Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024
Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10 KNTTVCS
NĂM 2023 - 2024
LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
Câu 1. Nội dung nào sau đây là hiện thực lịch sử?
A. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam giành thắng lợi.
B. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhiều yếu tố khách quan.
C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do có sự ủng hộ của bạn bè thế giới.
D. Yếu tố quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do sự chuẩn bị chu đáo.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
C. Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa.
D. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Câu 4. Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?
A. Ghi chép, miêu tả đời sống.
B. Dự báo tương lai.
C. Tổng kết bài học từ quá khứ
D. Giáo dục, nêu gương.
Câu 5. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bồ sung thường xuyên.
C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện tại.
Câu 6. Hiện thực lịch sử là gì?
A. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ
B. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người
C. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ
Câu 7. Nhận thức lịch sử là gì?
A. Những mô tả của con người về quá khứ
B. Những công trình nghiên cứu lịch sử
C. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D. Những lễ hội, văn hóa… trong quá khứ được con người phục dựng.
Câu 8. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?
A. Là việc tái hiện lại lịch sử và học tập lịch sử suốt đời.
B. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
C. Lịch sử được con người nhận thức và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và trí thức của con người về lịch sử.
Câu 9. Khái niệm nào sau đây là đúng về Sử học?
A. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.
Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. quá trình phát triển của loài người.
B. những hoạt động của loài người.
C. quá trình tiến hóa của loài người.
D. toàn bộ quá khứ của loài người.
Câu 11. Sử học có chức năng nào sau đây?
A. Khoa học và nghiên cứu.
B. Khoa học và xã hội.
C. Khoa học và giáo dục.
D. Khoa học và nhân văn.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?
A. Nhận thức, giáo dục và dự báo.
B. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo.
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.
Câu 13. Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào sau đây của Sử học?
A. Nhận biết.
B. Dự báo.
C. Phục dựng.
D. Tuyên truyền.
Câu 14. Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế?
A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử.
B. Tham quan các khu tưởng niệm.
C. Tham quan các di tích lịch sử.
D. Tham quan các bảo tàng lịch sử.
Câu 15. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 16. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào sau đây của Sử học?
A. Khoa học.
B. Tái hiện.
C. Nhận biết.
D. Phục dựng.
VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
Câu 17. Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cho con người cơ hội nào sau đây?
A. Trở thành nhà quân sự lỗi lạc.
B. Cơ hội về nghề nghiệp mới.
C. Cơ hội về tương lai mới.
D. Trở thành nhà chính trị gia.
Câu 18. Một trong những cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử?
A. Khám phá lịch sử mở ra cơ hội làm giàu cho bản thân và xã hội.
B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử.
C. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi nhà sử học phải giải quyết.
D. Lịch sử là nhân tố quyết định cho sự phát triển nghề nghiệp.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không được xem là biện pháp để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản văn hóa?
A. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
B. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
C. Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản.
D. Làm mới lại các di sản văn hóa đang bị xuống cấp.
Câu 20. Du lịch có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa?
A. Nguồn lực hỗ trợ.
B. Can thiệp trực tiếp.
C. Hoạch định đường lối.
D. Tổ chức thực hiện.
Câu 21. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây?
A. Định hướng nghề nghiệp.
B. Hiểu biết về tương lai.
C. Hợp tác về kinh tế.
D. Hội nhập thành công.
Câu 22. Một trong những yếu tố giúp chúng ta hội nhập thành công với khu vực và thế giới trong xu thế hiện nay là phải
A. học tập về lịch sử địa phương.
B. giao lưu học hỏi về văn hóa.
C. hiểu biết sâu sắc về lịch sử.
D. tham gia diễn đàn kinh tế.
Câu 23. Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào của lịch sử để định hướng cho tương lai?
A. Chỉ quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử.
B. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại.
C. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại.
D. Áp dụng những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc.
Câu 24. Một trong những cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử?
A. Khám phá lịch sử mở ra cơ hội làm giàu cho bản thân và xã hội.
B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử.
C. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi nhà sử học phải giải quyết.
D. Lịch sử là nhân tố quyết định cho sự phát triển nghề nghiệp.
Câu 25. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải
A. tiếp thu một cách toàn diện.
B. sáng tạo, đổi mới và điều chỉnh.
C. chủ động tiếp thu có chọn lọc
D. chú trọng văn hóa phương Tây.
Câu 26. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói đến việc: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi?
A. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà.
B. Lịch sử hiện hữu trên từng con phố.
C. Lịch sử hiện hữu trong mỗi bản làng.
D. Lịch sử hiện hữu trong từng trang sách.
Câu 27. Di sản nào sau đây được xem là di sản văn hóa vật thể?
A. Đờn ca tài tử.
B. Ca trù.
C. Hát xoan.
D. Thành quách, lăng tẩm.
Câu 28. Di sản nào sau đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Cung điện.
B. Nhà cổ.
C. Lăng tẩm.
D. Đờn ca tài tử.
Câu 29. Di dản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị của mình sẽ góp phần phát triển
A. kinh tế - chính trị.
B. kinh tế - tư tưởng.
C. kinh tế - xã hội.
D. chính trị - xã hội.
Câu 30. Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)...có điểm chung gì?
A. Có nhiều địa điểm giải trí.
B. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc.
C. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch.
D. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hóa, cảnh quan.
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ- TRUNG ĐẠI
Khái niệm văn minh và một số nền văn minh phương Đông
Câu 31. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hóa bước sang thời kì văn minh?
A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
B. Có con người xuất hiện.
C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
D. Xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 32. Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là
A. chữ cái Latinh.
B. chữ tượng hình.
C. chữ Phạn.
D. chữ cái Rô-ma.
Câu 33. Thành tựu nào sau đây không thuộc “tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Kĩ thuật làm lịch.
C. Thuốc súng.
D. La bàn.
Câu 34. Công trình kiến trúc tiêu biểu của người Ai Cập cổ đại là
A. tháp Thạt Luổng.
B. Kim tự tháp.
C. đấu trường Rô-ma.
D. Vạn lí trường thành.
Câu 35. Quốc gia nào sau đây được gọi là “Quê hương của những tôn giáo lớn trên thế giới”?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. La Mã.
-Một số nền văn minh phương Tây thời kỳ cổ - trung đại
Câu 36. Người Hi Lạp-La Mã cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?
A. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất có hình quả cầu và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
C. Trái Đất có hình quả cầu và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
Câu 37. Đặc điểm nổi bật của quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại là
A. cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chủ nghĩa duy vật và duy tâm.
B. quê hương của nhiều nhà triết học nổi tiếng của phương Tây.
C. nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây.
D. ra đời và phát triển trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ.
Câu 38. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm về tôn giáo của người Hy Lạp-La Mã cổ đại?
A. Tín ngưỡng thờ đa thần.
B. Thường xuyên hiến tế.
C. Chỉ thờ độc tôn một vị thần.
D. Cầu nguyện và tổ chức lễ hội.
Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ ý nghĩa những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại?
A. Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại.
B. Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình.
C. Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học.
D. Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học.
Câu 40: Văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Có độ chính xác, khái quát hóa cao trên mọi lĩnh vực.
B. Để lại những giá trị lớn cho nền văn minh nhân loại.
C. Đạt được thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực toán học.
D. Đều bắt nguồn từ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Câu 41: Đối với Tây Âu thời hậu kỳ Trung đại, phong trào văn hóa Phục hưng đã
A. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển rực rỡ.
B. mở đường cho văn hóa thế giới phát triển cao hơn.
C. mở đường cho văn hóa I-ta-li-a phát triển mạnh mẽ.
D. mở đường cho văn hóa Đức phát triển hưng thịnh.
Câu 42. Ý nào sau đây không phản ánh đúng những nội dung cơ bản của phong trào văn hóa Phục hưng?
A. Lên án, đả kích Giáo hội Cơ Đốc và giai cấp thống trị phong kiến.
B. Đòi quyền tự do cá nhân và đề cao giá trị con người, tinh thần dân tộc.
C. Giải phóng con người khỏi trật tự, lễ giáo phong kiến thối nát.
D. Đề cao nội dung và giáo lí Cơ Đốc giáo và tư tưởng phong kiến.
Câu 43. Mi-ken-lăng-giơ là một nhà nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì
A. cổ đại Hy Lap - La Mã.
B. văn hóa Phục hưng.
C. phương Tây hiện đại.
D. phương Đông cổ đại.
Câu 44. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì
A. cổ đại Hy Lap - La Mã.
B. văn hóa Phục hưng.
C. phương Tây hiện đại.
D. phương Đông cổ đại.
Câu 45. Những tác phẩm: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa thuộc lĩnh vực nào trong thời văn hóa Phục hưng thế kỉ XV-XVI?
A. Hội họa.
B. Văn học.
C. Kịch.
D. Kiến trúc.
------------------------------------------
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Lịch sử 10 Kết nối tri thức.