Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức
Thi giữa kì 1 lớp 10
ĐỀ SỐ 1
TRƯỜNG THPT …………
Tổ: Khoa học Tự nhiên -
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC
2023-2024
Môn: Hóa học 10 - Bộ sách: Kết nối tri thức
- Thời gian làm bài: 45 phút
Đối tượng áp dụng: Chương trình Cơ bản + Chuyên đề
học tập
Họ và tên học sinh: ………………………………………… Lớp: 10……..
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)
Anh/chị khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ứng với mỗi câu hỏi trắc
nghiệm khách quan dưới đây.
Câu 1. Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 2. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot. B. kim loại mạnh nhất là Li.
C. phi kim mạnh nhất là oxi. D. phi kim mạnh nhất là F.
Câu 3. Cho các nguyên tử :
3
Li,
8
O,
9
F,
11
Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử
của tăng dần từ trái sang phải của các nguyên tố trên là
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
Câu 4. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng
tuần hoàn là:
A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA. B. Na, chu kì 3, nhóm IA.
C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA. D. F, chu kì 2, nhó VIIA.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
biến thiên tuần hoàn.
B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng
dần.
C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần
nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong số các nguyên tố bền, cesi là kim loại mạnh nhất.
B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.
C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài
cùng bằng số thứ tự nhóm.
Câu 7. Cho điện tích hạt nhân O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) và các
hạt vi mô: O
2-
, Al
3+
, Al, Na, Mg
2+
, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính
hạt?
A. Al
3+
< Mg
2+
< O
2-
< Al < Mg < Na.
B. Al
3+
< Mg
2+
< Al < Mg < Na < O
2-
.
C. Na < Mg < Al < Al
3+
< Mg
2+
< O
2-
.
D. Na < Mg < Mg
2+
< Al
3+
< Al < O
2-
.
Câu 8. Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng
tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.
D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hydroxide của Z < hydroxide của
Y < hydroxide của X.
Câu 9. Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s
2
2s
2
2p
6
3s
1
;
1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
1
; 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
1
. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp
xếp đúng
A. T < X < Y. B. T < Y < Z. C. Y < T < X. D. Y < X < T.
Câu 10. Trong các mệnh đề sau:
(1) Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
(2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.
(3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
(4) Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11. Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp
cạnh nhau trong cùng một chu kì.
Có các phát biểu sau đây:
(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxide cao
nhất của X và Y có công thức hóa học là X
2
O
3
và YO
2
.
Có các phát biểu sau đây:
(a) X và Y đứng cạnh nhau.
(b) X là kim loại còn Y là phi kim.
(c) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.
(d) Hợp chất của X và Y với hydrogen lần lượt là XH
5
và YH
4
.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s
2
2s
2
2p
3
. Vậy vị trí X trong bảng tuần
hoàn và công thức hợp chất khí với hydrogen của X là:
A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO
3
. B. Chu kì 2, nhóm VA, XH
4
.
C. Chu kì 2, nhóm VA, XH
3
. D. Chu kì 2, nhóm VA, XH
2
.
Câu 14. Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính chất
nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Độ âm điện.
C. Năng lượng ion hóa. D. Số khối.
Câu 15. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn hóa học. Biết
oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với
nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu sắp xếp theo
trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:
A. X, Y, Z. B. Y, Z, X. C. X, Z, Y. D. Z, Y, X.
Câu 16. X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kì kế
tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng
58. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
A. 25, 33. B. 19, 3.9 C. 20, 38. D. 24, 34.
Câu 17. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở
trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân
nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
A. O. B. S. C. Mg. D. P.
Câu 18. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(1) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;
(2) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một
hàng ;
(3) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;
(4) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó
Số nguyên tắc đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số
electron hóa trị.
D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng
dần.
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 10 nhé.
Đề được tổng hợp gồm có 5 mã đề thi. Mỗi đề bao gồm có 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Thí sinh làm trong thời gian 45 phút. Đề có đáp án kèm theo.
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi giữa kì 1 lớp 10.