21 đề ôn cấp tốc vào lớp 6 Chuyên môn Tiếng Việt năm 2025 - 2026 (Có đáp án)
Bộ đề ôn cấp tốc vào lớp 6 Chuyên môn Tiếng Việt (Có đáp án)
Bộ đề ôn cấp tốc vào lớp 6 Chuyên môn Tiếng Việt năm 2025 - 2026 (Có đáp án) cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo cho con em mình ôn luyện, chuẩn bị kiến thức cho kì thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Chuyên, trường chất lượng cao năm học mới đạt hiệu quả cao.
Lưu ý: Tài liệu này có tất cả 21 đề ôn thi có đủ đáp án.
Đề ôn cấp tốc vào lớp 6 Chuyên môn Tiếng Việt - Đề số 1
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. Lạ lẫm, lạnh lùng, lần lượt, lanh lảnh, lú lẫn
B. Héo hắt, hì hục, hả hê, ham hố, hoà hoãn
C. Mênh mông, mê man, mong muốn, mịn màng, méo mó.
D. Nhí nhảnh, nhẹ nhõm, nhốn nháo, nhạt nhẽo, nhấm nháp.
Câu 2. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. Vi vu.
B. Vo ve.
C. Vòng vèo.
D. Vi vút
Câu 3. Trong hai câu văn “Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa trời", cụm từ “phát hiện của nhà thiên văn học được dùng để thay thế cho:
A. “trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời”.
B. “trái đất mới là một hành tinh".
C. “cuốn sách.
D. “tà thuyết".
Câu 4. Có mấy quan hệ từ trong các câu sau: “Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Là trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang”
A. Ba.
B. Bốn.
C. Năm
D. Sáu
Câu 5. Dòng nào sau đây chứa các từ đồng nghĩa hoàn toàn?
A. Cầm, nắm, giữ.
B. Tàu hoả, xe lửa, hoả xa.
C. Tử vong, qua đời, hi si
D. Nhìn, xem, ngắm.
Câu 6. Chủ ngữ của câu “Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.” là:
A. “dãy đèn bên đường”
B. “những quả tròn màu tím nhạt”.
C. “khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều”.
D. “mặt người qua lại”
Câu 7. Dấu phẩy trong câu: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành” dùng đề làm gì?
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ và ngăn cách các về trong câu ghép.
B. Ngăn cách các đối tượng trong dãy liệt kê và ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép và ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ – vị ngữ và ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Câu 8. Trong bài thơ Về ngôi làng đang xây ( Đồng Xuân Lan), câu thơ nào không sử dụng biện pháp tu từ so sánh?
A. “Giàn giáo tựa các lồng che chở”
B. ‘Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc”
C. “Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong".
D. “Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
Trình bày nội dung trả lời vào phần để trống ở mỗi câu dưới đây:
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Trình bày nội dung trả lời vào phần để trống ở mỗi câu dưới đây:
Đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Bài 1. (1,0 điểm)
a. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu văn sau
“Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương”
Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
…………………………………………………………………………………………
b Đặt một câu nghi vấn với mục đích đưa ra lời yêu cầu, đề nghị.
…………………………………………………………………………………………
Bài 2. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng”
(Trích Đôi giày ba ta màu xanh, Hàng Chức Nguyên,
Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a. Chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của nhân vật “tôi” dành cho Lái - một cậu bé lang thang?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
b. Tại sao khi được tặng giày, nhân vật Lại không xỏ vào chân đi mà “cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng”?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
c. Câu chuyện trên khiến ta liên tưởng đến một câu nói của nhà văn Mỹ Hellen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để di cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Từ đó, em rút ra được bài học gì cho mình?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
Bài 3. (3,0 điểm) Bài thơ Lửa đền của Phạm Tiến Duật có đoạn
“Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng …
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương”
a. Trong câu thơ: “Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu/ Chạm vào lưỡi chạm vào sức nóng”. có hai từ “chạm”. Em hãy giải nghĩa từng tự “chạm” đó và cho biết đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
b. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu cảm nhận của em về những dòng thơ trên.
ĐÁP ÁN:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
A |
B |
B |
C |
D |
B |
Câu 1. Dãy từ trong phương án A có lẫn từ ghép “lú lẫn”, “lần lượt”; phương án C lẫn từ ghép “mong muốn"; phương án B lẫn từ ghép “hoà hoãn”. Chỉ phương án D là gồm toàn các từ láy.
Câu 2. Các từ “vi vu”, “vo ve”, “vi vút” đều là từ láy tượng thanh. Từ “vòng vèo” là từ lấy tượng hình
Câu 3. Căn cứ trên nội dung các câu văn, cụm từ “phát hiện của nhà thiên văn học” trong câu văn sau được dùng để thay thế cho phát hiện vĩ đại của Cô-péc-ních về việc “trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời”.
Câu 4. Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: như, trên, bằng, nhưng.
Câu 5. Các từ “tàu hoả”, “hoả xa”, “xe lửa” là các từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong các ngữ cảnh khác nhau. Trong khi các từ “cầm”, “nắm”, “giữ” diễn tả những hoạt động của tay để cố định đồ vật nhưng vẫn có những nét nghĩa khác nhau về cách thức thực hiện hoạt động. Các từ “tử vong”, “qua đời”, “hi sinh” có nét nghĩa khác nhau ở thái độ, cách đánh giá đối với cái chết. Các từ “nhìn”, “ngắm”, “xem” có sự khác nhau trong cách thức thực hiện hành động.
Câu 6. Câu văn được phân tích như sau:
“Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quản tròn màu tím nhạt,
chuyển dần sang màu xanh lá và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ
TN
mặt người qua lại (thì) khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều // cũng chấm dứt”.
CN VN
Câu 7. Dấu phẩy thứ nhất có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ của câu. Dấu phẩy thứ hai, thứ ba và thứ tư dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ vị ngữ trong câu.
Câu 8. Các câu thơ trong phương án A, C, D đều có hình ảnh so sánh với các từ so sánh: tựa, giống, như. Câu B không có hình ảnh so sánh. Từ “tựa” là động từ, có nghĩa là dựa vào.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Bài 1. (1,0 điểm)
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
“Em // cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của trẻ năm năm tháng
CN
tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương” VN
Câu văn trên thuộc kiểu câu đơn (vì chỉ gồm một cụm chủ vị làm nòng cốt câu).
b. (0,5 điểm)Học sinh đạt câu thoả mãn hai yêu cầu của đề bài.
Gợi ý: Mẹ có thể mở cửa sổ giúp con được không ạ?
Bài 2.
a) Các chi tiết:
- Đi theo Lái khắp các đường phố.
- Mua đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho lai ngày đầu Lái đến lớp học.
b) Chi tiết thể hiện niềm vui sướng vô cùng của cậu bé ngây thơ, nghèo khổ khi được tặng món quà quý giá mà cậu mơ ước bấy lâu.
c) Học sinh rút ra bài học riêng cho bản thân nhưng cần xuất phát từ nội dung câu chuyện và câu nói của Hellen Keller.
Gợi ý:
- Phải trân trọng, biết ơn những gì ta đang được hưởng bởi đó là nỗ lực, là tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô, của những người xung quanh ta.
- Cuộc sống còn bao người bất hạnh, hãy mở lòng yêu thương và giúp đỡ cho những cảnh đời không may mắn đó.
Bài 3. (3,0 điểm)
a (1,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
Giải nghĩa từ:
+ Từ “chạm” đầu tiên: dụng nhẹ vào.
+ Từ “chạm” thứ hai: tiếp xúc với, cảm nhận được.
- Đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa, bởi các nghĩa ấy có mối liên hệ với nhau (có sự tiếp xúc một cách nhẹ nhàng).
b. (2,0 điểm) Đoạn văn nêu cảm nhận của học sinh về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm):
Một đoạn văn hoàn chỉnh (không xuống dòng), dung lượng khoảng 7 câu.
Diễn đạt ngắn gọn, chặt chẽ, logic. Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm):
- Đoạn thơ tái hiện những hình ảnh bình dị mà sống động về những loại cây trái qua biện pháp nhân hoá và so sánh. Ta thấy một bức tranh lung linh sắc màu, ánh sáng, ấm áp và tràn đầy sức sống của làng quê.
- Từ những hình ảnh cụ thể, nhà thơ đã phát hiện ra sức sống mạnh mẽ, dạt dào của đất đai quê mình. Đồng thời, tác giả ca ngợi những điều nhỏ bé, bình dị cũng đã góp phần làm đẹp thêm cho quê hương, đất nước, làm đẹp cho cuộc đời.
- Đoạn thơ vừa thể hiện sự quan sát tinh tế lại vừa thể hiện những phát hiện mới mẽ sâu xa của nhà thơ, phải có tâm hồn nghệ sĩ và lòng yêu quê hương sâu đậm mới có thể viết được những vần thơ hay, dạt dào cảm xúc như vậy.
Đề ôn cấp tốc vào lớp 6 Chuyên môn Tiếng Việt - Đề số 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Câu nào dưối dây mắc lỗi dùng từ
A.Hàng hậu vệ chính là điểm yếu lớn nhất của đội bóng
B. Trong xã hội ta, không ít người vẫn còn hàng quan với vấn đề môi trường
C. Chủ nhật tuần trước, chúng em được đi thăm quan vườn quốc gia Ba Vì
D. Ngôi nhà được xây dựng rất kiên cố trên ngọn đồi.
Câu 2. Cho đoạn văn
"Màu lúa chín dưới đồng ..... lại. Nắng nhạt ngủ màu (…)Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan (…) không trông thấy cuống, như những chuối tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít (…)
(Trích : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Tô Hoài,
Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018).
Dòng nào nêu đúng trình tự các từ cần điền vào dấu ba chấm trong đoạn văn trên?
A. Vàng hoe - vàng ối - vàng lịm - vàng xuộm.
B. Vàng xuộm - Vàng hoe - vàng lịm - vàng ối
C. Vàng hoe - vàng ối - vàng xuộm - vàng lịm
D. Vàng xuộm - vàng hoe - vàng ối - vàng lịm.
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Ngọn gió êm ả như ru , lúc phần phật như quạt , mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.
B. Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ kiếp kia mãi mãi giữ gìn
C. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.
D. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người
Câu 4. Tổ hợp nào sau đây là tục ngữ
A. Ăn thùng uống vại
B. Ăn có nơi chơi có chốn.
C. Ăn chực nằm chờ
D. Ăn ngay nói thẳng.
PHẦN II TỰ LUẬN
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
“ (1) Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khoẻ rất say trong công việc của
anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. (2) Này đây , anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy 1 con cá sống . (3) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch . (4) Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực . (5) Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục”
( Trích người thợ rèn, Nguyên Ngọc)
a) Dấu hai chấm (:) trong câu (1) có tác dụng gì ?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
b) Câu (3) được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết.
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
c) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ ấy, em có cảm nhận gì về việc của anh Thận?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
Câu 2. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua vơi mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”
( Trích hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu)
a, Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
b, Việc dùng từ “chắt” trong câu thơ thứ nhất có gì đặc sắc?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
c, Ghi lại các từ ghép tổng hợp được sử dụng trong câu thơ trên.
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
d) Qua đoạn thơ trên , em có cảm nhận gì về sự vật cũng như lợi ích của bầy ong đối với con người ? Hình ảnh những chú ong gợi liên tưởng đến những người nào trong cuộc sống quanh ta?
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
Bài 3. Thật thú vị khi được quan sát những con người chăm chỉ và hăng say lao động. Em hãy viết một đoạn văn ( 7 đến 10 câu) tả một người đang say mê làm việc mà em có dịp quan sát được.
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………….
ĐÁP ÁN:
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
Câu 1. Từ bị dùng sai là từ “thăm quan”. Tư dang phải là “tham quan” với nghĩa:
đi xem tận nơi, tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm.
Câu 2. Trình tự các từ đúng với trình từ được sử dụng trong văn bản “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của tác giả Tô Hoài. Đồng thời, nghĩa của các từ phù hợp với từng đối tượng được miêu tả
- “Vàng xuộm” (màu của lúa): vàng đều, nhuộm khắp cả đối tượng.
- “Vàng hoe” (nắng): có màu vàng nhạt, nhưng tươi và ánh lên.
- “Vàng lịm” (quả xoan): chín vàng và gợi cảm thích thú, dễ chịu.
- “Vàng ối” (lá mít): màu vàng đậm và đều khắp.
Câu 3. Câu văn trong phương án “Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.” có hai cụm CN - VN độc lập nhau nên là câu ghép. Các câu còn lại đều là các câu đơn.
Câu 4. Tổ hợp “Ăn có nơi, chơi có chốn” mang nghĩa hoàn chỉnh, là một kinh nghiệm,
một lời khuyên người ta phải tuân theo một trật tự nhất định trong cuộc sống hàng ngày.
Các tổ hợp còn lại là thành ngữ (một cụm từ cố định thể hiện một nội dung nhất định
với cách nói giàu hình ảnh).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.a) Dấu hai chấm (:) trong câu (1) có tác dụng cho biết bộ phận đi sau dấu hai chấm là phần giải thích, bổ sung cho ý của phần đứng trước. Cụ thể, phần sau giải thích rõ vì sao xem anh Thận làm việc lại thích. liên kết với các câu khác bằng phép liên kết:
b) Câu (3) được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết:
- Phép lặp: “anh”, “con cá".
- Phép thế: “thỏi thép hồng” của câu (2) được thay thế bằng cụm từ “con cá lửa ấy” ở câu (3) và từ “nó” ở câu (4).
c) Xác định biện pháp tu từ: biện pháp tu từ so sánh (thỏi thép hồng giống như con cá lửa) và nhân hoá (dùng các từ chỉ đặc điểm trạng thái của người cho đồ vật:
vùng vẫy, quằn quại, nghiến răng, giãy lên, cưỡng lại, khuất phục)
- Tác dụng: Giúp đoạn văn trở nên vô cùng sinh động, công việc rèn sắt của anh Thận chứa đựng những cái thú vị vô cùng. Công việc đó hiện lên thật vất vả, khó khăn, đòi hỏi phải có sức lực cường tráng, dẻo dai, thao tác làm việc phải khéo léo, nhanh nhẹn đồng thời cũng mang đến những cảm xúc thích thú, say mê khi làm việc.
Bài 2. (3,0 điểm)
a) (0,5 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
Đoạn thơ viết về hành trình của bay ong. Đó là một hành trình dài, siêng năng, kiên trì,
không ngừng làm việc, công hiến để giữ hương sắc cho đời, để tô điểm cho cuộc sống
b) (0.5 điểm) Từ “chắt” trong câu thơ thứ nhất được dùng rất đặc sắc:
- “chắt” là từ chỉ hành động tách chất lỏng ra khỏi một hỗn hợp có chất lỏng và chất rắn.
- Từ “chắt” miêu tả một cách chính xác công việc lấy mật của những chú ong. Đồng thời, từ “chắt” cũng giúp cho người dọc liên tưởng đến từ láy “chắt chiu” qua đó gián tiếp các ngợi đức tính cần mẫn, cẩn thận, khéo léo, chăm chỉ của bầy ong.
c) (0,5 điểm) Các từ ghép tổng hợp trong đoạn văn trên là: lặng thầm, mưa nắng, vơi đầy, trời đất, đất trời, tàn phai, tháng ngày.
d) (1,5 điểm)
Đoạn thơ gợi cho em cảm nhận về công việc và lợi ích của bầy ong đối với con người
+ Công việc của bầy ong là một công việc diễn ra trong thầm lặng.Bầy ong phải đối diện với hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt của “mưa nắng vơi đầy” mới làm ra được mật ngọt.
+ Lợi ích của bầy ong: tặng dâng cho con người thứ mật ngọt chắt chiu từ trăm hoa, thứ mật ngọt đủ “làm say đất trời”. Trong mỗi giọt mật ngọt thơm đã lưu giữ lại cả những mùa hoa đẹp, không bị tàn phai đi theo năm tháng
- Hình ảnh của bầy ong gợi liên tưởng đến những người lao động bình dị, chăm chỉ, lặng lẽ làm việc và cống hiến cho cuộc đời.
Bài 3. (3,0 điểm) Yêu cầu về hình thức (1,0 điểm):
- Học sinh viết đoạn văn ngắn, từ 7 – 10 câu.
• Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, sinh động. - Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về nội dung (2,0 điểm):
- Tìm ý tưởng. Có thể tả một người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, người công nhân làm việc trong nhà máy, tại các công trường, một bác sĩ đang khám bệnh, một thầy cô giáo đang soạn giáo án hoặc giảng bài, một cô lao động đang quét dọn vệ sinh…
Đoạn văn đảm bảo các ý lớn sau:
- Giới thiệu chung về người lao động em định tả: Đó là ai ? Ở đâu ? Em quan sát người ấy trong hoàn cảnh nào ? Ấn tượng nổi bật của em về người ấy là gì?
- Tả quang cảnh xung quanh: Làm việc lúc nào? Ở đâu? Trong điều kiện như thế nào?
- Tả ngoại hình: tầm vóc, tuổi tác, khuôn mặt,... có đặc điểm gì nổi bật?
- Tả hoạt động cử chỉ, lời nói, thao tác làm việc.
- Tả tâm trạng của người đó trong quá trình làm việc, sau khi kết thúc công việc.
- Nêu cảm nghĩ của em về người đó, về công việc mà người đó đang làm.
Trên đây là một phần tài liệu.
Để xem trọn bộ 21 đề ôn thi kèm đáp án, mời các bạn Tải về!
- Bộ đề thi Toán và Tiếng Việt vào lớp 6 trường Chất lượng cao
- Bộ bài tập ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt
- Bộ đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán
- Bộ đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Marie Cuire
- Bộ đề thi mẫu vào lớp 6 môn Toán trường Archimedes
- Bộ đề thi tuyển sinh lớp 6 môn Toán các trường chất lượng cao
- Tuyển tập đề thi vào lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn, Hà Nội
- Tuyển tập đề thi vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh, Hà Nội
- Tuyển tập đề thi vào lớp 6 THCS Nguyễn Tất Thành, Hà Nội môn Toán
- Tuyển tập đề thi vào lớp 6 THCS Cầu giấy, Hà Nội môn Toán