Bộ GDĐT thí điểm dạy tiếng Hàn và tiếng Đức cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
Bộ GDĐT thí điểm dạy tiếng Hàn và tiếng Đức cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12
Theo đó, tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là ngoại ngữ thứ nhất (hệ 10 năm thí điểm) kể từ ngày 09/2/2021.
Theo Chương trình kèm theo Quyết định 712, Chương trình tiếng Hàn được thực hiện với tổng thời lượng 1155 tiết (bao gồm cả số tiết ôn tập, kiểm tra, đánh giá theo Quy định chung của Bộ GD&ĐT), trong đó, giai đoạn giảng dạy trình độ bậc 1 có tổng số tiết là 420 tiết, giai đoạn giảng dạy trình độ bậc 2 có tổng số tiết là 420 tiết, giai đoạn giảng dạy trình độ bậc 3 có tổng số tiết là 315 tiết.
Điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn
(1) Để thực hiện được chương trình, cần có đủ giáo viên dạy tiếng Hàn đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Tham khảo Luật Giáo dục (điều 77- trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo), yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy được xác định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng chuyên ngành tiếng Hàn trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Người dạy cần đạt chuẩn đầu ra theo KNLNNVN tối thiểu là trình độ tiếng Hàn bậc 4 (tương đương TOPIK cấp 4) đối với bậc tiểu học và bậc THCS và trình độ tiếng Hàn bậc 5 (tương đương TOPIK cấp 5) đối với bậc THPT.
- Ở các thành phố lớn khuyến khích tuyển dụng thêm giáo viên người Hàn có đủ chứng chỉ hành nghề.
(2) Giáo viên tham gia giảng dạy cần được tập huấn, quán triệt về toàn bộ nội dung của Chương trình. Hàng năm, nhà trường và các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật các kiến thức ngôn ngữ, văn hoá mới và các phương pháp dạy học hiện đại.
(3) Có đủ cơ sở vật chất (trường, lớp, bàn, ghế, sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học ngoại ngữ...) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với những địa phương, trường, lớp có điều kiện, cần tổ chức cho học sinh được tiếp xúc với sách báo tiếng Hàn, được xem, nghe các chương trình phát thanh, truyền hình của Hàn Quốc, cũng như được tiếp xúc, giao lưu với người Hàn để tăng thêm hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Hàn.
(4) Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn tại các trường phổ thông phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá của địa phương mình.
Đối với chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức được dạy từ lớp 3 đến lớp 12 với tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) được chia thành ba giai đoạn. Thời lượng dành cho giai đoạn 1 (Tiểu học) là 420 tiết, giai đoạn 2 (Trung học cơ sở) là 420 tiết và dành cho giai đoạn 3 (Trung học phổ thông) là 315 tiết.
Học sinh kết thúc Tiểu học (lớp 3, 4, 5) đạt bậc 1 (tương đương A1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ/ CEFR), học sinh kết thúc Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) đạt bậc 2 (tương đương A2 theo CEFR), học sinh kết thúc Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12) đạt bậc 3 (tương đương B1 theo CEFR).
Điều kiện thực Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức
(1) Giáo viên:
- Đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Đức và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ để triển khai Chương trình này. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học do Chương trình quy định. Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học.
- Giáo viên cần được bồi dưỡng năng lực đánh giá sách giáo khoa, tài liệu dạy học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra quy định cho mỗi cấp học.
- Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Tiếng Đức cần tham khảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức để đảm bảo chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế.
- Cần tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực thiết kế các hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ phù hợp, hỗ trợ học sinh phát triển năng lực giao tiếp theo các cấp độ của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(2) Cơ sở vật chất:
- Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về sách giáo khoa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, trang bị máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học tiếng Đức; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học tiếng Đức.
- Số lượng học sinh cho một lớp học không vượt quá quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
.................................................
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Bộ GDĐT thí điểm dạy tiếng Hàn và tiếng Đức cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Xem thêm Danh sách Tài liệu dành cho giáo viên
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn hưởng lương như thế nào?
- Chính thức: Giáo viên Tiểu Học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
- Bảng lương giáo viên Mầm non và cách tính lương giáo viên 2021
- Lương giáo viên mầm non sẽ tăng mạnh sau Tết Nguyên Đán 2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- Giáo viên Tiểu Học hạng IV phải học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Giáo viên Tiểu Học hạng III cũ chuyển hạng III mới thế nào, xếp lương ra sao?
- So sánh mức lương của giáo viên Tiểu Học lâu năm và mới ra trường từ 20.3
- So sánh lương giáo viên Tiểu Học trước và sau 20/3/2021
- Cách xếp lương và bảng lương giáo viên Tiểu Học từ ngày 20/3/2021