Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 3

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 3 được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 10 nhé.

I. Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối

SỞ GD& ĐT …

TRƯỜNG THPT .....

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2023-2024

SÁCH KNTTVCS

MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 10

THỜI GIAN: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Quản lí đô thị.

B. Quản lí đất đai.

C. Kĩ sư trắc địa.

D. Quản lí xã hội.

Câu 2. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

A. Kí hiệu.

B. Kí hiệu theo đường.

C. Chấm điểm.

D. Bản đồ - biểu đồ.

Câu 3. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

A. khoanh vùng.

B. kí hiệu.

C. bản đồ - biểu đồ.

D. đường đẳng trị.

Câu 4. Đối với bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào

A. bản đồ.

B. hướng bắc.

C. GPS.

D. tọa độ.

Câu 5. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

A. định tính.

B. định vị.

C. định lượng.

D. định luật.

Câu 6. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

A. SiAl.

B. Nife.

C. Magiê.

D. Sima.

Câu 7. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 5km.

B. 50km.

C. 30km.

D. 15km.

Câu 8. Các múi giờ trên Trái Đất được đánh số thứ tự theo hướng tây đông từ múi số

A. 0 đến 23.

B. 1 đến 24.

C. 24 đến 1.

D. 23 đến 0.

Câu 9. Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào

A. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.

B. độ cao và độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó.

C. độ cao của mặt Trời tại địa phương đó.

D. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.

Câu 10. Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo nhỏ?

A. Bắc Mĩ.

B. Phi-lip-pin.

C. Âu-Á.

D. Nam Cực.

Câu 11. Tác động nào sau đây làm cho biển tiến và biển thoái?

A. Lục địa nâng lên, hạ xuống.

B. Các lớp đá mềm bị uốn nếp.

C. Các lớp đá cứng bị đứt gãy.

D. Động đất, núi lửa hoạt động.

Câu 12. Phong hoá sinh học là

A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

B. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 13. Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên?

A. Hố trũng thổi mòn.

B. Bề mặt đá rỗ tổ ong.

C. Ngọn đá sót hình nấm.

D. Cao nguyên băng hà.

Câu 14. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là

A. nông nghiệp, du lịch.

B. khí hậu học, địa chất.

C. môi trường, tài nguyên.

D. dân đô học, đô thị học.

Câu 15. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng

A. các kí hiệu có kích thước khác nhau.

B. màu sắc khác nhau của các kí hiệu

C. các kí hiệu có hình dạng khác nhau.

D. các kí hiệu tượng hình khác nhau.

Câu 16. Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.

B. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.

C. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.

D. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.

Câu 17. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

A. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.

B. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

C. nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.

D. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

Câu 18. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là

A. chí tuyến.

B. cực Bắc.

C. vòng cực.

D. xích đạo.

Câu 19. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

B. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

D. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

Câu 20. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

A. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.

B. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.

C. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.

D. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

A. Chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

B. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C. Tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

D. Phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Câu 22. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. kinh tuyến giữa.

B. điểm cực đông.

C. biên giới quốc gia.

D. vị trí của thủ đô.

Câu 23. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là

A. nhà máy, đường giao thông.

B. các luồng di dân, hướng vận tải.

C. đường biên giới, điểm khai thác khoáng.

D. trạm biến áp, đường dây tải điện.

Câu 24. Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.

B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.

D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu sự khác nhau của nội lực và ngoại lực (về khái niệm, nguyên nhân).

Câu 2 (2,0 điểm). Tại sao có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất? Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra như thế nào?

II. Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối

I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

1.B

2.D

3.A

4.C

5.B

6.B

7.A

8.A

9.C

10.B

11.A

12.A

13.D

14.C

15.A

16.A

17.C

18.A

19.A

20.D

21.D

22.C

23.B

24.B

 II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

* Nội lực

- Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực là do: sự phân huỷ của các chất phóng xạ; Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt; Chuyển động tự quay của Trái Đất; Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...

* Ngoại lực

- Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

1,0

1,0

2

* Sự luân phiên ngày đêm

Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

* Giải thích

- Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có ngày và đêm.

- Thời gian ban ngày và ban đêm là 6 tháng.

- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống vì phần ban ngày trong 6 tháng sẽ rất nóng do bị Mặt Trời đốt nóng liên tục, còn phần ban đêm trong 6 tháng sẽ rất lạnh do không được Mặt Trời chiếu đến.

1,0

1,0

-------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức - Đề 3. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi giữa kì 1 lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Địa lí Kết nối tri thức

    Xem thêm