Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập thi giữa kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 10 nhé.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10

NĂM HỌC 2023 - 2024

I. TRẮC NGHIỆM

1.1. Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động

A. sản xuất.

B. phân phối.

C. tiêu dùng.

D. trao đổi.

1.2. Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động

A. ít quan trọng.

B. bình thường nhất.

C. thiết yếu nhất.

D. cơ bản nhất.

1.3. Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò

A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

B. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

C. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

D. là động lực kích thích người lao động.

2.1. Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người

A. lao động.

B. tiêu dùng.

C. phân phối.

D. sản xuất.

2.2. Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?

A. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng.

B. Hoạt động phân phối - trao đổi.

C. Hoạt động sản xuất - vận chuyển.

D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ.

2.3. Trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, thì phân phối và trao đổi đóng vai trò là

A. trung gian.

B. nâng đỡ.

C. quyết định

D. triệt tiêu.

3.1. Quá trình phân chia các yếu tố SX cho các ngành SX để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm

A. sản xuất

B. phân phối.

C. tiêu dùng

D. trao đổi.

3.2. Phân phối cho sản SX gắn liền với việc phân chia các yếu tố SX cho các ngành SX khác nhau để

A. tạo ra sản phẩm.

B. tiêu dùng sản phẩm.

C. trao đổi sản phẩm.

D. triệt tiêu sản phẩm.

3.3. Quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phầm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm hoạt động

A. tiêu dùng

B. phân phối.

C. sản xuất.

D. trao đổi.

4.1. Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội?

A. sản xuất.

B. tiêu dùng.

C. phân phối.

D. trao đổi.

4.2. Hoạt động nào dưới đây là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng hình thức sản phẩm đối với sản xuất ?

A. sản xuất.

B. tiêu dùng.

C. phân phối.

D. lao động.

4.3. Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động nào dưới đây gắn liền với hoạt động trao đổi ?

A. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

B. Đẩy mạnh việc bán hang trực tuyến.

C. Xuất khẩu hàng hóa ra ngước ngoài.

D. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

5.1. Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào dưới đây?

A. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng .

B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập.

C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập.

D. Sx, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh.

5.2. Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động phân phối? DT1

A. Giám đốc phân bổ lợi nhuận cho các thành viên.

B. Giám đốc phân công nhiệm vụ các ca trực.

C. Công ty A nhập nguyên liệu để mở rộng sản xuất

D. Lãnh đạo công ty điều động nhân sự.

5.3. Trong nền KT thị trường, hoạt động sản xuất không gắn liền với việc làm nào dưới đây?

A. Công nhân lắp ráp ô tô xuất xưởng.

B. Người nông dân thu hoạch lúa mùa.

C. Cửa hàng A tăng cường khuyến mại.

D. Thợ may cải tiến mẫu mã sản phẩm.

6.1. Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý?

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể sản xuất.

D. Chủ thể trung gian.

6.2. Chủ thể sản xuất là những người

A. phân phối hàng hóa, dịch vụ.

B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.

6.3. Trong nền KT, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể SX và chủ thể tiêu dùng?

A. Chủ thể trung gian.

B. Nhà đầu tư chứng khoán.

C. Chủ thể doang nghiệp.

D. Chủ thể nhà nước.

7.1. Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho XH, phục vụ nhu cầu tiêu dùng?

A. Chủ thể trung gian.

B. Doanh nghiệp Nhà nước

C. Các điểm bán hàng.

D. Chủ thể sản xuất.

7.2. Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là

A. chủ thể tiêu dùng.

B. chủ thể trung gian.

C. chủ thể nhà nước

D. chủ thể sản xuất.

7.3. Đối với chủ thể SX, hoạt động của chủ thể trung gian sẽ góp phần làm cầu nối giữa sản xuất và

A. doanh nghiệp.

B. tiêu dùng.

C. sản xuất.

D. nhà nước.

8.1. Đối với chủ thể tiêu dùng, hoạt động của chủ thể trung gian sẽ góp phần làm cầu nối giữa tiêu dùng với

A. sản xuất.

B. nhà đầu tư

C. doanh nghiệp.

D. tiêu dùng.

8.2. Chủ thể sản xuất là những người trực tiếp

A. tiêu dùng sản phẩm.

B. phân phối lợi nhuận.

C. sản xuất hàng hóa.

D. cung cấp nguồn vốn.

8.3. Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân?

A. Chủ thể trung gian.

B. Chủ thể nhà nước

C. Chủ thể tiêu dùng.

D. Chủ thể sản xuất.

9.1. Trong nền kinh tế, chủ thể trung gian đóng vai trò như thế nào trong mối quan hệ với chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng?

A. Độc lập.

B. Cầu nối.

C. Cuối cùng.

D. Sản xuất.

9.2. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?

A. Tiết kiệm năng lượng.

B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

C. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.

D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

9.3. Hành vi nào dưới đây gắn liền với chủ thể tiêu dùng?

A. Phối phối thực phẩm.

B. Sản xuất thực phẩm.

C. Chế biến thực phẩm.

D. Xuất khẩu thực phẩm.

10.1. Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất?

A. Hộ kinh doanh.

B. Nhà đầu tư.

C. Doanh nghiệp.

D. Người ship hàng.

10.2. Việc làm nào dưới đây không phù hợp với trách nhiệm xã hội của chủ thể tiêu dùng?

A. Sử dụng sản phẩm gây độc hại với con người.

B. Sử dụng hàng hóa thân thiện môi trường.

C. Không tiêu dùng hàng hóa gây hại cho con người.

D. Sử dụng chuỗi sản phẩm tiêu dùng xanh

10.3. Chủ thể sản xuất không có mục đích nào dưới đây?

A. Gia tăng tỷ lệ lạm phát.

B. Giữ bí mật bí quyết kinh doanh.

C. Tìm kiếm thị trường có lợi.

D. Thu lợi nhuận về mình.

11.1. Trong nền kT hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng

A. làm trung gian trao đổi.

B. đo lường giá trị hàng hóa.

C. thừa nhận giá trị hàng hóa.

D. biểu hiện bằng giá cả.

11.2. Trong nền KT hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng

A. biểu hiện giá trị hàng hóa.

B. làm môi giới trao đổi

C. thông tin giá cả hàng hóa.

D. trao đổi hàng hóa.

11.3. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm thu được nhiều lợi nhuận, các chủ thể sản xuất cần căn cứ vào chức năng nào của thị trường?

A. Thanh toán.

B. Thông tin.

C. Điều tiết.

D. Thực hiện.

12.1. SX hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?

A. Người làm dịch vụ.

B. Nhà nước.

C. Thị trường.

D. Người sản xuất.

12.2. Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ

A. cầu – cạnh tranh.

B. cầu – nhà nước

C. cầu – sản xuất.

D. cung – cầu.

12.3. SX hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?

A. Người làm dịch vụ.

B. Nhà nước.

C. Thị trường.

D. Người sản xuất.

13.1. Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua, sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng nào sau đây?

A. Cung cấp thông tin.

B. Tiền tệ thế giới.

C. Thúc đẩy độc quyền.

D. Phương tiện cất trữ.

13.2. Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ:

A. Thưởng – phạt.

B. Cho – nhận.

C. Trên – dưới

D. Mua – bán.

13.3. Trong nền kT hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng

A. trao đổi hàng hóa.

B. thực hiện hàng hóa.

C. đánh giá hàng hóa.

D. thông tin.

14.1. Hành vi chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?

A. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng khi chi phí vận chuyển tăng cao.

B. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.

C. Công ti H giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua.

D. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.

14.2. Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây?

A. Điều tiết sản xuất.

B. Cung cấp thông tin.

C. Kích thích tiêu dùng.

D. Phương tiện cất trữ.

14.3. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?

A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.

B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá.

15.1. Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.

B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.

C. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.

D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

15.2. Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường?

A. Kiểm tra.

B. Thanh toán.

C. Điều tiết.

D. Cất trữ.

15.3. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi một hàng hóa đem ra thị trường và không được thị trường chấp nhận khi đó chức năng nào dưới đây của thị trường chưa được thực hiện?

A. Phân hóa giữa những người sản xuất.

B. Thừa nhận các thuộc tính hàng hóa.

C. Thông tin cho người sản xuất.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông.

16.1. Thị trường không có yếu tố nào dưới đây?

A. Nhạc sỹ.

B. Người mua.

C. Tiền tệ.

D. Hàng hóa.

16.2. Thị trường không có yếu tố nào dưới đây?

A. Người mua.

B. Luật sư.

C. Hàng hóa.

D. Người bán.

16.3. Thị trường không bao gồm quan hệ nào dưới đây ?

A. Cung - cầu.

B. Hàng hóa – tiền tệ.

C. mua – bán.

D. Ông chủ - nhân viên.

17.1. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là

A. giá cả cá biệt.

B. giá cả thị trường.

C. giá trị thặng dư.

D. giá trị sử dụng.

17.2. Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật KT được gọi là

A. thị trường.

B. cơ chế thị trường.

C. giá cả thị trường.

D. kinh tế thị trường.

17.3. Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là

A. tăng cường đầu cơ tích trữ.

B. hủy hoại môi trường sống.

C. xuất hiện nhiều hàng giả.

D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

18.1. Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng

A. đầu tư đổi mới công nghệ.

B. bán hàng giả gây rối thị trường.

C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.

18.2. Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là

A. tận diệt nguồn tài nguyên.

B. phân bổ mọi nguồn thu nhập.

C. kích thích sản xuất phát triển.

D. chi đều mọi nguồn lợi nhuận.

18.3. Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng

A. chạy theo lợi nhuận làm hàng giả.

B. nâng cao năng suất lao động.

C. triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh.

D. lạm dụng chất cấm.

19.1. Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa

A. người tiêu dùng với nhau.

B. người sản xuất với nhau.

C. người mua và người bán.

D. người phân phối và trao đổi.

19.2. Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng

A. đầu tư đổi mới công nghệ.

B. bán hàng giả gây rối thị trường.

C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.

19.3. Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là

A. tận diệt nguồn tài nguyên.

B. phân bổ mọi nguồn thu nhập.

C. kích thích sản xuất phát triển.

D. chi đều mọi nguồn lợi nhuận.

20.1. Để hạn chế những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường đòi hỏi phải có vai trò quản lý kinh tế của chủ thể nào dưới đây?

A. Doanh nghiệp.

B. Nhà nước.

C. Người sản xuất.

D. Người tiêu dùng.

20.2. Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường?

A. Thúc đẩy phát triển kinh tế.

B. Kích thích đổi mới công nghệ.

C. Làm cho môi trường bị suy thoái.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

20.3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện chức năng của giá cả thị trường?

A. Tạo ra nguồn của cải vật chất cho người tiêu dùng.

B. Cung cấp thông tin nhằm cho các chủ thể kinh tế.

C. Điều tiết duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.

D. Công cụ để quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường.

21.1. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?

A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá .

B. Khuyến mãi giảm giá.

C. Hạ giá thành sản phẩm.

D. Tư vấn công dụng sản phẩm.

21.2. Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực cơ chế thị trường?

A. Chạy theo lợi nhuận làm hàng giả.

B. Áp dụng khoa học tiên tiến.

C. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

21.3. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cơ chế thị trường ?

A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Kích thích sức sản xuất.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

22.1. Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần

A. hoàn trả trực tiếp cho người dân.

B. chia đều sản phẩm thặng dư.

C. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước.

D. phân chia mọi nguồn thu nhập.

22.2. Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước là dùng để

A. nhà nước điều tiết thị trường.

B. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai

C. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia .

D. đẩy mạnh xuất khẩu.

22.3. Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước đó là

A. công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường.

B. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai

C. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia .

D. công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu.

23.1. Theo quy định của Luật ngân sách, hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc

A. không hoàn trả trực tiếp.

B. thu nhưng không chi.

C. chi nhưng không thu.

D. hoàn trả trực tiếp.

23.2. Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần

A. hoàn trả trực tiếp cho người dân.

B. chia đều sản phẩm thặng dư.

C. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước.

D. phân chia mọi nguồn thu nhập.

23.3. Toàn bộ các khọản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là

A. tài chính nhà nước.

B. kho bạc nhà nước.

C. tiền tệ nhà nước.

D. ngân sách nhà nước.

24.1. Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường.

B. Ngân sách nhà nước chi tiêu cho mọi người dân trong xã hội.

C. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

D. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

24.2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Duy trì mối quan hệ của các doanh nghiệp.

B. Tạo một nền tảng chính trị ổn định.

C. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

D. Thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

24.3. Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Phân phối lại thu nhập cho người dân.

B. Huy động nguồn vốn cho nền kinh tế.

C. Công cụ quan trọng để kiềm chế lạm phát.

D. Công cụ điều tiết thu nhập qua thuế.

25.1. Ý kiến nào dưới đây của không đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán.

B. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định.

C. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện.

D. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung.

25.2. Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không có các khoản thu nào dưới đây?

A. Thu từ dầu thô.

B. Quỹ dự trữ tài chính.

C. Thu viện trợ.

D. Thu nội địa.

25.3. Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước.

B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu ngân sách.

C. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung.

D. Nhà nước sẽ hoàn trả cho người dân những khoản mà họ đóng góp vào ngân sách.

26.1. Loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó được gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế bảo vệ môi trường.

26.2. Loại thuế nào dưới đây được thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

26.3. Khoản thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thuế

A. giá trị gia tăng.

B. thu nhập doanh nghiệp.

C. xuất nhập khẩu.

D. tiêu thụ đặc biệt.

27.1. Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập cá nhân.

C. Thuế nhập khẩu.

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

27.2. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập cá nhân.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

27.3. Thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng là

A. thuế giá trị gia tăng.

B. thuế thu nhập doanh nghiệp.

C. thuế xuất nhập khẩu.

D. thuế tiêu thụ đặc biệt.

28.1. Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?

A. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

28.2. Theo quy định của pháp luật về thuế, nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của thuế?

A. Thực hiện công bằng xã hội.

B. Điều tiết thị trường tiêu dùng.

C. Điều tiết thu nhập trong xã hội.

D. Gia tăng sự lệ thuộc vào nhà nước.

28.3. Vai trò nào sau đây không phải của thuế?

A. Thuế là nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách nhà nước.

B. Thuế là công cụ kích thích đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Thuế thực hiện công bằng an sinh xã hội.

D. Thuế là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết thu nhập.

II. TỰ LUẬN

Bài 3. Thị trường.

Bài 4. Cơ chế thị trường.

Bài 6. Thuế.

-------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi giữa kì 1 lớp 10

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Kết nối

    Xem thêm