẻ, thực hành viết số 6.

- Học sinh dựa vào hình ảnh gợi ý giáo viên chia sẻ, thực hiện việc tách số 6 theo yêu cầu.

b/ Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh: Xác định đúng các nhóm đồ vật có số lượng đến 6.

- Học sinh đọc - viết đúng số 6.

- Học sinh tách đúng số 6 theo yêu cầu.

c/ Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động học của học sinh/ sản phẩm mong đợi

Cách tiến hành:

* Hình thành số 6

- GV trình chiếu hình vẽ 6 con bướm và yêu cầu học sinh đếm: Có mấy con bướm?

GV trình chiếu tiếp hình vẽ 6 chấm tròn: Có mấy chấm tròn?

- GV giới thiệu bài: số 6

- Gv chiếu 2 nhóm đồ vật có số lượng 5 và 6 - Yêu cầu HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6.

* Đọc- viết số 6

- Gv chiếu số 6.

- GV chiếu tiếp dãy số từ 1 đến 6.

+Trong dãy số từ 1 đến 6 thì số 6 đứng sau số nào ?

- Gv cho HS xem video hướng dẫn quy trình viết số 6.

* Thực hiện tách số 6

- GV chiếu hình ảnh minh họa việc tách số 6.

- GV nhận xét việc tách số của học sinh.

- HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 con bướm.

- HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 chấm tròn.

- HS nhắc lại.

- HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6 (hình 2: có 6 cái mũ).

- HS nối tiếp đọc (cá nhân, nhóm, tổ): Số sáu.

- HS đọc các số từ 1 đến 6.

- Số 6 đứng sau số 5.

- HS xem và tự viết số 6 vào bảng con.

- HS quan sát, thực hiện tách số 6 theo hình ảnh.

- Học sinh lắng nghe, quan sát, nhận xét bạn.

ĐÁNH GIÁ CUỐI KHOÁ HỌC MÔ ĐUN 9 - Lớp 5

Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY:HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG

Môn học/Hoạt động giáo dục: môn Toán; Lớp: 5

Thời lượng thực hiện: (số tiết: 01)

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt):

- HS nhận dạng được hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- HS nhớ và hiểu các đặc điểm, kích thước của HHCN, HLP.

- HS phân biệt được sự giống và khác nhau của hai hình nói trên.

- HS chỉ được đâu là HHCN, HLP trong một nhóm hình có các hình khác nhau.

1. Về năng lực:

- Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học

2. Về phẩm chất:

- chăm chỉ, kiên trì, có trách nhiệm, có niềm yêu thích với môn Toán.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm: Kahoot tạo trò chơi trong hoạt động khởi động

- Phần mềm Liveworksheets trong hoạt động tổ chức hoạt động học tập bài mới.

- Phần mềm Google form ở hoạt động củng cố để kiểm tra quá trình học tập của học sinh.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối với bài mới.

b) Nội dung: cho HS chơi trên Kahoot nhận dạng hình dạng viên gạch

c) Sản phẩm: HS biết viên gạch có dạng HHCN

d) Tổ chức thực hiện: cho HS chơi trực tiếp trên Kahoot.it

Tên hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm của HHCN, HLP

a) Mục tiêu: HS nắm được, nhận biết được đặc điểm của HHCN, HLP.

b) Nội dung: cho HS làm bài trên liveworksheets

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ tốt đặc điểm của HHCN, HLP.

d) Tổ chức thực hiện: cho HS làm phiếu học tập trên liveworksheets

Tên hoạt động: Củng cố

a) Mục tiêu: HS tổng hợp lại kiến thức đã học thông qua trả lời trắc nghiệm.

b) Nội dung: cho HS làm trực tiếp trên google form.

c) Sản phẩm: HS có thể đạt trên 80% điểm 8/10

d) Tổ chức thực hiện: cho HS làm trực tiếp trên Google form

Sản phẩm cuối khoá module 9 môn Tiếng Việt

Bài học: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (Lớp 5)

Thời lượng: 30 phút

Người thực hiện: ……..

Lớp: Tiếng Việt

Gmail: ……………

Ngày soạn: ………..

Ngày dạy: ..............

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

TT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

MÃ HOÁ

1.1. Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng các từ: “ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt, săm soi”.

- Đọc đúng câu . Biết ngắt,nghỉ hơi giữa các cụm từ ở câu văn dài: “Ông ơi ,/đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây/bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.//”

- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lý nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên,nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).

NLĐT1

NLĐT2

NLĐT3

NLĐT4

NLĐT5

NLĐT6

1.2. Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ , hành động của nhân vật có trong văn bản: ban công , săm soi, cầu viện”.

- Trả lời được các câu hỏi trong nội dung văn bản.

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

NĂNG LỰC CHUNG

- Năng lực tự chủ và tự hoc: Tự tin trình bày ý kiến (câu trả lời) của mình trước lớp.

NLC1

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đọc nối tiếp trong nhóm, thảo luận với bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi.

NLC2

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết hệ thống câu trả lời qua vẽ sơ đồ tư duy.

NLC3

- Năng lực thẩm mĩ: đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của khu vườn qua bài văn. Từ đó yêu quý thiên nhiên, biết làm đẹp và bảo vệ môi trường.

NLC4

PHẨM CHẤT

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

PC1

- Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật của quê hương đất nước.

PC2

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Thiết bị, phần mềm dạy học: Máy tính, máy chiếu, Zoom, PowerPoint, Video Editor (làm video), Ayoa (vẽ sơ đồ tư duy), Google Form (bảng kiểm về kĩ năng đọc của HS).

- Học liệu: Tranh/ảnh về ngôi nhà có ban công, nhà có vườn hoa hoặc cây,...(GV có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google); tranh/ ảnh về các loài cây.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, …

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

Mục tiêu dạy học

(Mã hóa)

Nội dung hoạt động (của HS)

Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương án đánh giá

Phương án ứng dụng CNTT

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Công cụ kiểm tra, đánh giá

1. KHỞI ĐỘNG

(Dạy học trực tuyến)

- Tạo tâm thế tiếp nhận.

NLC1

- Xem video trả lời câu hỏi

- Hỏi đáp cá nhân

- PP vấn đáp.

- PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

- Video Editor

2. KHÁM PHÁ

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

NLĐT4,5,6

NLC2,3,4

- HS đọc đúng các từ ngữ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt.

- Đọc ngắt, nghỉ đúng câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây và bắt sâu nữa ông nhỉ.

- Đọc lưu loát toàn bài văn.

- Cá nhân, nhóm 6.

- PP vấn đáp.

- PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

- Imindmap

- Google Form

3. LUYỆN TẬP

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

- HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.

- Cá nhân.

- PP vấn đáp

- Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

4. VẬN DỤNG

(Dạy học trực tuyến)

PC 1,2

- Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.

- Cá nhân

- Kĩ thuật trình bày 1phút.

-PP vấn đáp

-Sản phẩm học tập

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế giờ học.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

-Yêu cầu HS xem video (được làm từ phần mềm Video Editor) và nói lên cảm nhận của mình về video đã xem.

Bước 2: Tổ chức trình bày

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Em nhìn thấy những cảnh gì trong video ?

- Em có thích khi gia đình mình có khu vườn như thế không ?

- GV chốt lại, sau đó dẫn vào bài học hôm nay “Chuyện một khu vườn nhỏ”.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

-GV nhận xét, kết luận về thái độ của HS khi tam gia hoạt động này.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu:

- Đọc đúng từ khó, câu văn dài trong bài bài. Đọc lưu loát cả bài văn

- Hiểu được nghĩa của một số từ khó và hiểu nội dung bài.

- Học sinh biết trả lời các câu hỏi về nội dung bài và nêu được nội dung bài.

2. Tổ chức thực hiện

2.1: Hướng dẫn HS luyện đọc:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu Hs đọc toàn bài, xem cách chia đoạn.

Bước 2: Tổ chức thực hiện, trình bày:

- HS chia đoan: 3 đoạn

- HS đọc nối tiếp lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt.

- GV hướng dẫn HS đọc câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây, bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.

- HS đọc nối tiếp lần 3, GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ: ban công, săm soi, cầu viện. (Hỏi HS, đưa ảnh, đặt câu để giải nghĩa từ)

- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài và đọc mẫu bài văn.

Bước 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS.

- Yêu cầu HS đọc bài văn, thảo luận nhóm 6 trả lời các câu hỏi: (GV chia phòng cho HS thảo luận nhóm và đưa lên Padlet)

Bước 2: Tổ chức thực hiện:

- HS vào phòng thảo luận các câu hỏi trong SGK.

- GV vào phòng của các nhóm theo dõi, gúp đỡ.

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

-GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả của các câu hỏi đã thảo luận. (mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nghe và nhận xét, chia sẻ).

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

+ Bé Thu chưa vui vì điều gì?

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+ Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn?

+ Vậy em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào ?

- GV dùng sơ đồ tư duy để chốt ý câu hỏi 2, nhấn mạnh về đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.

- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Học sinh đọc được diễn cảm đoạn 3 trong bài.

2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc từng đoạn và cả bài,.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- HS thi đọc diễn cảm với nhau (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

- Lớp bình bầu bạn đọc hay nhất.

- GV nhận xét tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: HS biết nói những việc cần làm để môi trường xung quanh đẹp hơn.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS nói 2-3 câu về những việc cần làm để môi trường sống xung quanh luôn tươi đẹp.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Vài HS nói trước lớp (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

- Lớp bình bầu bạn nói hay nhất.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

>> Tham khảo thêm: Đáp án trắc nghiệm Module 9 môn Tiếng Việt Tiểu Học

Sản phẩm cuối khoá module 9 môn Đạo Đức

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: BÀI 15. THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

Môn học/Hoạt động giáo dục: Đạo đức; Lớp: 2

Thời lượng thực hiện: (số tiết: 4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung: Góp phần đạt được năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tìm được những cách giải quyết khác nhau để tuân thủ quy định nơi công cộng.

1.2. Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.

+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Về phẩm chất

- Góp phần hình thành phẩm chất Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

- Thiết bị dạy học: Máy vi tính cá nhân, điện thoại thông minh, SGK lớp 2 Đạo đức CTST.

- Học liệu số:

+ Google meet: meet.google.com/xvw-rexh-mwu

+ Bài giảng Powerpoint.

+ Video bài hát Em đi chơi thuyền: https://youtu.be/F83t_UxKf8g

+ Hình ảnh minh họa bài dạy:

https://drive.google.com/drive/folders/1iBDtsKRN_SGCvlYDSxp2MOKbbCgKCcWM?usp=sharing

+ Video tuân thủ quy định nơi công cộng cắt từ phần mềm Camtasia 9:

https://youtu.be/IGCyBBmlZEc

+ Bài tập Azota: https://azota.vn/bai-tap/efwcj2

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

KHÁM PHÁ

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc cần làm để tuân thủ quy định nơi công cộng và các quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng.

b) Tổ chức thực hiện (giáo viên và học sinh thực hiện phần trình diễn, tương tác theo phần trình diễn…):

Nội dung/slide

GV

HS

Slide 5

Yêu cầu học sinh quan sát tranh 1 đến 5 trên màn hình laptop hoặc SGK/65 và trả lời câu hỏi: Nêu việc làm của các bạn trong tranh và cho biết: các bạn đã tuân thủ quy định nơi công cộng như thế nào?

Học sinh quan sát từng tranh và trả lời câu hỏi.

Slide 6, 7, 8, 9, 10

GV chiếu từng slide tương ứng với từng hình và yêu cầu học sinh trả lời: Nêu việc làm của các bạn trong tranh.

GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

Từng tranh GV nhấn mạnh phần quy định.

Tranh 1: Quy định: Mua vé phải xếp hàng.

Tranh 2: Quy định: Cấm câu; Cấm tắm; Cấm chăn thả ở hồ chứa nước.

Tranh 3: Quy định: Không gây mất trật tự nơi công cộng/trên xe buýt.

Tranh 4: Quy định trong bảo tàng: Không chạm vào hiện vật.

Tranh 5: Quy định: Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng.

HS quan sát từng tranh và trả lời:

Tranh 1: Các bạn nhỏ và người lớn xếp hàng mua vé vào vườn bách thú.

Tranh 2: Các bạn nhỏ đang tắm và đùa nghịch dưới hồ. Trên bờ có biển báo: “Hồ chứa nước: Cấm câu, cấm tắm, cấm chăn thả”.

Tranh 3: Hai bạn nhỏ đang cười đùa to tiếng trên xe buýt, ông cụ ngồi phía trước nét mặt nhăn nhó.

Tranh 4: Một bạn nam đang sờ tay vào chiếc bình cổ, phía dưới có biển báo: “ không chạm vào hiện vật”.

Tranh 5: Hai bạn nam đang đi tham quan và không vứt rác bừa bãi dù chưa tìm thấy thùng rác.

Slide 11, 12, 13

GV cho HS xem lại các tranh ở Slide 11 và đặt câu hỏi: Các việc làm nào đã tuân thủ quy định nơi công cộng, việc làm nào vi phạm quy định nơi công cộng ?

GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

GVKL: Các em cần tuân thủ quy định nơi công cộng như: Đi Vườn bách thú thì “Mua vé phải xếp hàng”. Đi Viện bảo tàng thì “Không chạm vào hiện vật”. Đi xe buýt thì phải giữ trật tự. Phải bỏ rác đúng nơi quy định và không được tắm trong hồ chứa nước, cẩn thận đuối nước và phải có sự giám sát của người lớn.

HS quan sát các tranh và suy nghĩ trả lời.

Việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.

Tranh 1 và tranh 5.

Việc làm vi phạm quy định nơi công cộng.

Tranh 2, 3 và tranh 4.

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động:Câu trả lời của học sinh.

d) Dự kiến tiêu chí đánh giá:Khen học sinh nêu đúng những việc cần làm để tuân thủ quy định nơi công cộng.

Sản phẩm cuối khoá module 9 môn Giáo Dục Thể Chất

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Hỗ trợ dạy học trực tuyến)

CHỦ ĐỀ 2: BÀI THỂ DỤC

BÀI 2: ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC LƯỜN

Môn Giáo Dục Thể Chất – Lớp 2A

(Thời lượng: 1 tiết )

I. MỤC TIÊU ( YÊU CẦU CẦN ĐẠT):

1. Năng lực

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết vệ sinh sân bãi, vệ sinh cá nhân trước và sau khi tập luyện. Biết vận dụng kiến thức về dinh dưỡng trong tập luyện TDTT.

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh, video.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết phối hợp, phân công nhiệm vụ trong tập luyện.

- Thực hiện được động tác Chân và động tác lườn, nhận biết được thứ tự và nêu được tên động tác Chân và động tác lườn, biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát hình ảnh, video.

- Hoàn thành lượng vận động bài tập theo yêu cầu của giáo viên. biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.

- Tự giác, tích cực khắc phục khó khăn trong tập luyện và biết nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân.

2. Phẩm chất

- Trung thực: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của gv. Báo cáo trung thực việc tập luyện.

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ tập luyện gv giao, hoàn thành nhiệm vụ vận động của bài.

- Chăm chỉ: Tích cực tập luyện các bài tập trong và ngoài giờ học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Điện thoại thông minh (học sinh chuẩn bị) hoặc máy tính + Máy chiếu (GV)

- Tranh động tác Chân và động tác Lườn bài thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a) Mục tiêu:

- Mô tả được cách thức thực hiện, thực hiện nhận biết được động tác Vươn thở và tay bài thể dục.

- Biết cách thức thực hiện Động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục về biên độ, phương hướng, nhịp điệu.

b) Nội dung:

- Thực hiện động tác vươn thở và tay bài thể dục.

- Quan sát video tranh, SGK, động tác Chân và động tác lườn của bài thể dục.

c) Sản phẩm:

- (SP2) Biết cách thực hiện động tác Chân và lườn của bài thể dục.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Cách thực hiện

Công cụ

Học liệu kèm theo

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS (dự kiến)

Mở đầu:

1. Nhận lớp:

- Tiếp nhận tình hình của lớp.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

2. Khởi động:

“Nhún nhảy theo giai điệu bài hát “Thể dục buổi sáng”

+ Cách thực hiện:

* Lượt 1:

Động tác 1: Khép chân, 2 tay chống hông, nâng, hạ gót theo nhịp nhạc (nhạc dạo)

Động tác 2: Như động tác 1, thực hiện động tác hít vào, thở ra, chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 3: Hai tay đưa từ dưới lên cao chếch hình chữ V, 2 chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 4: Từ vị trí trên cao, hạ vòng xuống dưới vắt chéo trước ngực. chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 5: Từ vị trí vắt chéo, đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp, chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

* Lượt 2:

Động tác 1: Chân bước tại chỗ , 2 tay co tự nhiên đánh từ sau ra trước (và ngược lại) theo nhịp nhạc

Động tác 2: Như động tác 1, thực hiện động tác hít vào, thở ra, chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 3: Hai tay đưa từ dưới lên cao chếch hình chữ V, 2 chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 4: Từ vị trí trên cao, hạ vòng xuống dưới vắt chéo trước ngực. chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 5: Từ vị trí vắt chéo, đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp, chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc.

- Chào các em học sinh, Cô (cô) tên là …………..– GV trường TH……………. Do dịch covid nên chúng ta không đến trường được, hôm nay Cô sẽ cùng các em học một giờ học GDTC trực tuyến nhé, các em có thích không? Cô hy vọng chúng ta sẽ có một giờ học vui vẻ và khỏe khoắn.

- Các hoạt động chính của giờ học hôm nay bao gồm: Khởi động, làm quen với các vận động của tay, trò chơi rèn luyện sự khéo léo và bài tập thể lực trong giờ học.

- Đầu tiên sẽ là phần khởi động

+ Bài khởi động hôm nay cô trò mình sẽ thực hiện các động tác qua bài hát “Thể dục buổi sáng”, Link: https://www.youtube.com/watch?v=xPhO6aKf4Sg

+ Cô mời 2 bạn lên tập cùng cô, các em còn lại vừa nghe nhạc, quan sát cô và tập theo nhé. Các em đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nào (Bật nhạc)

- Tổ chức cho HS khởi động: GV thực hiện bài nhảy cùng học sinh.

- Lắng nghe



- Lắng nghe, quan sát

- Lắng nghe, quan sát

- HS thực hiện cùng GV.

+ Trình chiếu slide.

+ Phát nhạc.

- Chuẩn bị Slide gồm các tiêu đề:

+ Khởi động

+ Vận động của tay

+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo

+ Bài tập vận động rèn luyện thể lực

- Nhạc bài hát “Tập thể dục buổi sáng”

Hình thành kiến thức:

1. Giới thiệu động tác mới

- Vận động của tay: Tay lên cao; Tay dang ngang; Tay ra trước.

+ Cách thực hiện:

Tư thế chuẩn bị (TTCB): Đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng

* Tay lên cao: Chân trái bước sang ngang, tay đưa từ dưới lên cao, thẳng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay dang ngang: hai tay đưa từ dưới sang ngang, cánh tay thẳng, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng trước

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay ra trước: Tay đưa từ dưới lên cao, ra trước, tay thẳng.

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi.

* Tay dang ngang: hai tay đưa từ dưới sang ngang, cánh tay thẳng, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng trước

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay ra trước: Tay đưa từ dưới lên cao, ra trước, tay thẳng.

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi.

2. Hướng dẫn thực hiện:

- Vừa rồi chúng ta đã hoàn thành phần khởi động, sau đây Cô và các em sẽ làm quen với một số tư thế vận động cơ bản của Tay, bạn nào có thể cho Cô biết, chúng ta thường dùng tay để làm những việc gì nhỉ?

+ Mời 1 học sinh lên trả lời.

GV nhận xét kết luận:

+ Các hoạt động của tay bao gồm: cầm, nắm, bưng, bê, tung, ném...ví dụ: cầm bút, cầm bát, cầm đũa, tung, ném bóng trong thể thao và rất nhiều hoạt động khác.

+ Tay có vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta phải vận động và rèn luyện để có đôi tay khỏe mạnh và khéo léo. Hôm nay Cô trò mình sẽ làm quen với một số tư thế vận động cơ bản của Tay gồm: Tay lên cao; Tay dang ngang; Tay ra trước

- Giới thiệu bằng hình ảnh

+ Sau đây Cô mời các con xem hình ảnh các Vận động của tay và các con thử bắt chước xem như nào nhé, Mời các con, chúng ta sẽ tự tập theo cảm nhận của bản thân

+ Bật hình ảnh và chờ khoảng 15s cho HS tự thực hiện

+ Vừa rồi các con đã tự tập theo cảm nhận cá nhân, bạn nào cho cô biết: các vận động này khó hay dễ?

HS trả lời dễ

+ Mời học sinh tập lại (GV hô tên động tác- học sinh thực hiện)

+ GV khen học sinh khẳng định là động tác dễ với HS, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm: Cánh tay phải thẳng ở các vận động, dang ngang thì bàn tay ngửa, ra trước thì bàn tay sấp.

- Vừa rồi chúng ta vừa tự tập rồi, giờ các bạn sẽ vừa quan sát cô làm mẫu, vừa tập theo Cô nhé, bắt đầu:

- Hô khẩu lệnh; làm mẫu; yêu cầu HS thực hiện theo

+ Khẩu lệnh:

Tay lên cao - Về tư thế chuẩn bị

Tay dang ngang - Về tư thế chuẩn bị

Tay ra trước - Về tư thế chuẩn bị

- Vừa rồi các em thực hiện theo cô, lần tiếp theo cô không làm mẫu, chỉ hô và các em nghe khẩu lệnh để tập nhé. Các em sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nào

- GV Hô khẩu lệnh; HS thực hiện

Tay lên cao - Về tư thế chuẩn bị

Tay dang ngang - Về tư thế chuẩn bị

Tay ra trước - Về tư thế chuẩn bị.

- Lắng nghe


- HS trả lời

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, hình dung động tác

- Tự khám phá thực hiện động tác.

- HS trả lời, thực hiện

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Quan sát, hình dung động tác

- HS thực hiện

+ Trình chiếu slide.

- Tranh các vận động của tay.

Luyện tập:

1. Tổ chức luyện tập

- Tổ chức luyện tập

cá nhân.

2. Trò chơi rèn luyện phản xạ “Tín hiệu giao thông”

Cách chơi:

GV sử dụng đồng thời cả khẩu lệnh và hiệu lệnh khác nhau, yêu cầu HS thực hiện động tác đã quy định theo luật giao thông:

Tư thế chuẩn bị: 2 tay gập vuông so le trước ngực

Đèn xanh: 2 tay quay nhanh, đuổi nhau theo vòng tròn

Đèn vàng: 2 tay quay chậm lại

Đèn đỏ: 2 tay gập vuông, dừng trước ngực

* Khi có khẩu lệnh và hiệu lệnh, HS nhanh chóng thực hiện các yêu cầu theo quy định. Nếu HS nào thực hiện chưa đúng với yêu cầu hoặc thực hiện quá chậm thì tính là phạm quy.

* Lưu ý: Ngay sau khi có khẩu lệnh và hiệu lệnh thì HS phải thực hiện ngay động tác, nếu thực hiện đúng nhưng chậm thì cũng chưa đạt yêu cầu.

3. Bài tập rèn luyện thể lực “Bước nhảy Kangaroo”

Cách thực hiện:

TTCB: Đứng chụm chân, gối hơi khuỵu, 2 tay co tự nhiên trước mặt, bàn tay khum, hướng phía trước

Thực hiện: Khi có hiêu lệnh, bật 2 chân cùng lúc sang bên phải, thân trên thả lỏng tự nhiên, tiếp đất bằng 2 chân, sau đó khuỵu gối lấy đà bật sang bên trái (tiếp tục như vậy đối với bật tiến và lùi)

(tốc độ bật từ chậm từng bước và chuyển nhanh dần)

- Vừa rồi chúng ta vừa tập theo hiệu lệnh của cô, bây giờ sẽ chuyển sang nội dung tự tập, các em vừa hô các khẩu lệnh và vừa tập nhé. Lưu ý cánh tay phải thẳng và tay dang ngang bàn tay ngửa, tay ra trước, bàn tay sấp.

Sẽ có 1 phút cho phần này, mời các em. Bắt đầu:

Nội dung: HS tự hô và tự tập 3 vận động cơ bản của tay.

Các em vừa thực hiện xong phần kiến thức cơ bản của bài, sau đây chúng ta sẽ tham gia chơi 1 trò chơi nhé. Cô chắc rằng các em sẽ rất thích phần này đấy

- Bạn nào cho cô biết các qui định của đèn giao thông (Xanh, đỏ, vàng) nào? Trình chiếu 3 loại đèn (HS trả lời đến đâu nhảy hình ảnh đến đó)

- gọi 1 HS xung phong lên trả lời, nhận xét, khen học sinh trả lời đúng

+ Các qui định của đèn:

Xanh: Các phương tiện được đi qua

Đỏ: Các phương tiện phải dừng lại

Vàng: Các phương tiện giảm tốc độ và chuẩn bị dừng lại

- Chúng ta sẽ cùng tham gia giao thông trên đường đến trường nhé, các em sẽ thực hiện động tác theo các tín hiệu như sau:

Tư thế chuẩn bị: 2 tay gập vuông so le trước ngực

Đèn xanh: 2 tay quay nhanh, đuổi nhau theo vòng tròn

Đèn vàng: 2 tay quay chậm lại

Đèn đỏ: 2 tay gập vuông, dừng trước ngực

- Sau đây, chúng ta sẽ chơi thử 1 lần, các em nghe hiệu lệnh của Cô và thực hiện thật nhanh theo nhé, cả lớp sẵn sàng chuẩn bị:

(GV hô 1 lượt tên các loại đèn và thực hiện mẫu để hs làm theo)

- Chúng ta vừa chơi thử, giờ bắt đầu chơi thật nào, 3-2-1- bắt đầu!

(GV hô tên các loại đèn (đảo thứ tự) và thực hiện mẫu để hs làm theo (từ chậm đến nhanh) (khoảng 1 phút)

- Vừa rồi các con đã được chơi trò chơi tìm hiểu về tín hiệu đèn giao thông, cô tin các con sẽ biết mình phải làm gì khi gặp các tín hiệu đèn này (nhưng không phải thực hiện bằng tay như hôm nay đâu nhé).

Các em thân mến, từ đầu giờ các em đã được vận động tay rồi, sau đây chúng ta sẽ làm quen với chú Kangkuru đến từ nước Úc (chiếu hình ảnh Kangaroo)

- Chú có đôi chân rất to và khỏe mạnh, các em có muốn được như vậy không? Chúng ta cùng bắt chước động tác nhảy của chú ấy nhé.

- Sau đây các em sẽ quan sát và thực hiện theo cô nào, cả lớp sẵn sàng chưa? Điệu nhảy kangaroo bắt đầu. (nhạc nền sôi động)

- Giáo viên hô, thực hiện mẫu - HS thực hiện theo (phải-trái-tiến- lùi khoảng 20 cái)

- Chúng ta vừa thực hiện lượt tập đầu tiên, các em có mệt không? Chúng ta đứng tại chỗ điều hòa hơi thở nhé

- Chúng ta tiếp tục lượt thứ 2 nào, các em chuẩn bị tư thế sẵn sàng nào: 3-2-1 bắt đầu!

- Giáo viên hô - HS thực hiện theo (phải-trái-tiến lùi khoảng 20 cái)

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS tự hô và tập luyện.

- Quan sát, hình dung trò chơi

- HS trả lời



- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, thực hiện.



- Lắng nghe, quan sát, hình dung động tác.

- Quan sát, thực hiện

- Điều hòa hơi thở

- Thực hiện.

+ Trình chiếu slide.

+ Trình chiếu slide.

- Nhạc nền

- Tranh vận động của Tay.

- Tranh đèn giao thông: Xanh, đỏ; vàng.

- Nhạc nền.

- Hình ảnh Kangaroo.

- Nhạc nền sôi động.

Vận dụng:

1. Thả lỏng:

- Thả lỏng cơ toàn thân dưới nền nhạc không lời bài: “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Cách thực hiện: (chậm, nhẹ nhàng)

* Lần 1:

+ Nhịp 1,2: 2 tay đưa từ dưới sang ngang lên cao, vươn người kiễng gót, hít thở

+ Nhịp 3,4: Hạ tay xuôi thân người, vắt chéo trước bụng, thở ra

+ Nhịp 5,6: chân trái bước sang ngang, gập thân về trước, chân thẳng, 2 tay dang ngang, bàn tay sấp + Nhịp 7,8: Thu chân trái, thu thân về TTCB.

Lần 2: như lần 1, nhịp 5,6 chân phải sang ngang.

(thực hiện bài thả lỏng với 4x8 nhịp)

2. Đinh hướng vận dụng, tổng kết; giao nội dung luyện tập tại nhà; xuống lớp.

- Sau đây các em sẽ tiến hành thả lỏng, các em quan sát và tập theo cô, chú ý thực hiện chậm, cố gắng hít vào, thở ra nhẹ nhàng nhé. Các em chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu nhé

- Bật nhạc - giáo viên cùng học sinh thực hiện thả lỏng trên nền nhạc.

- Hôm nay chúng ta học những vận động cơ bản nào của tay không?

- Mời 1 học sinh lên trả lời - khen ngợi HS nhớ bài

- Hôm nay chúng ta đã được học 3 vận động cơ bản của tay là: lên cao - dang ngang - ra trước. Các em có thể ôn tập các động tác này vào các buổi sáng nhé. Ngoài ra chúng ta hãy tập luyện động tác nhảy của chú Kangraroo để rèn luyện đôi chân thật khỏe mạnh

- Giờ học sau các em sẽ được làm quen với các vận động của chân, các em xem trước các vận động của chân trong sách giáo khoa và tự luyện tập trước nhé.

Giờ học hôm nay đến đây là kết thúc rồi, chào các em và hẹn gặp lại ở các tiết học sau nhé.

- Ciáo viên hô: Cả lớp chú ý;Nghiêm! “Giải tán” HS hô “Khỏe!

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, nghe nhạc và thực hiện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ


- Trả lời.

- Phát nhạc.

+ Trình chiếu slide.

- Nhạc không lời bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

- Slide Nội dung giờ học.

Mời các bạn tải về để xem trọn bộ

Bên cạnh Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 như trên, VnDoc có đủ Đáp án trắc nghiệm Module 9 tất cả các môn Đáp án Module 9 THCS tất cả các môn.

Đáp án Module 9 Tiểu Học

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
1 11.357
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm