Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 1

Đề ôn thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11

VnDoc xin giới thiệu Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 1 có đáp án dạng trắc nghiệm và tự luận số 1 kèm hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn học sinh lớp 11 luyện giải đề kiểm tra giữa học kì 2 hiệu quả nhất. Sau đây là tài liệu mời các bạn học sinh tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

ĐỀ 1

Câu 1 (5 điểm): Đọc hiểu văn bản

Đọc hai câu thơ sau:

"Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru."

(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

a. Xác định nội dung của hai câu thơ trên. (1 điểm)

b. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ sau: "đi" (câu 1); "đi" (câu 2). (1.5 điểm)

c. Giải thích ý nghĩa của cụm từ: "mấy lời mẹ ru". (0.5 điểm)

d. Từ hình ảnh người mẹ trong hai câu thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình mẫu tử trong cuộc đời. (2 điểm)

Câu 2: Đánh giá về thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian, thì Huy Cận lại là nhà thơ của những ám ảnh không gian. Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Anh, chị hãy phân tích hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ đầu bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận. (5 điểm)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 năm 2021 đề 1

Câu 1:

Yêu cầu chung:

  • Câu 1. a, b, c kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài, thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong văn bản, biết giải thích ý nghĩa của từ.
  • Câu 1. d kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh; đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể:

Nội dung:

  • Nhận thức của người con về tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ của mẹ dành cho con: sống hết cả cuộc đời con cũng không thể hiểu hết, thấy hết, dùng hết những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ ấy.
  • Tình cảm của con dành cho mẹ: tình yêu thương, sự biết ơn, ngợi ca...

Xác định biện pháp nghệ thuật:

  • "Đi" (1): ẩn dụ: sống hết cuộc đời một người;
  • "Đi" (2): ẩn dụ: hiểu, thấy, dùng hết những tình cảm, ước mong, khuyên nhủ của mẹ.

Phép ẩn dụ làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn.

Giải thích từ ngữ: "mấy lời mẹ ru": câu ca dao, dân ca; những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ.... của mẹ.

Giải thích ý kiến

  • Bàn luận:
  • Những biểu hiện của vấn đề
  • Vai trò của tình mẫu tử
  • Thái độ cần có đối với tình mẫu tử
  • Phê phán những hiện tượng chưa đúng đắn đối với tình mẫu tử

Bài học nhận thức và hành động

Câu 2:

Yêu cầu chung:

  • Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
  • Học sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, phân tích không được thoát li tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể:

Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Khổ 1:

  • Cảnh: sông nước mênh mông, vươn xa, mở rộng, đối lập là những hình ảnh bé nhỏ, lạc loài: thuyền, củi.
  • Tâm trạng: nỗi buồn, cô đơn của con người trước tạo vật vô cùng, nỗi buồn của cái tôi thơ Mới.
  • Nghệ thuật: đối lập, đảo ngữ, sáng tạo hình ảnh, từ láy, từ Hán Việt...

Khổ 2:

  • Cảnh đôi bờ sông hiu hắt, không gian mở rộng thêm nhiều chiều
  • Tâm trạng: nỗi buồn hiu hắt, cô đơn, bé nhỏ trước tạo vật vô cùng
  • Nghệ thuật: đối lập, từ láy, lấy động tả tĩnh, dùng từ sáng tạo..

Đánh giá chung

ĐỀ 2

I. Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào? (1 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất. (1 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc (2 điểm)

Câu 4. Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử? (2 điểm)

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. (4 điểm)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 năm 2021 đề 2

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa:

- Hỏi, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc.

- Thực chất là lời Hàn Mặc Tử tự vấn lòng mình với bao tiếc nhớ, xót xa.

0.5

0.5

2

Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

Cảnh vườn thôn Vĩ tràn đầy sức sống trong buổi sớm mai qua hồi ức của nhà thơ.

Diễn đạt dài dòng, đúng nội dung: 0.5

1.0

3

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

- Điệp từ “nắng” (0.5): nhấn mạnh ánh nắng ban mai rực rỡ. (0.5)

- So sánh “xanh như ngọc” (0.5): Hình ảnh trở nên sinh động, cụ thể; khắc họa vẻ xanh tươi, mơn mởn, tràn đầy sức sống của khu vườn. (0.5)

1.0

1.0

4

Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử?

- Tình cảnh: Hàn Mặc Tử đang chạy đua với thời gian, đối diện với cái chết trong những ngày tháng bệnh tật.

- Tâm trạng: Chờ mong khắc khoải một điều gì đó gần như là vô vọng.

1.0

 

1.0

5

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”.

- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,… (1.0)

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh đảm bảo nội dung sau (3.0):

+ Dẫn câu thơ (0.5)

+ Đại từ phiếm chỉ “ai”gợi 2 cách hiểu: Nhà thơ làm sao biết được tình người xứ Huế có đậm đà hay không? Người xứ Huế có biết cho tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người nơi đây rất đậm đà? (1.0)

+ Câu hỏi cuối bài thơ dường như là lời đáp cho câu hỏi mở đầu. (0.5)

+ Câu thơ kết thúc bài thơ mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết
tha với cuộc đời. (1.0)

4.0

 

Lưu ý:

+ Bài viết cẩu thả, bôi xóa nhiều: -1đ toàn bài

+ Trả lời không tròn câu: -0.5 toàn bài

 

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 548
Sắp xếp theo

Đề thi giữa kì 2 lớp 11

Xem thêm