Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 1

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 1 được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 10 nhé.

I. Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối

SỞ GD & ĐT ...................
TRƯỜNG THPT ...................
………….

KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: ĐỊA LÍ 10
Thời gian làm bài: 45phút
(không kể thời gian phát đề)

I. Trắc nghiệm: (7,0đ)

Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố

A. không đồng đều.

B. khắp lãnh thổ.

C. phân tán, lẻ tẻ.

D. theo điểm cụ thể.

Câu 2. Hình thức biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ của phương pháp chấm điểm là

A. các điểm chấm trên bản đồ.

B. những mũi tên trên bản đồ.

C. các biểu đồ trên bản đồ.

D. các ký hiệu trên bản đồ.

Câu 3. Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

A. Hình học.

B. Chữ.

C. Mũi tên.

D. Tượng hình.

Câu 4: Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

A. Bản đồ số.

B. Thiết bị thu.

C. Các vệ tinh.

D. Trạm điều khiển.

Câu 5: Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

A. Vệ tinh nhân tạo.

B. Các loại ngôi sao.

C. Vệ tinh tự nhiên.

D. Trạm hàng không.

Câu 6. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp

A. kí hiệu.

B. vùng phân bố.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu đường chuyển động.

Câu 7. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng

A. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.

B. tập trung thành vùng rộng lớn.

C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. di chuyển theo các hướng bất kì.

Câu 8. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau tạo ra

A. đảo núi lửa.

B. sống núi ngầm ở đại dương.

C. vực sâu.

D. quần đảo

Câu 9. Mảng kiến tạo không phải là

A. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

B. những bộ phận lớn của đáy đại dương.

C. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

D. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man-ti.

Câu 10. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

A. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiện thạch, bụi và các thiện hà.

B. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiện thạch và các đám bụi khí.

C. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiện thạch, khí và Dải Ngân Hà.

D. hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiện thạch và các đám bụi khí.

Câu 11. Hệ Mặt Trời là

A. khoảng không gian vô tận chứa các thiện hà.

B. dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.

C. một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà.

D. một tập hợp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.

Câu 12. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo chủ yếu bởi loại đá nào?

A. Đá trầm tích.

B. Đá Granit.

C. Đá bazan.

D. Đá cát kết.

Câu 13. Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào

A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

C. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.

D. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 14. Trên Hình 2. vỏ Trái Đất. Thạch quyển, kí hiệu K dùng để chỉ

A. tầng đá trầm tích.

B. tầng đá badan.

C. tầng đá granit.

D. phần trên của lớp Man-ti.

(Bộ phận vỏ lục địa bộ phận vỏ đại dương)

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức

Câu 15. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân

chính gây nên hiện tượng

A. sự luân phiện ngày đêm trên Trái Đất.

B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

C. lệch hướng chuyển động của các vật thể.

D. khác nhau giữa các mùa trong một năm.

Câu 16. Thạch quyển gồm

A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti.

B. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích.

C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti.

D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất.

Câu 17. Nội lực là lực phát sinh từ

A. bên trong Trái đất.

B. nhân của Trái đất.

C. bức xạ của Mặt trời.

D. bên ngoài Trái đất.

Câu 18. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

C. các phản ứng hoá học khác nhau.

D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Câu 19. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang bộ phận trồi lên được gọi là

A. địa hào.

B. địa lũy.

C. biển tiến.

D. biển thoái.

Câu 20. Các quá trình ngoại lực bao gồm:

A. phong hóa, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.

B. phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

C. phong hóa, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

D. phong hóa, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 21. Giới hạn thạch quyển ở độ sâu

A. 50 km.

B. 100 km.

C. 150 km.

D. 200 km.

Câu 22. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?

A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy.

C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 23. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.

C. Con người.

D. Kiến tạo.

Câu 24. Kết quả của phong hoá lí học là

A. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

B. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

C. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

D. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

Câu 25. Trên Hình 2. Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc, kí hiệu chữ E biểu hiện mùa nào sau đây?

A. Xuân.

B. Hạ.

C. Thu.

D. Đông.

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 1

Câu 26: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (0C)

Hà Nội

16,4

28,9

Biên độ nhiệt năm của Lạng Sơn là

A. 100C

B. 120C

C. 12,50C

D. 140C

Câu 27: Dựa vào bảng số liệu. Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam.

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình năm (o C)

Lạng Sơn

21,2

Hà Nội

23,5

Vinh

23,9

Huế

25,1

Quy Nhơn

26,8

TP Hồ Chí Minh

27,1

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam

B. Nhiệt độ trung bình năm không có sự thay đổi.

C. Nhiệt độ trung bình năm có sự thay đổi thất thường.

D. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 28: Trên Hình 3. Phân bố'dân cư châu Á, phương pháp nào sau đây được dùng để thể hiện sự phân bố dân cư châu Á?

A. Kí hiệu.

B. Đường chuyển động.

C. Chấm điểm.

D. Bản đồ - biểu đồ.

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 1

II. Tự luận (3,0đ):

Câu 1 (1,0 điểm): Tại sao ở Xích đạo quanh năm có độ dài ngày, đêm bằng nhau?

Câu 2 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu:

Vĩ độ

To TB năm(oc)

Biên độ to năm(oc)

0

24.5

1.8

20

25.0

7.4

30

20.4

13.3

40

14.0

17.7

50

5.4

23.8

60

-0.6

29.0

70

-10.4

32.2

….

Nhận xét và giải thích bảng số liệu sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm biên độ nhiệt độ năm theo vĩ

II. Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối

1. D2. A3. C4. A5. A6. A7. D8. B9. C10. B
11. C12. B13. A14. D15. D16. A17. A18. D19. B20. B
21. B22. C23. D24. A25. A26. C27. A28. C

-------------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 1. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi giữa kì 1 lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Địa lí Kết nối tri thức

    Xem thêm